Ma tâm

Ma tâm

5/16/2016

Phổ Dại Bồ-tát


Trong Đại ngục A-tỳ, Ma vương ra lệnh cho các yêu tinh:
- Này các ngươi, hãy kiếm thêm nhiều ngục nhân nữa cho ta.
Đám tiểu yêu chắp tay:
- Xin tuân lệnh! Nhưng thưa ngài bằng cách nào ạ?
- Chúng bay lên ngay dương trần, giả làm Bồ-tát, phát nguyện đại xúi dại mấy kẻ cả tin thế này: thường học theo Phật là như đức Tỳ-lô-giá-na như lai của thế giới Sa bà này… lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích huyết làm mực, sao chép kinh điển chất bằng núi Tu di, vì tôn trọng chánh pháp mà thân mạng còn không tiếc…” (*)
Một tiểu yêu chen ngang:
- Xưa rồi Diễm! Ngài quên rồi, nó chính là đại nguyện thứ tám của Bồ-tát Phổ hiền trong kinh Hoa Nghiêm mà trước đây ngài bảo chúng con tuyên truyền. Đám tội nhân tà tín còn sờ sờ cả đấy. Ngài hỏi chúng khắc biết.
- Thế à, để ta phát nguyện khác
Thư ký A Tỳ
---------------------
(*) Xem bản dịch Hoa Nghiêm của HT Thích Trí Quang
******
Pháp Trích Lục
* Trích Kinh Tương Ưng 4, số 330
Đức Phật dạy: ““Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên thực hành: Một là say đắm dục lạc đối với các dục vọng hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích.
Hai là hành hạ tự thân, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Từ bỏ hai cực đoan này là con đường Trung Đạo, đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Thế nào là con đường Trung Đạo ấy, này Thôn trưởng, đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðây là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức làChánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh ĐịnhÐây là con đường Trung Đạo, này Thôn trưởng, được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”
* Thừa tự Pháp trích lục
Đức Phật dạy như thế nhưng nhiều người con Phật lại ngây thơ nghe theo gián điệp giả sư để rồi theo nhau hành trì dục lạc, hoặc xúi nhau khổ hạnh huỷ thân một cách phi Thánh, phi mục đích.
Nhiều người cả tin theo các luận sư Bà-la-môn gián điệp nên rơi vào con đường ‘Trung Đạo’ giả danh của họ ‘không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm... vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc...’.
Tất cả quay lưng với chính con đường Trung Đạo - Tám Chánh Đạochân chánh giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên đau khổ cứ hoàn đau khổ, phiền não cứ hoàn phiền não. Đã thế khi mạng chung còn phải đọa vào địa ngục vì tà kiến, tà tín, tà hành.
Thật quá bất hạnh! Thật đáng thương vô cùng!
---------------------------
Bài liên quan
http://phatgiaodoinay.blogspot.com/2016/02/vu-khi-ai-thua.html

5/15/2016

Từ bi một nửa, trí tuệ nửa vời


Một sinh viên khoa tôn giáo hỏi một đại sư Bà-la-môn:
_ Thưa ngài, có phải vì vô minh nên còn bị khổ đau bởi luân hồi sanh, già, bệnh, chết?
_ Đó là chân lý!
_ Nhưng tại sao các ngài lại thích tái sanh?
_ Vì lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh.
_ Liệu ngài có từ bi với mẹ mình và với chính mình?
Đại sư Bà-la-môn nhăn mặt:
_ Hỏi chi vặn vẹo?
Sinh viên chỉ vào kinh Tăng Chi đọc lớn:
_ Vì Đức Phật đã dạy rõ: “Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Tăng Chi II, tr. 159). Đức Phật ví khổ đau ở trong bào thai như mỗi ngày bị đánh ba trăm hèo. Bắt mẹ mình phải mang nặng đẻ đau để rồi chính mình cũng khổ đau vì sanh, già, chết; như vậy có trí tuệ không? Đã không có trí tuệ, làm sao cứu giúp cho người khác? Người không biết từ bi với mẹ mình và với chính mình liệu có biết từ bi với người khác? Sao các ngài không lo đào tạo thế hệ theo sau làm tiếp các công việc của mình như Đức Phật và các Thánh tăng A-la-hán để khỏi phải luân hồi, già chết?
Đại sư Bà-la-môn đánh trống lảng:
_ Ơ… có người cầu đạo dám chặt cả tay mình thì sao?
_ Thì vì cánh tay còn lại đã không biết “hiền trí đại tuệ” với cánh tay kia chứ sao! Đạo tà mới vậy!
Đại sư Bà-la-môn nhún vai im lặng quay lui.
Phó Sinh Viên
_____________________
Ghi chú
 ** Chủ trương nhập thai tái sanh của các Lạt Ma có đúng theo chủ trương của Đức Phật không? Hai trích đoạn kinh dưới đây là câu trả lời:
** Trích kinh Tướng Quân Sīha, Tăng Chi tập 3, Chương 8, II. Phẩm Lớn
“7) ... Và này Sīha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy"?
Này Sīha, với ai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương laiTa tuyên bố người ấy là người chủ trương không nhập thai. Này Sīha, Như Lai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.
Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy".
**Kinh Udaya (S.i,173)
“4) (Thế Tôn):
… Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu nhập bào thai.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lại sanh rồi lại chết.
Nhiều lần và nhiều lần,
Họ mang đến nghĩa địa.

Họ được đường giải thoát,
Không đưa đến tái sanh.
Bậc đại trí, đại tuệ,
Không sanh đi, sanh lại…
** Thế đấy, trong khi Đức Phật chủ trương không nhập thai giải thoát hoàn toàn, và nêu rõ kẻ ngu mới nhập bào thai sanh tử tới lui, thì các vị Mật Tông và Đại Thừa lại nghe theo các Tổ sư gốc Bà-la-môn chống lại Đức Thế Tôn, hô hào nguyện đại tái sanh. Các nghịch tử này không những không phải là Bậc Đại trí, Đại tuệ; mà còn phạm tội vô minh nữa.
Thật vậy, trong bài kinh Giáo Giới Channa, số 114, Trung Bộ 3, Đức Phật có nêu rõ điều này. Tại đây, vị Tỷ-kheo Channa trước lúc cận tử nghiệp đã chủ động dùng con dao (Tứ Thiền) để chấm dứt thọ hành của mình. Tôn giả Sariputta đã trình lại sự việc cho Đức Thế Tôn và có ý nói sự ra đi của ngài Channa là thiệt thòi cho các người thân và gia đình hộ độ cho ngài Channa. Các thí chủ ấy đã mất đi một vị chân tu giảng Pháp và một nguồn phước để họ cúng dường.
Dầu vậy, Đức Thế Tôn vẫn khẳng định Tỷ-kheo Channa không có lỗi khi ngài bỏ thân này và không còn tái sanh. Trái lại, những ai từ bỏ thân này lại chấp thủ tái sanh làm thân khác mới phạm tội. Các Đại Thừa sư và Mật Tông tăng nào còn nguyện dại tái sanh độ tha, hãy ghi nhớ kỹ lời dạy này của Đức Thế Tôn để không mang tội với Đức Phật, với chính mình, và với những ai tin mình:
-- Này Sariputta, có những gia đình ấy là những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tỷ-kheo Channa, những gia đình cần được viếng thăm. Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sariputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội.” (Sđd)

--------------------------------
Bài liên quan

5/14/2016

Dại hành


Dại Nhân: _ Này Tiểu Thiên, chính ta được đọc trong kinh Tiểu Thừa Trung Bộ 3, bài kinh Hành Sanh, số 120, Đức Thế Tôn đã dạy: với những ai mong muốn sanh vào những nơi quyền quý như gia đình vua chúa, gia đình Bà-la-môn hoặc các cõi chư Thiên, nếu họ cứ “chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy” thời cũng sẽ được toại nguyện. Ta một lòng tín-nguyện-hạnh về Tây Phương Cực Lạc, há chẳng theo lời Phật Thích Ca hay sao?
Tiểu Thiên: _ Nhưng trước đó Đức Thế Tôn đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, vị ấy phải đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.Chánh pháp, chánh đạo muốn diệt khổ cũng phải tuân theo quy luật nhân quả như thế. Chỉ có tà pháp, tà đạo mới không tôn trọng luật nhân quả mà thôi.
Thử nghĩ mà xem, ông A buôn lậu ma túy, bà B bán hàng quốc cấm nên cả hai đâm ra lo sợ, nhưng nhờ tin và niệm “A mi tò phò” nên được an tâm khi hành sự và cứ như thế họ tiếp tục làm càn. Nếu khi họ mạng chung, theo đại nguyện của ông A Di Đà, nhất quyết họ cũng được thong dong vãng sanh tịnh độ, thế còn biết bao nạn nhân của họ thì sao? Như vậy còn gì là luật nhân quả, là công bằng, là nghiệp báo?
Dại Nhân: _ Nhưng riêng bản thân ta không làm điều gì xấu ác, chỉ chí tâm niệm hồng danh và một lòng nguyện sanh về miền Tây Phương để hưởng cảnh Lạc Cực. Ta cứ “chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy” thời cũng được chứ sao, có gì trái với luật nhân quả?
Tiểu Thiên: _ Tất nhiên là được! Nhưng ông nên nhớ, nếu không có đầy đủchánh tín, chánh giới, chánh văn, chánh thí, chánh tuệ; nói chung không cóchánh công đức, chánh phước báo; thì coi chừng ông sẽ hưởng thọ sung sướng trong nguy hiểm.
Dại Nhân: _  Nguy hiểm thế nào và vì sao?
Tiểu Thiên: _  Bởi vì đối với các loài giòi bọ, côn trùng thời một đống phân hôi thối cũng là những hoàng cung, cung điện, thiên đàng, cực lạc của chúng chứ có thua gì ai? Chúng cũng cảm thấy sung sướng an lạc, cũng tắm mình trong cảnh “trời Tây” chứ có đau khổ gì đâu? Nếu ông có Thiên nhĩ thông, hẳn ông sẽ nghe tiếng chúng luôn miệng hót như chim Ca-lăng-tần-già: “Ôi sung sướng thay, hạnh phúc thay, tuyệt vời thay, kỳ diệu thay cõi hạnh phúc cực lạc là đây!”.
Dại Nhân: _ Nhưng pháp môn này do chính Đức Thế Tôn đã giới thiệu cho bà Vi-đề-hi kia mà?
Tiểu Thiên: _ Những kẻ gián điệp muốn phá đạo Phật không biết nói như thế hay sao? Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni không bao giờ giới thiệu một pháp môn phi pháp, phi luật, phi nhân quả, và đầy dẫy những phi lý, phi căn bản như thế.
Ông nên nhớ, ngay trong thời Đức Phật, ngay trong vùng Phật du hóa nhưng đã có những kẻ nham hiểm như Potaliputta, Sonakàyana, Sanjaya, Verañja, Lohicca, Paccaniikasàta, Pancasàlà, Vassakàra, Sangarava, Assalayana, Uttara, Vekhanassa, Magandiya, Niganthaputta Saccaka, Ambattha, Subha Todeyyaputta, Bà-la-môn ở Thùna… dám ngang nhiên giả danh Phật, giả lời Phật, hại đệ tử Phật. Có kẻ cũng ngụy trá nói với mọi người rằng đích thân họ được nghe chính Đức Thế Tôn dạy thế này, bảo thế kia để lường gạt mọi người bằng những tà pháp, tà niệm của họ.
Cho nên, ông cứ nhắm mắt tin rằng pháp môn Tịnh độ, xuất hiện sau thời Phật hàng trăm năm tại Trung Quốc, cũng chính là pháp môn được Phật Thích Ca tán thán, điều này chứng tỏ ông đã quá ngây thơ, cả tin đến độ mù quáng! 
Tóm lại, mong ông hãy “hồi đầu thị ngạn”, liệu chừng mà chánh tín, chánh giới, chánh văn, chánh thí, chánh tuệ. Chứ đừng tà tín – tà nguyện – tà hành.
Chánh Hành
---------------------------
Xem thêm 

5/13/2016

Mồ côi cha


Một nhóm trẻ mồ côi xứ Phi Châu tham gia chuyến du lịch “Lịch sử và tôn giáo”, đến một nước thuộc vùng châu Á. Tại một điểm tham quan, một em hỏi hướng dẫn viên du lịch:
_ Cung điện này tên gì?
Hướng dẫn viên phì cười:
_ Đây không phải cung điện, mà là chùa.
_ “Chùa” thuộc tôn giáo nào?
_ Phật giáo.
_ Bức tượng phanh ngực, phanh bụng, lòi rốn ở giữa sân là ai?
_ Phật Di Lặc.
_ Tượng bên hông?
_ Phật bà Quan Âm.
_ Tượng ngồi bên phải?
_ Phật Ngàn Mắt Ngàn Tay.
_ Ở bên trái?
_ Phật Dược Sư
_ Còn phía sau?
_ Phật Tỳ Lô Giá Na
_ Ba tượng lớn trong này?
_ Phật A Di Đà Tam Thế.
_ Sao có cả hai con khỉ cầm gậy?
_ Ấy chết, đó là hầu vương Tôn Hành Giả tức Đấu Chiến Thắng Phật và tổ Bồ Đề Đạt Ma, giống vậy thôi chứ không phải. Mô Phật, chớ có vô phân biệt!
Cả đám trẻ nhíu mày. Một em hỏi lớn:
_ Nghĩa là sao? Nếu phải phân biệt khỉ là khỉ, Tổ là Tổ; thì cũng phải phân biệt Phật là Phật, khỉ là khỉ chứ lẫn lộn lung tung làm sao được? Chẳng lẽ những người ở đây cũng muốn bọn em xếp trâu, bò, chó, mèo ngang hàng với họ ư? Chẳng lẽ họ cũng thờ cúng heo, lừa, dê, ngựa ngang hàng với ông bà, cha mẹ của họ hay sao? Cao siêu gì như vậy?
Lũ trẻ kháo nhau:
_ Siêu điên rồ thì có!
_ Họ bị phù thuỷ lường gạt rồi!
_ Xỏ mũi chứ!
Hướng dẫn viên im lặng gãi đầu gãi tai. Nhiều em trề môi lắc đầu tỏ vẻ chán nản. Em trưởng đoàn như chợt nhớ ra điều gì, vội hỏi giọng nghiêm trang:
_ Thế, vị nào sáng lập ra đạo Phật?
Hướng dẫn viên réo to như thoát nợ:
_ Phật Thích Ca Mâu Ni. Những người ở đây tự nhận mình là “Phật tử” và luôn miệng “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, có nghĩa họ đều là con của Ngài.
Một giọng khác chen ngang:
_ Tượng của Ngài đâu?
 Hướng dẫn viên dáo dác nhìn quanh rồi lắc đầu:
_ Không thấy! Có lẽ do Phật Thích Ca vốn chán ghét cung vàng điện ngọc nên người ta đã không đưa Ngài vào đây.
Nghe vậy, bọn trẻ bỗng nhiên oà khóc nức nở. Hướng dẫn viên hoảng sợ:
_ Tại sao các em khóc?
_ Bọn em thấy tội nghiệp!
Hướng dẫn viên ngẹn ngào:
_ Tội nghiệp ai và vì sao?
Đám trẻ cùng chỉ vào trong, khóc rống:
_ Tội nghiệp những người ở đây, cũng như bọn em, có cha nhưng không biết mặt mũi cha mình thế nào. Đáng thương quá! Hu… hu… hu…
Theo Buddhism Magazine
________________
Ghi chú: Hình tượng ‘Bụt Ngàn Mắt Ngàn Tay’ của Đại Thừa giáo chính là hung thần Aj-jun của Bà-la-môn giáo, đã được các luận sư Bà-la-môn gián điệp cải trang đưa vào trong Phật giáo. Thật vậy, trong Chuyện Tiền thân Bhùridatta, số 543, Bà-la-môn Kànàrittha đã nêu rõ:
“119. Ku-ve-ra, So-ma, các thần,
Dhà-tà, Vi-dha, cùng trời, trăng,
Bao phen đã cử hành đàn tế,
Ban các La-môn mọi phước ân.

120. Aj-jun vĩ đại giáng tai ương,
Chi chít ngàn tay mọc khắp thân;
Mỗi cặp tay cầm cung dọa nạt,
Dâng thần Lửa lễ vật đầy tràn!”
Rõ ràng các luận sư Bà-la-môn gián điệp đã cải trang hung thần Aj-jun (thấp kém hơn cả thần lửa) của Bà-la-môn giáo thành Bụt Ngàn Tay Ngàn Mắt cho Đại Thừa để xỏ mũi những ai tin theo.
Cho nên rằng thì là các Phật tử Đại Thừa càng khoe khoang hình tượng ‘Bụt Ngàn Mắt Ngàn Tay’ của mình bao nhiêu, các ông Bà-la-môn hiện nay càng ngấm ngầm khinh chê họ bấy nhiêu. Hèn chi, qua bao đời những ông Bà-la-môn vẫn coi thường Phật giáo biến thái là phải!
Còn vì sao các gián điệp Bà-la-môn lại dựng thêm hình tượng Bụt bà Quan Âm trong Đại Thừa giáo? Vì trong Chánh Kinh Nikaya, Đức PhậtThích Ca đã dạy rõ một vị có chánh kiến là: “Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra” (MN 115)
A La Hán Chánh Đẳng Giác chính là Đức Phật độc tôn. Vì thế những ai tin theo các Bà-la-môn gián điệp thừa nhận hình tượng “Phật bà” hoặc “Phật mẫu” là gánh lấy tà kiến mà không biết.
Bụt A-di-đà xuất hiện tại Trung Hoa hàng trăm năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt với 48 lời nguyện phi nhân quả, phi công lý: chỉ cần niệm danh Bụt dù kẻ diệt chủng, loạn luân dâm ác… cũng được cứu rỗi, còn nạn nhân lương thiện không niệm A-di-đà lại bị bỏ lờ sống chết mặc bay.
Kinh A-di-đà và luận ca ngợi A-di-đà do ai giới thiệu? Do Cưu Ma La Thập sống sau Phật cả chục thập kỷ. Chính Cưu Ma La Thập đã ngang nhiên phá giới nhận và loạn dâm với cả mười cung nữ từ vua Dao Tần ban cho. Tin tưởng theo một giáo lý phi lý trí và từ một tà sư như thế, quả thật là cuồng tín si mê.
Còn hình tượng ‘Bụt Di Lặc thế nào? Đây cũng là sản phẩm do các Bà-la-môn tung vào Phật giáo. Những ai không nhận thức sự thật này hãy thử hình dung một giáo đoàn sẽ như thế nào nếu tất cả từ Pháp chủ, Hoà thượng, Tăng Ni, sadi, sadini, nam nữ cư sĩ đều nhất loạt noi theo gương ông giáo chủ Di Lặc vô tư phanh ngực, phanh bụng, lòi rốn trước mắt bàn dân thiên hạ?
Một đứa con nít tám tuổi chỉ cần tưởng tượng một chút thôi cũng đủ biết cái Pháp hội mùa xuân Long Hoa của Đại Thừa giáo hấp dẫn, mê ly và trang nghiêm đến như thế nào!
Cần nói rõ thêm, trong kinh văn gốc (DN26)  nói đến Đức Phật Mettayya tương, thế nhưng trong hình dạng dung tục phồn thực như Di Lặc thì chỉ có con nít ba tuổi mới không biết đó là ý đồ nham hiểm của các Bà-la-môn gián điệp vẽ ra nhằm bôi nhọ, dung tục hóa hình ảnh Chư Phật. Ai tin theo đây cũng đồng nghĩa phỉ báng danh hiệu Phật, huỷ báng hình ảnh thiêng liêng của Chư Phật.
Thêm nữa, trong Kinh - Luật gốc, trong vòng sanh tử luân hồi vô thỉ vô chung, trước sau như một, chỉ có sáu Đức Phật quá khứ và một Đức Phật Thích Ca của kiếp hiện tại. Thế nhưng chỉ vài trăm năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, các tổ sư gián điệp đã tầm thường hóa danh hiệu Phật bằng cách vẽ thêm cho Đại thừa giáo hàng chục ngàn vị Phật (kinh Vạn Phật), chúng sanh nào cũng có thể thành Phật vì ‘chúng sanh đồng Phật tánh’ (kinh Pháp Hoa) v.v…
Thậm chí kẻ vẽ ra “kinh 42 Chương” cho Đại thừa giáo còn ma mãnh phỉ báng danh vị Phật và xỏ mũi những ai tin theo khi phán rõ rành rành “Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn” (Chương thứ 11)???
Thế đấy, ‘vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng’ là ai, trong khi các ‘vị’ vô tâm vô tư ngoài đồng gặm cỏ có vị nào có niệm, có trụ, có tu, có chứng? Quái quỷ đến thế thì thôi! Khốn thay kinh 42 Chương của Đại thừa đã được vô tư truyền ‘dại’ qua hàng bao thế kỷ không một ai thắc mắc, không một lời cảnh báo.
Rõ ràng sự cả tin ngây thơ cũng là đồng bạn cho ma lừa phỉnh, quỷ gạt lừa xuống chín tầng địa ngục. Ai đó đã nói rất đúng ‘tôn giáo là ma túy của nhân loại’. Ở đây, Đại thừa giáo cũng là ma túy của những Đại thừa sinh! Các đệ tử Đại thừa tham ‘xe to, pháp lớn’ đợi đến khi nào mới chịu mở mắt ra đây?
Chính vì thế, trong kinh Nguyên thủy Tương Ưng, Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng:
“Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.
Cũng vậy, này Kassapa, diệu pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.
Này Kassapa, địa giới không làm Diệu pháp biến mất, thủy giới không làm Diệu pháp biến mất, hỏa giới không làm Diệu pháp biến mất, phong giới không làm Diệu pháp biến mất.
Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu pháp biến mất (S.ii,223).
Thật vậy, Phật thật không biến mất khi nào Bụt giả chưa hiện ra ở đời; và khi nào Bụt giả hiện ra ở đời, thời Phật (thật) biến mất.
Vì sao? Vì chỉ có ác ngu si mới lộng giả thành chân, mới dựng tà phá chánh; và cũng chỉ có thậm ngu si mới nghe sao tin vậy, không biết phân biệt đúng sai, thật giả, chánh tà. Hai thứ ngu này hợp lại; Diệu Pháp của bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác làm sao còn được!
Đã đến lúc si mê phải trả về cho si mê, vàng thật phải trả về cho Đạo Phật!
-----------------------
Xem thêm

5/12/2016

Bác giới 'khen mình, chê người' của Bồ-tát giới


Nguyên văn giới trọng thứ 7 của Bồ-tát giới: 
“- GIỚI TỰ KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI
Nếu Phật tử, tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanhmình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử nầy phạm «Bồ Tát Ba La Di tội».”
Phản bác
Chiếu theo giới này thì những kẻ bắt chước kinh văn mới, khen ngợi mình là Đại Thừa, lên mặt chê bai những kẻ Nguyên Thuỷ Nhị Thừa, đều phạm tội Ba-la-di thứ bảy.
Những ai rao giảng kinh Kim Cang với những câu “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (đoạn 25), đây là tội ‘khen mình, chê người’. Chiếu theo Bồ-tát giới phạm Ba-la-di phải bị tẩn xuất khỏi chùa!
Những ai tu thiền Tông tự xưng ‘tối thượng thừa thiền” và khinh miệt thiền Nguyên thủy là ‘phàm phu thiền, tiểu thừa thiền’, là thứ ‘chồi khô mộng lép, tiêu nha bại chủng’… những người này đã khen mình, chê người, phạm Ba-la-di của Bồ-tát giới, phải bị tẩn xuất khỏi chùa!
Những ai rao giảng Pháp hoa, tán dương Đại thừa là cỗ xe lớn, còn Tiểu thừa chỉ là cỗ xe nhỏ, kém cỏi. Đây là tội ‘khen mình, chê người’, chiếu theo Bồ-tát giới cũng phạm Ba-la-di, phải bị tẩn xuất.
Ngay cả những ai thọ Bồ-tát giới này và thực hành theo các giới tôn vinh Đại thừa, coi khinh Tiểu thừa chẳng khác gì ngoại học, tà kiến, như các giới trọng thứ 6, giới khinh thứ 8, 15, 24 v.v…; nhũng người này cũng phạm tội ‘khen mình, chê người’, phải bị Ba-la-di, tẩn xuất khỏi chùa!
Nguy hiểm hơn nữa, nếu những người này tin theo các tổ sư Bà-la-môn gián điệp tiếp tục chia rẽ Đạo Phật thành Đại Thừa và Tiểu Thừa, khen ngợi ăn chay theo truyền thống Bà-la-môn giáo, khinh thường lối ăn ‘tam tịnh nhục’ của Phật giáo Nguyên Thuỷ, gây cảnh kì thị hơn thua chia rẽ trong Tăng đoàn; đây là tội phá hoà hợp Tăng, tất khó tránh khỏi địa ngục Vô gián.
Mọi người hãy đọc kĩ các kinh - luật - luận Đại Thừa và cả Bồ-tát giới này để xem có đầy dẫy tội khen Đại Thừa chê Tiểu Thừa không? Có đầy dẫy những cái bẫy gây phân hoá Tăng đoàn Đạo Phật không?
Mọi người phải đọc kĩ vì những tổ sư gián điệp chống phá Đạo Phật rất tinh ma. Họ cũng biết giả lời Phật, khéo léo ngụy trá vinh danh Phật vài câu để mọi người lầm tin chúng là kinh sách Phật giáo, sau đó họ mới ma mãnh cài vào những tà pháp, tà luật chống trái ngược lại với tinh thần Kinh Luật gốc.
Chỉ có những ai giới hạnh thanh tịnh, tỉnh giác thận trọng mới có thể phát hiện ra những thủ đoạn thâm độc kiểu này. Và chỉ có những ai có đủ sức mạnh trí tuệ mới vượt qua được bóng ma của các ‘Bồ-tát gián điệp’ để lên tiếng tố cáo.
Xét ngay nơi giới luật này cũng thấy rõ. Tại sao ‘Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt’? Con Phật Thích Ca chứ có phải những con vật tế thần đâu mà phải ‘thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh’?
Những kẻ sát nhân, trộm cướp, hiếp dâm gây bao điều xấu ác, bị thế gian khinh chê khổ nhục, các Phật tử phải giơ đầu chịu báng thay cho các chúng sanh này hay sao? Phải nhận lấy việc xấu từ họ ư? Chẳng lẽ việc tốt ít lắm sao lại phải nhường nhau? Tại sao Bồ-tát giới không biết dạy Bồ-tát con nỗ lực làm tốt hơn và khuyến khích mọi người gắng làm tốt nữa, lại vơ lấy cái xấu từ người khác?
Những kẻ ác cứ ác, giết cứ giết, hiếp cứ hiếp, các Bồ-tát con cứ nhận lấy việc xấu của chúng, chịu thay mọi khinh chê khổ nhục, liệu thế gian có tốt đẹp được không hay khốn khổ vẫn hoàn khốn khổ? Thi ân vô trí kiểu này có khác gì những hạng ‘anh hùng rơm’?
Trên đời có bốn hạng người:
1. Làm hại mình, hại người.
2. Làm hại mình, nhưng lợi người.
3. Làm lợi mình, nhưng hại người.
4. Không hại mình, không hại người; lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới.
Trong bốn hạng người trên, ai là người hiền trí nhất, cao quý nhất? Hẳn là hạng người thứ tư. Khốn thay, những kẻ vẽ ra Bồ-tát giới và những ai tin theo ngụy giới này đã không nhận thức được những giá trị trên để hướng đến. Trái lại họ chỉ ‘dại’ nhau sẵn sàng làm hại mình, lợi người ‘phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt’.
Anh hùng rơm kiểu này có hơn gì mấy con cá cắn câu, mấy con chim mắc bẫy? Chúng cũng đang chịu những sự khinh chê khốn khổ cho người khác hưởng lạc đấy chứ? Chúng cũng đang nhận lấy việc xấu ác, nhường cho con người món tốt lành chứ có thua gì các Bồ-tát Đại Thừa?
Cho nên mới có thơ rằng:
Cá, chim đệ nhất từ bi
Cắm đầu hại mạng, gan lì lợi tha.
Bao đời theo với ác ma
Quẩn quanh tà đạo, biệt xa cõi lành.
Tập San Luật Học
------------------
Bài liên quan

5/11/2016

Nội công, ngoại kích


Như trong Kinh Luật gốc còn ghi lại, ngay thời Phật các ngoại đạo sư cũng đã biết giả dạng Tỷ-kheo để nhiễu hại Đạo Phật ngay từ bên trong. Bên cạnh đó họ còn có rất nhiều các thủ đoạn phá hoại từ bên ngoài khác nhau.
Đức Phật và các Thánh Tăng đều biết rõ và có những hành động thích đáng. Một số trích đoạn dưới đây cho thấy thêm các khía cạnh đa dạng của kế sách “nội công, ngoại kích” của ngoại học đối với Phật giáo.
** Trích Kinh Phật Tự Thuyết (V) (Ud 51)
“…5. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna suy nghĩ: "Vì người nào mà Thế Tôn nói: 'Này Ananda, hội chúng này không thanh tịnh'?" Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna với tâm của mình tác ý đến tâm toàn thể chúng Tỷ-kheo.
Tôn giả Mahā Moggallāna thấy một người ác giới, theo ác pháp, không thanh tịnh, sở hành đáng nghi ngờ, hành động được che đậy,không phải Sa-môn tự xưng là Sa-môn, không theo Phạm hạnh tự xưng là Phạm hạnh, nội tâm hủ hóa, đầy ứ dục vọng, một đống rác ô uế đang ngồi giữa chúng Tỷ-kheo, thấy vậy từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến người ấy, sau khi đến nói với người ấy:
- Hiền giả hãy đứng dậy, Thế Tôn đã thấy Hiền giả. Hiền giả không được cộng trú với chúng Tỷ-kheo.
Người ấy giữ im lặng…”
** Thừa tự Pháp trích lục
Thế đấy, một kẻ không phải Sa-môn Tỳ-khưu nhưng tự nhận Sa-môn Tỳ-khưu, rồi ngồi giữa chúng Tỳ-khưu, nếu không phải là gián điệp thì còn là gì nữa? Chỉ có điều Đức Thế Tôn thấy rõ, các Thánh Tăng thấy rõ và chỉ rõ, thế nhưng xem ra nhiều con Phật đời sau vẫn không biết rõ để rồi ngây thơ rơi vào gian kế “nội công ngoại kích” của Ác ma.
Thủ đoạn “nội công, ngoại kích” là một mặt giả danh quy y chui vào làm giả sư để xuyên tạc, quấy phá, chia rẽ Phật giáo ngay từ bên trong, một mặt trực tiếp công phá, não hại Phật giáo từ bên ngoài. Trích đoạn chánh Kinh dưới đây cho thấy có nhiều thái độ khác nhau “với vô số phương tiện” được thực hiện của các ngoại học đối với chánh Tam Bảo.
** Trích Kinh Phạm Võng, Số 1, Trường Bộ
“1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Rājagaha (Vương Xá) và Nalandā, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.
Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Rājagaha và Nalandā cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng
Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.”
** Thừa tự Pháp trích lục
Cùng là du sĩ ngoại đạo, nhưng thầy thì phỉ báng còn trò lại tán thán.Nếu trò tán thán Tam Bảo, tại sao không đi theo Phật mà vẫn lẽo đi theo ông thầy của mình? Hay cả hai thầy trò Bà-la-môn giáo đang tung hứng và dùng “vô số phương tiện” để quấy rối Phật giáo chăngCó thể lắm! Vì sao?
Vì có những lời phê phán phàn nàn đúng đắn và có những lời tán thán ca ngợi chân thành, thế nhưng cũng có những lời phỉ báng do thù hận,và cũng có những lời tán thán do giả dối. Do vậy, trước tất cả những kiểu phỉ báng và tán thán, Đức Thế Tôn đã dạy rõ cho các Tỷ-kheo:
“5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
- Bạch Thế Tôn, không thể được!
6. - Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".
Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".
** Thừa tự Pháp trích lục
Gặp những lời hủy báng chê bai mà tức tối sẽ không còn sáng suốt biết rõ đúng sai, phải trái. Gặp những lời tán thán giả dối mà thích thú, tự đắc cũng nguy hại vô cùng, sớm muộn gì cũng rơi vào vòng tay của Ác ma.
Các kinh văn cải biến về sau này đều có chung một đặc điểm là chúng đều mang những hình thức, ngôn ngữ Phật giáo, thậm chí vinh danh Phật, vinh danh pháp cải biến, vinh danh Bồ-tát… khiến những người con Phật dễ mất cảnh giác, dễ tin ngay chúng là ‘kinh của Phật, pháp của Phật’.
Một khi người thọ trì đã cả tín tin theo thì dù các ‘Tam tạng’ cải biến có trái với Kinh Luật gốc đến đâu cũng dễ dàng được chấp nhận, có tà kiến đến đâu cũng bị ngộ nhận là ‘chánh kiến’, có tà đạo đến đâu cũng bị ngộ nhận là ‘chánh đạo’. Đây chính là điều Đức Thế Tôn đã cảnh báo “sẽ có hại cho các ngươi”.
Thích Chứng Minh
 -----------------------
Bài liên quan

5/10/2016

PHẬT ĐẢN: coi chừng mang tội


Mùa Phật Đản lại về. Một nhóm cư sĩ thuần thành, không quản mệt nhọc, lần đầu tiên tìm đến một ngôi chùa cổ toạ lạc trên đỉnh một non thiêng. Vừa lên tới nơi, đoàn khách hối hả bước vào chánh điện để thực hiện nghi thức “tắm Phật” theo như thông lệ. Thế nhưng mọi người nhìn trước nhìn sau, chẳng ai thấy bàn thờ tôn tượng đức Bồ-tát đản sanh ở đâu.
Đoàn khách còn đang thắc mắc, bỗng thấy một vị cao tăng bước ra từ sau chánh điện. Vị trưởng lão im lặng quỳ trước bàn thờ Phật, trang nghiêm thực hành tam bái, rồi lặng lẽ bước lên Pháp toà an toạ. Mọi người đảnh lễ Phật xong quay sang đảnh lễ vị trưởng lão. Một cư sĩ mau miệng:
_ Thưa tôn sư, ngài có phải là trụ trì ngôi cổ tự này không ạ?
Vị cao tăng mỉm cười nhẹ nhàng:
_ Phải, nhưng… không phải!
Cả đám cư sĩ tròn mắt:
_ Nghĩa là sao ạ?
_ Lát nữa sẽ biết!
Đạo sư lại cười hiền trấn an mọi người. Vị cư sĩ đứng bên thắc mắc:
_ Bạch ngài, con thấy nhiều chùa trong mùa Phật Đản đều có tục lệ “tắm Phật”, nhưng sao chùa ta không có?
Vị trụ trì nghiêm mặt:
_ Đó chỉ là chuyện vẽ vời của người đời sau. Trong Kinh và Luật gốc không hề có việc như thế.
_ Nhưng thưa ngài, xem ra hình thức ấy cũng nên lắm chứ? Nhiều người còn cho rằng đó là nghi thức thiêng liêng bắt buộc trong mỗi lần Phật Đản.
_ Trái lại là đằng khác! Mọi người không tìm hiểu kỹ chánh Kinh chánh Pháp, đua đòi theo phái mới, bắt chước nhau làm càn, xúc phạm đấng Thế Tôn mà không biết, kính lễ đâu không thấy lại thấy tội nặng thêm.
Mọi người giật mình, giương mắt nhìn nhau chột dạ. Không hẹn mà nên cả nhóm chắp tay thành kính, vị trưởng nhóm cung thỉnh:
_ Bạch đại sư, kính mong ngài từ bi chỉ rõ cho chúng con biết vì sao như thế.
Vị cao tăng im lặng một lát, rồi nghiêm giọng:
_ Vậy, các ngươi hãy lắng nghe và suy nghiệm cho kỹ, ta nhắc lại nguyên văn chánh Kinh chánh Pháp.
_ Thưa vâng, đại sư. Cả đám cư sĩ kính cẩn lắng tai. Vị đại sư nhấn giọng từng lời:
_ Chính ngài Ananda đã nói nguyên văn thế này trong bài kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, số 123, Trung Bộ 3: “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, bốn vị Thiên Tử đến canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".
Lại nữa, ngài Ananda còn thuật tiếp“Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ananda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Cả nhóm cư sĩ còn đang phân vân chưa hiểu hết ý nghĩa đoạn kinh đã nghe vị cao tăng dạy tiếp:
_ Những ai không tin điều hy hữu, vị tằng hữu nơi đấng Thế Tôn đó là nghiệp của họ, còn các ngươi là những cư sĩ thuần thành tại sao lại không hiểu điều này? Biết đặt niềm tin chân chánh vào sự hy hữu nơi một Đấng Thiêng Liêng suốt đời chỉ dạy cho con người làm lành lánh ác, có lợi hay không cho các ngươi, cho xã hội?
Thử hỏi Đức Bồ-tát đã thanh tịnh như vậy, đã trong sạch thiêng liêng đến như vậy còn cần gì các ngươi tắm rửa. Không lẽ Đấng Thiêng Liêng Hy Hữu ra đời cũng uế trược như các ngươi hay sao mà cần phải sạch sẽ?
Vả lại chỉ có hai dòng nước từ cõi Trời thanh tịnh mới xứng đáng được dùng cho kim thân của đấng Bồ-tát và mẹ ngài, còn thứ nước ô nhiễm của các ngươi chỉ dành cho các ngươi mà thôi. Hãy lưu ý, chỉ có hai dòng nước tắm rửa cho Ngài chứ không có bất kỳ một chư Thiên nào hay người nào được phiền nhiễu Bồ-tát.
Ấy thế mà các ngươi hết kẻ này đến kẻ khác đua nhau dội lên Ngài thứ nước bất tịnh của các ngươi, như vậy có bất kính không, có vô lễ không?
Giả sử các ngươi không muốn người khác phiền nhiễu đến cha mình đang ở nhà, nhưng người ta cứ nghe lời xúi dại của kẻ xấu, đổ thứ nước ô nhiễm của họ lên mình cha của các ngươi, các ngươi nghĩ sao?
Kính trọng nhớ ơn có thiếu gì cách, cớ gì lại đi làm những chuyện trái với lời Phật dạy, xúc phạm Đấng Hy Hữu như vậy? Lịch sử Phật giáo đã cho thấy có không ít những kẻ ác tâm bày vẽ đủ thứ chuyện nham hiểm nhằm phỉ báng Tam Bảo, thế mà các ngươi đã không suy nghĩ cẩn trọng lại vội tin ngay mọi thứ để rồi rơi vào bẫy của những kẻ gian ngụy, mang tội bất kính với đấng Bồ-tát.
Ta nói cho các ngươi rõ: kẻ nào bày trò “tắm rửa” kiểu đó là những kẻ không hiểu rõ kinh văn, không nhớ lời đấng Thế Tôn, xúc phạm bậc Thầy Trời Người, tất không thoát khỏi tội trọng. Nơi nào tạo điều kiện cho kẻ khác mang tội, trụ trì và tăng ni nơi ấy phải chịu trách nhiệm trước nhân quả. Ai lui tới những nơi đó, nếu có bị Bốn Đại Thiên Vương quở phạt, đừng trách tại sao như thế! 
Nói xong, vị Trưởng Lão ngồi im bất động. Cả nhóm cư sĩ há hốc mồm, giật mình kinh hãi. Bấy lâu nay họ chỉ biết xưa bày nay làm chứ có chịu học hỏi Kinh điển đâu mà biết chuyện. May sao hôm nay nhờ có cao tăng chỉ dạy nên họ mới hiểu ra điều dại dột.
Thảo nào, rằm nào họ cũng chăm đi chùa, Phật Đản nào họ cũng siêng “tắm Phật”, ấy thế mà khổ đau vẫn hoàn đau khổ, tai họa vẫn hoàn tai họa. Quả thật, vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ, tin lầm ác ma lại càng đau khổ nhiều hơn. Mọi người tưởng tôn kính Phật, hóa ra lại xúc phạm Ngài. Nguy thật!
Mọi người không ai bảo ai đều cúi đầu sát đất đảnh lễ tri ân vị Thầy trụ trì đã từ bi giáo hoá. Chốc lát mọi người nhìn lên đã thấy vị Trưởng Lão bỏ đi từ lúc nào khiến cho ai nấy nhìn nhau ngẩn ngơ hụt hẫng.
Không lẽ ngài còn phiền giận?
Cả nhóm bảo nhau túa ra đi tìm thầy trụ trì để thanh minh sám hối. Loay hoay một lúc mọi người vẫn chẳng thấy ngài đâu. Cuối cùng đoàn khách rủ nhau vào nhà thờ Tổ đảnh lễ. Chừng mọi người nhìn lên bàn thờ Tổ khói nhang còn nghi ngút mới giật mình thất kinh hồn vía.
Hoá ra vị Cao Tăng lúc nãy chính là vị Tổ sư đã chết ba trăm năm trước đây. Thì ra ngài đã là trụ trì, nhưng giờ đây không còn nữa. Lúc nãy ngài bảo “phải, nhưng không phải là vì vậy”. Mọi người nhìn nhau rùng mình vừa mừng vừa sợ.
Hẳn, vị Tôn sư vì cảm kích trước tấm lòng thành của họ nên đã linh ứng từ bi chỉ dạy cho biết. Bất giác cả đám vội vàng sụp xuống đảnh lễ di ảnh của vị Tổ sư rồi trở ra chánh điện thành tâm đảnh lễ sám hối Đức Phật. Tất cả cùng tâm nguyện khi trở lại nhà họ sẽ nhắc nhở mọi người về những điều họ vừa được nghe trong mùa Phật Đản năm nay.
Thiên Nữ ViS@kh@
_________________
Ghi chú:
Suốt 26 thế kỷ qua, Đạo Phật chính thống có một ngày thiêng liêng trọng đại, đó là ngày Vesak, hay ngày Tam Hợp, tức là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết Bàn thống nhất. Đối với một Đấng Thiên Nhân Sư có thể chủ động nhập thai, chủ động nhập diệt thì chuyện này không có gì khó hiểu.
Thế nhưng sau này các tổ lại phân chia thành ba ngày đản sanh, thành đạo và nhập Niết Bàn khác nhau, rồi tổ chức mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi tông mỗi cách khiến cho Phật giáo càng bị phân hóa nhiều hơn.
Đã vậy ngày Phật đản thường được tổ chức rầm rộ hơn, khiến cho ngày ‘thành đạo’ và ngày ‘nhập Niết Bàn’ không được coi trọng đúng mức. Đây là một thâm ý của các tổ sư gián điệp.
Mỗi người con Phật cần ý thức được điều này và trở về chánh đạo chánh pháp ngay trong cách tổ chức lễ Vesak - Tam Hợp đúng cách và thống nhất.