Ma tâm

Ma tâm

4/10/2016

Phản bác "Giới dâm" của Bồ-tát Giới


Như được biết, Bồ-tát Giới của Đại Thừa giáo gồm có 10 giới trọng và 48 giới khinh, do Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344-413) giới thiệu vào đời Hậu Tần. Như vậy bản Bồ-tát giới này xuất hiện tại Trung Hoa sau khi Đức Phật đã nhập diệt khoảng một ngàn năm.
Thời gian và không gian ra đời của tài liệu này buộc những người có trí phải cảnh giác thận trọng với sản phẩm hậu sinh này.
Dưới đây là phần nguyên văn giới trọng thứ 3 “Giới Dâm” và chú thích số 34 tương ứng. Kế tiếp là phần phân tích phản biện nhằm góp phần chứng minh Bồ-tát giới do kẻ đời sau vẽ ra để phân hóa Đạo Phật.
Nguyên văn “3.- GIỚI DÂM 34
Nếu Phật tử, tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến Thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả không được cố dâm dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả những chúng sinh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm cho mọi người sinh việc dâm dục, không lựa súc sinh, cho đếnhành dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thânPhật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di tội».
Chú thích 34: “Phật tử tại gia thì trừ vợ chồng chánh thức; Phật tử xuất gia thời với tất cả nam nữ, nếu hành dâm, phạm Ba la di, mất giới. Phật tử tại gia, ngày thọ Bát quan trai cũng đồng như người xuất gia. Phật tử tại gia, nơi vợ chồng chánh thức mà hành dâm trái thời, trái nơi thì phạm tội khinh, phải đối thú sám hối. Trái thời là ban ngày, ngày lễ Phật, Bồ tát, ngày trai. Trái chỗ là trừ nam căn, nữ căn. Trái nơi là chỗ không phải phòng ngủ riêng của vợ chồng. Phi đạo: đối với người nữ, đạo tức là miệng, nữ căn và hậu môn, còn đối với người nam, đạo tức là miệng và hậu môn. Phi đạo hành dâm, nghĩa là hành dâm ở những chỗ khác trên thân thể, ngoài ba chỗ này.” (trang 33 trong bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)
Phản bác
Hẳn là các Đại Thừa sư đã không có duyên may nghiên cứu kỹ tạng Luật Pātimokkha, hoặc có đọc nhưng không thấy rõ bộ Luật gốc của Đạo Phật rất chặt chẽ, cụ thể, và chuẩn xác đến như thế nào. Trong đó, sau mỗi điều luật đều có phần phân tích được gọi là ‘Tăng Thượng Giới Bổn Pātimokkha’ rất tỉ mỉ, cặn kẽ và đầy đủ nhằm tránh tình trạng lách luật, sót tội, hoặc oan sai. Chính vì vậy các Đại Thừa sư mới không phát hiện được những sơ hở ấu trĩ của giới luật Bồ-tát.
Ngay trong phần ‘Giới dâm’ này cũng cho thấy nhiều điều qua loa hời hợt. Theo luật định sơ sài về ‘giới dâm’ của Bồ-tát giới, một loạt các tu sĩ ma mãnh như nhóm Lục Sư Tỳ-kheo thời Phật vẫn có thể phạm tội dâm nhưng chạy tội cho mình không phạm luật. Vì sao?
Vì nhiều trường hợp đã không được nêu ra rõ ràng cụ thể trong luật định cũng như trong chú thích của Bồ-tát giới. Ví dụ Bồ-tát giới đã không đề cập đến một loạt các đối tượng khác không phải phụ nữ hay giống cái nhưng vẫn có thể gây tội dâm, chẳng hạn như các loại lưỡng căn, vô căn, lưỡng giới, đồng tính, vật dụng kích dục, hoặc thậm chí xác chết v.v..
Bên cạnh đó, Bồ-tát giới đã không nêu được rất nhiều tình huống khác nhau liên quan đến tội dâm như: cố ý hay bị kẻ ác cưỡng ép, trong tình trạng tỉnh táo hay bị hôn mê, chủ động hay thụ động, thụ động nhưng có ưng thuận hay do bị uống thuốc mê, thuốc kích dục; trường hợp bị thay đổi tướng trạng (chuyển giới) một cách tự nhiên v.v... và v.v.. Trong tạng Luật Pātimokkha có nêu rõ hàng ngàn trường hợp điển hình khác nhau, và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xác tịnh mức tội hoặc được minh oan vô tội.
Nếu cho rằng ‘Là Phật tử, đối với tất cả không được cố dâm dục’ đã bao hàm các trường trên lại rơi vào một bất cập khác. Đó là với các cư sĩ còn tại gia không lẽ ‘tất cả không được cố dâm dục’. Chính vì thế, chú thích 34 đã phải nói thêm trường hợp vợ chồng chánh thức. Thế nhưng đối với người xuất gia lại chỉ quơ quít chuyện dâm dục giữa nam nữ mà thôi, bỏ sót rất nhiều trường hợp khác.
Đã vậy, phần cuối giới dâm lại nhắc đến việc loạn luân một cách rất khiên cưỡng. Ở ngoài đời trường hợp này đã không phải phổ biến, huống hồ trong Đạo Phật, đạo của ly dục diệt dục, đạo của chánh hạnh ngay từ năm giới đầu tiên căn bản. Chỉ khi nào loạn luân trở thành phổ biến nên mới phải ban thành điều luật, hoặc do có kẻ phạm tội đầu tiên nên mới phải ấn định thêm trong phần dưới Luật mà thôi.
Xin nhắc lại, Bụt kiết giới này lúc mới chứng đạo còn ngồi dưới cội Bồ-đề, hội chúng chưa có một ai, lại đi dạy trước “Phật tử không được loạn luân” rõ ràng là quá vô lý và khôi hài.
Đã nói tới Luật, nhất là Luật của Bậc Thánh, thì phải chuẩn mực, cụ thể, đầy đủ, càng kỹ lưỡng càng tốt, chứ không thể chung chung, sơ sài được. Thế nhưng Bồ-tát giới thiếu trước thừa sau, bộc lộ sự phiến diện hời hợt, chứng tỏ Bồ-tát giới chỉ là sản phẩm của những kẻ giả danh Phật, chế giới luật riêng để nhằm phân hoá chia rẽ Phật Giáo.
Ai còn thắc mắc, mời đọc kỹ tạng Luật Pātimokkha phần giới tội Ba-la-di về phạm dâm sẽ thấy không còn một đối tượng nào, một hành vi nào, một trường hợp nào không được đề cập đến và phân tích lý giải cụ thể. Có vậy mới được gọi là Thánh Giới Luật Pātimokkha.
Đó là nói theo truyền thống Thanh Văn Nhị Thừa, còn nói theo ‘Đại giới cao siêu’ của Bồ-tát Đại Thừa, dù một cao tăng có phạm mười lần ba-la-di dâm dục cũng vẫn được tôn vinh ca ngợi như thường. Những ai không tin điều này cứ mở ‘Cao Tăng Dị Truyện’ hoặc các sử liệu Đại Thừa sẽ rõ.
Theo các tài liệu này, chính ‘ngài’ Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344-413), ‘thánh tăng’ của Phật giáo Đại Thừa, cũng là người giới thiệu và dịch Bồ-tát giới này, đã được vua Dao Hưng (366-416), tức Tần Văn Hoàng Đế, đời Hậu Tần, chu cấp cho ngài đến mười cung nữ để duy trì nòi giống (sic). Ngài không những không từ chối, mà còn chấp nhận cả mười (!!!) Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ biết Cưu Ma La Thập ‘thánh tướng’ đến cỡ nào.
Kẻ bênh vực Cưu Ma La Thập đã bao biện rằng ngài bị ‘ép duyên’. Thế nhưng người đời thường nói ‘ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên’. Cha mẹ còn không nỡ ép duyên con, huống chi một ông vua mến đạo lại nỡ ép một vị cao tăng phá giới dâm dục hay sao? Ngụy lý!
Và ngay cho dù Cưu Ma La Thập có bị ép buộc, nhưng nếu quyết tâm giữ giới, nhất mực không gieo giống, chẳng lẽ vua đã quý trọng ngài lại đang tâm bắt đem đi giết hay sao?
Và dù vị Tỳ-kheo có chết trong giới hạnh thanh tịnh vẫn tốt hơn ngàn lần chết trong địa ngục vì phạm tội dâm ô kia mà. Đức Thế Tôn Nguyên Thuỷ đã bao lần dạy các Tỳ-kheo Thanh Văn Tiểu Thừa như thế rồi.
Sao ngài Cưu Ma La Thập không biết rống tiếng sư tử như các Thánh Tăng Nhị Thừa: giống quý nhất trong Phật Pháp là di truyền cho các thế hệ đời sau giới hạnh thanh tịnh, chứ không phải có nhiều ‘thằng cu’ nối dõi như kẻ phàm trần. Với lại, đâu phải lúc nào cũng ‘cha nào, con nấy’, lỡ chẳng may ‘hổ phụ sinh cẩu tử’ thì sao?
Sao Cưu Ma La Thập không biết dạy cho vua Dao Hưng, ‘truyền đăng tục diện’ giống giới hạnh vẹn toàn mới quý, chứ nối dõi thứ phá hạnh dâm ô còn quý báu cái nỗi gì, làm vậy chỉ có nêu gương phá giới, huỷ diệt Thánh Pháp? ‘Cao tăng dị dục’ còn nêu gương hoang đàn như thế, phàm tăng tục lụy tin theo ‘ngài’ còn tà hạnh đến cỡ nào.
Người đời nghiêm túc còn biết tiết chế chánh dâm, chỉ một vợ một chồng, còn thứ gieo giống đến cả mười thị nữ, e rằng thế gian chánh hạnh có quyền lên án mình quay lưng chánh đạo, theo giới... sống ‘bầy đàn’ thì nguy. Sợ rằng những kẻ ngoại học lại chê cười ngài và những ai ca tụng ngài là dòng dõi Trư Bát Giới mới khốn.
Cũng theo sử liệu còn ghi, ngài Cưu Ma La Thập vào cuối đời đã thực thà thú nhận mình phạm tội dâm ô. Thế nhưng ngài còn trăn trối, nếu ngài nói đúng theo đức Bụt Đại Thừa thì khi hỏa táng sẽ còn lại cái lưỡi. Người thân ngài làm theo, nhục cốt ngài ra tro thật, nhưng cái lưỡi vẫn còn y nguyên. Khiếp quá!
Chỉ có điều, chẳng biết cái lưỡi có thật của ngài không, hay do thần thông của lão Trư Bát Giới. Vàng, kim cương người ta còn giả được, huống hồ ba cái... ‘lưỡi không xương nhiều đường lắt léo’. Ấy thế mà qua hàng ngàn năm các nhà Đại Thừa sư vẫn còn cúc cung kính bái ‘cái lưỡi’ của ngài. Thế mới sợ!
Các thị nữ của vua Dao Tần nếu có sống lại cũng phải tan hồn hoảng vía. Tất cả đều phải giật mình hô to: ‘Nam mô lưỡi hạnh Bồ-tát Cưu Ma La Thập kinh hoàng khủng khiếp quá!’
Hẳn là các nhà Đại Thừa sư cũng sợ cái lưỡi của Cưu Ma La Thập như các thị nữ cho nên mới tin theo răm rắp. Còn với những người tỉnh trí, chuyện ngài có nói đúng lời Phật Thích Ca Mâu Ni không, thì phải căn cứ vào chính lời của Phật, vào Chánh Kinh Chánh Luật chứ không thể tin vào ba cái lưỡi truyền thuyết được.
Theo Chánh Luật (và ngay trong Bồ-tát giới này) một tu sĩ đã đắp y theo Phật mà phạm tội dâm ô là bị Ba-la-di, xem như bị ‘đứt đầu’, như ‘lá lìa cành’, như ‘hòn đá bể đôi’, phải bị lột y, trục xuất khỏi Tăng đoàn.
Điều này có nghĩa Cưu Ma La Thập đã không còn xứng đáng là một vị Tăng bình thường, chứ đừng nói gì đến ‘Thánh Tăng’ của Chánh Pháp. Và ngay cho dù Cưu Ma La Thập có hoàn tục, trở ra đời, nhưng sống hoang dâm vô độ với cả mười thị nữ, các cư sĩ giữ nghiêm năm giới cũng khó lòng tin tưởng và kính trọng một ôn như vậy.
Chính Đức Thế Tôn đã xác chứng cho Bà-la-môn Sonadanda: Thật như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.  (Kinh Sonadanda, số 4, Trường Bộ 1)
Theo lời dạy trên có thể hiểu thêm: tà tuệ bị phá giới hạnh làm cho ô nhiễmphágiới hạnh bị tà tuệ làm cho ô nhiễm. Chỗ nào có phá giới hạnh, chỗ ấy có tà tuệ; chỗ nào có tà tuệ, chỗ ấy có phá giới hạnh. Người phá giới hạnh nhất định có tàtuệ; người có tà tuệ nhất định có phá giới hạnh. Phá giới hạnh và tà tuệ được xem là tối hạ liệt ở trên đời.
Một khi Cưu Ma La Thập đã đa dâm với cả mười thị nữ, làm sao có được trí tuệ thanh tịnh của Bậc Thánh Vô Dục của hàng cư sĩ tại gia, chứ đừng nói gì đến hàng xuất gia tu Phật. Có chăng cũng chỉ là tà tuệ mà thôi. Hẳn chỉ có những ai coi thường giới tà dâm, cũng thích có nhiều thị nữ hành lạc, có tà giới tà trí, mới tôn vinh những người phá giới hoang dâm như vậy.
Nguy hiểm thay Cưu Ma La Thập không chỉ giới thiệu và chuyển dịch Bồ-tát giới, ngài còn ban truyền nhiều ‘tam tạng’ khác cho Phật giáo Đại thừa. Theo ‘Xuất Tam Tạng Ký Tập’, các dịch phẩm sau đây đều qua tay của vị ‘Thập thị nữ Dao Tần’: Tân Pháp Hoa, Tân Duy Ma Cật, Tân Thủ Lăng Nghiêm, Vô Lượng Thọ, A-di-đà kinh, Kim Cang Bát Nhã, Di Giáo, Thập Nhị Nhân Duyên Quán, Bồ-tát A Sắc dục v.v.. Kinh thật!
Đối với những sản phẩm từ một ôn phá giới hạnh, chỉ có những ôn phá giới hạnh mới dám tin theo. Còn với những ai tin Phật và giữ giới thanh tịnh, có tuệ lực mạnh mẽ, tất có quyền nghi ngờ các sản phẩm từ sự cung phụng ái dục của mười thị nữ này.
Việc chứng minh các dịch phẩm trên có thực sự của Đạo Phật hay không, xin dành cho những ai có giới hạnh và có tâm huyết với Đạo Phật.
Theo Tập San Luật Học
--------------------------
Xem thêm





1 nhận xét: