Ma tâm

Ma tâm

4/30/2016

Thầy nào, trò nấy

Đại Thiên Mahadeva được nhiều người xem là sơ tổ của Đại Thừa. Tất nhiên đồ đệ của Đại Thiên phải ca ngợi, tôn vinh thầy tổ của mình. Nhưng dù những ai tin theo Đại Thiên có bênh vực tổ phụ của mình đến đâu, thì các sự kiện sau đây vẫn là thực tế còn ghi lại rành rành trong các sử liệu:
1. Đại Thiên Mahadeva là một kẻ ngoại đạo gia nhập vào Phật giáo và gây phân hóa Tăng đoàn.
2. Đại Thiên còn bị mộng tinh, điều này có nghĩa Đại Thiên vẫn còn dục tưởng, bị thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
3. Đại Thiên còn dục tưởng nhưng tự xưng mình là A La Hán. Chiếu theo luật Patimokkha, Đại Thiên phạm tội Ba-la-di thứ tư, tự làm rơi đầu.
4. Đại Thiên Bà-la-môn còn dục ái, dục tưởng thì chưa đắc A La Hán. Chưa đắc A La Hán lại dám đưa ra năm luận điểm hạn chế của đạo quả A La Hán, trong đó điều đầu tiên phán ‘A La Hán còn xuất tinh’. Đây là sự hồ đồ ngang ngược, nếu không muốn nói là láo xược.
Những ai còn dục tưởng, còn mộng tinh như Đại Thiên mới còn bênh vực cho ông tổ của mình, và không tin Thánh Tăng A La Hán đoạn trừ được dục, không còn xuất tinh, mộng tinh.
Theo A Tỳ Đạt Ma luận, Đại Thiên Mahadeva là một kẻ tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo”. Các đệ tử của Đại Thiên muốn phủ nhận điều này phải đưa ra chứng cứ đáng tin cậy để chứng minh tuy Bà-la-môn Đại Thiên gây chia rẽ Phật giáo nhưng rất lương thiện và đàng hoàng. Bằng không, những người trí sẽ cho họ là những kẻ ‘thầy nào, trò nấy’.
Những người này hãy đọc kỹ lời Phật dạy dưới đây để hiểu rõ hơn về ông tổ Đại Thiên của mình.
Bài kinh “Thất Niệm”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXI. Phẩm Kimbila,
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
2. Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra, mộng tinh, di tinh. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
3. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
4. Ngủ một các ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Này con cháu Bà-la-môn Đại Thiên, ai tin Phật Thích Ca cũng phải tin rằng Đại Thiên Mahadeva bị mộng tinh vì thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. “Thiên ma quấy rối” Đại Thiên chính là con ma dục, là các niệm dục ái đầy dẫy lúc còn tỉnh thức, khiến khi Đại Thiên nằm ngủ mới mơ tầm bậy tầm bạ nên xuất tinh.
Những ai còn bị ma dục quấy rối, ngủ còn mộng tinh nên mới tôn Đại Thiên làm tổ sư, mới bị miệng lưỡi trườn uốn của Đại Thiên đánh lừa. Còn những ai đã xa lìa các dục, ngủ không còn mộng tinh mới đủ tự tin chính mình, mới thấy Đại Thiên còn phàm phu, dục nhiễm, không thể tin theo, chứ đừng nói gì làm tổ sư, bồ-tát.
- Trong tạng Luật Pātimokkha, Đại Phẩm, Tụng Phẩm Thứ Bảy, Đức Phật đã giải thích rõ thế nào là người ngoại đạo đạt yêu cầu, hoặc không đạt yêu cầu để được xuất gia làm Tỳ-khưu:
“[100]... Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế này là người đạt yêu cầu (ārādhako), như thế này là người không đạt yêu cầu (anārādhako).
... người trước đây theo ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm (vesiyāgocaro), lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn,lai vãng với Tỳ-khưu ni. Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu
Ø Lại nữa, các đoạn Luật kế tiếp, Đức Thế Tôn đã quy định rõ:
đoạn [128]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết mẹ chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nêntrục xuất.”
đoạn [129]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết cha chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nêntrục xuất.”
đoạn [130]: “- Này các Tỳ-khưu, các vị Tỳ-khưu kia là các vị A-la-hán. Này các Tỳ-khưu, kẻ giết A-la-hán chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (Hết trích)
Ý kiến: Người “ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm, lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn, lai vãng với Tỳ-khưu ni” còn không đạt yêu cầu để được làm Tỳ-khưu. Lại nữa, kẻ phạm một trong các tội giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán còn bị trục xuất khỏi Tăng đoàn.
Hẳn kẻ bị trục xuất nếu muốn tiếp tục ý muốn quấy phá của mình sẽ tìm cách lôi kéo những kẻ tin theo thành lập hội chúng mới. Đây là điều thường thấy. Và đương nhiên những kẻ tin theo sẽ phủ nhận việc thầy tổ mình “tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vịTỳ-kheo”, để tiếp tục tôn vinh kẻ còn bị mộng tinh làm sơ Tổ, làm Bồ-tát của mình. Đây cũng là điều thường thấy.
Đúng là ‘thầy nào, trò nấy’ hay ‘cá mè một lứa’ là như vậy!
³
Bài kinh “Nghiệp Chướng”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe Diệu Pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
2. Ðoạn mạng sống của mẹ; đoạn mạng sống của cha; đoạn mạng sống của A-la-hán; với ác tâm làm Như Lai chảy máu; phá hòa hiệp Tăng; ác tuệ, si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe Diệu Pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
4. Không đoạn mạng sống của mẹ; không đoạn mạng sống của cha; không đoạn mạng sống của A-la-hán; không với ác tâm làm Như Lai chảy máu; không phá hòa hợp Tăng; có trí tuệ, không si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Chiếu theo A Tỳ Đạt Ma Luận của Đại Thừa, Đại Thiên đã phạm những trọng tội: tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Dù  Đại Thiên có xuất gia làm Tỳ-kheo và dầu có nghe được Diệu Pháp cũng không thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
Nếu có chăng, Đại Thiên phải trả nợ sòng phẳng cho nhân quả trong đọa xứ địa ngục trước đã, kiếp sau mới có thể tiến hóa.
Rõ ràng chỉ có tà nhân, tin theo tà đạo mới chấp nhận và tôn vinh một kẻ tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo, ngủ còn mộng tinh làm tổ sư, thánh sư, Bồ-tát của mình.
³
Bài kinh “Mẹ”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh,
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
Thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Một kẻ loạn luân tư thông với mẹ, lại tàn ác cùng cực giết mẹ, giết cha, giết cả người tu hành, không những không có đầy đủ tri kiến lại còn tận cùng vô đạo đức. Ai có tri kiến và đạo đức lại tôn vinh một kẻ như vậy, ngay cho dù y là kẻ thông manh, khôn lỏi?
³
Bài kinh “Ðấu Tranh”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXII. Phẩm Mắng Nhiếc, trang 715-716
1. - Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra các cuộc đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợinăm sự nguy hại.
Thế nào là năm?
2. Không chứng điều chưa chứng được; thối thất điều đã chứng được; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Ngay cả đối với các Tỳ-kheo đi theo Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, nếu gây cãi cọ, đấu tranh trong Tăng chúng còn bị năm điều nguy hại, huống hồ những ai tin theo ngụy pháp cải biến của các tổ sư gián điệp.
Các kinh văn phát triển đời sau đều giống nhau một điểm: kinh nào cũng thuộc kinh vua, pháp nào cũng tối thượng, cao siêu bậc nhất. Cho nên người thọ trì tin theo những ngụy kinh này đều ngấm ngầm tự cao tự tôn tự đại hơn thua với người khác, hoặc chỉ biết có hội chúng mình, thày tổ mình. Tất cả đã vô tình rơi vào kế ly gián của các tổ sư gián điệp ngoại học.
Những người này đã không thể chứng được Chánh Pháp của Phật, mà còn bị đọa xứ về lâu dài vì tà kiến, tin lầm tà nhân.
Thừa Tự Pháp
-----------------
-- Ghi chú Trong bài viết này các trích dẫn từ tạng kinh Nikaya theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, từ tạng Luật Patimokkha theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét