Ma tâm

Ma tâm

5/09/2016

Bụt A Hàm dạy tự kiêu?


Thật vậy, những ai muốn biết rõ hãy đọc bài phân tích so sánh hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm dưới đây sẽ rõ.
Phân tích so sánh
Kinh Trạm Xe, số 4, Trung Bộ Pali (bản dịch của HT Thích Minh Châu)

A9. Kinh Thất Xa, số 9, Trung A Hàm 
(bản dịch của TT Tuệ Sĩ)
Chánh kinh Pāli: “Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên: “Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau:
"Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo;
tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo;
tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo;
tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo;
tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo;
tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo;
tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo;
tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo;
tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ?".
Tà kinh A Hàm: “Trong các Tỳ-kheo địa phương, Tỳ-kheo nào được các Tỳ-kheo khen ngợi rằng: ‘Tự mình thiểu dục, tri túc và khen ngợi thiểu dục, tri túc; tự mình nhàn cư và khen ngợi nhàn cư; tự mình tinh tấn và khen ngợitinh tấn; tự mình chánh niệm và khen ngợi chánh niệm; tự mình nhất tâm vàkhen ngợi nhất tâm; tự mình có trí tuệ và khen ngợi trí tuệ; tự mình lậu tận và khen ngợi lậu tận; tự mình khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ và khen ngợi khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ’ chăng?”
Phân tích: Theo bối cảnh của kinh Trạm Xe, khi ấy Đức Phật ở tại Vương Xá, Trúc Lâm, Kalandakanivapa, và ngài hỏi các Tỳ-kheo địa phương rằng ai là người được các Tỳ-kheo đồng cộng trú tán thán về các phẩm hạnh tự mình làm và giảng thuyết về điều ấy. Các Tỳ-kheo địa phương thưa đó là Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta (Mãn Từ Tử).
Cũng trong Pali, vị Tỳ-kheo tự mình làm điều hay và giảng dạy điều hay cho người khác noi theo, lời nói và việc làm của vị ấy phải đi đôi với nhau, đây là người đáng tán thán.
Thế nhưng, theo A Hàm, người tự mình làm điều gì rồi lại khen ngợi việc làmấy, điều này chẳng khác nào muốn ca ngợi chính mình. Và những ai tán thán người như vậy có trí tuệ không? Các dịch giả Tà kinh A Hàm chỉ cần cải biên một chút đã khiến chánh pháp trở thành ngụy pháp, khôi hài. Nguy hại thay, đấy lại là lời của “Bụt A Hàm”!
Lại nữa, độc cư khác với nhàn cư nhiều lắm! Một kẻ lười biếng và khoác lác thừa sức sống nhàn cư và khen ngợi nhàn cư. Bụt A Hàm dạy điều này là khuyến khích đệ tử A Hàm phóng dật rồi.
Đã thế, vì sao A Hàm lại lược bỏ “tự mình không ô nhiễm” và “thành tựu về giới hạnh” vốn là những đức tánh đáng trân trọng của một vị Tỳ-kheo đệ tử Phật? Hẳn là các tay gián điệp biên dịch kinh điển muốn Phật giáo bắc phương suy đồi ô nhiễm, để từ đây mới phát sanh những kiểu phá chấp, phá giới, phá hạnh của mấy kẻ thích-cải-biến.
***
Chánh kinh Pāli: “Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sāriputta suy nghĩ như sau: "Hạnh phúc thay Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Ðạo Sư, và được bậc Ðạo Sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả."
…Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sāriputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sāriputta: "Hiền giả Sāriputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Puṇṇa Mantāṇiputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa".
Rồi Tôn giả Sāriputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi).”
Tà kinh A Hàm: “Lúc bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử đang ngồi giữa đại chúng. Tôn giả Xá-lê Tử suy nghĩ như vầy: “Thế Tôn theo sự thật mà hỏi các Tỳ-kheo địa phương kia. Các Tỳ-kheo địa phương vô cùng khen ngợi Hiền giả Mãn Từ Tử…
Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, vị nào là Hiền giả Mãn Từ Tử?”. Các Tỳ-kheo bạch Tôn giả Xá-lê Tử: “Xin thưa, vị ngồi trước Như Lai, trắng trẻo, mũi cao như mỏ chim Oanh vũ, là vị ấy”. Tôn giả Xá-lê Tử đã biết đúng mặt Mãn Từ Tử, liền ghi nhớ kỹ.”
Phân tích: Tôn giả Sāriputta khi biết được các Tỳ-kheo địa phương đều tán thán Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta nên Ngài rất hoan hỷ và muốn gặp mặt đàm đạo.
Cũng theo chánh kinh Pāli, với truyền thống “tôn sư, trọng đạo, kính Phật, kính Pháp”, tất cả các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ, cùng chư Thiên khi đã hiểu được giá trị của Chánh Pháp đều bảy tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với bậc Ân Sư hy hữu vĩ đại bằng cách ngồi thấp xuống một bên hoặc đứng một bên Đức Thế Tôn, không ai dám ngồi trước mặt bậc Đạo Sư đáng tôn kính.
Thế nhưng những nhà cải biên A Hàm đã cho Mãn Từ Tử và nhiều người khác phá lệ, ngồi trước mặt Như Lai. Hành vi này không phải không có lý do. Vì từ đây vài trăm năm sau trong truyền thống cải biến đã có những kẻ dám vô phân biệt Bụt và cục cứt khô, với con cầy, “gặp Phật giết Phật”… âu đó cũng là điều các ác ma mong muốn. Mọi sự phá hoại đều có quá trình của nó. Và tất nhiên, mọi tai họa cũng đều phải như vậy, không khác.
Một bên Chánh kinh Pāli nêu rõ ngài Xá-lợi-phất tán dương, ca ngợi vị đồng đạo đáng quý; thế nhưng trong Tà kinh A Hàm những chi tiết này bị lược bỏ, thay vào đó là những chi tiết dễ gây ngộ nhận rằng ngài Xá-lợi-phất ganh tỵ ngầm với Mãn Từ Tử, vị có “mũi cao như mỏ chim”.
***
Chánh kinh Pāli: “Tôn giả tuần tự đi đến Sāvatthi, Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.”
Tà kinh A Hàm: “Tôn giả Mãn Từ Tử đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu làm lễ, rồi trải Ni-sư-đàn phía trước Như Lai mà ngồi kiết già.”
Phân tích: Theo Pāli, danh từ “nisīdanaṃ” có nghĩa là y lót ngồi, hay tọa cụ. Tuy nhiên khi các dịch giả A Hàm gián điệp dịch chữ “nisīdanaṃ” thành “Ni-sư-đàn” lại là kiểu chơi chữ ma mãnh thông thường của họCác Tỳ-kheo A Hàm thường khoác ‘đàn ni sư’ trên vai hoặc ngồi lên trên như Mãn Từ Tử không hiếm.
Đoạn kinh trên lại một lần nữa cố ý cho Mãn Từ Tử vô lễ trước Bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nếu những ai đọc kỹ A Hàm và các kinh luật luận Đại Thừa đều có thể nhận ra rất nhiều những mánh khóe tiểu nhân tương tự đã được các dịch sư gián điệp gieo rắc tràn lan trong tam tạng cải biến.
***
Chánh kinh Pāli: “Tôn giả Sāriputta thưa với Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta:
-- Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
-- Thật như vậy, Hiền giả.
-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.
…-- Hiền giả, khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?", Hiền giả trả lời "Không phải vậy".”
Tà kinh A Hàm: “Tôn giả Xá-lê Tử… hỏi Tôn giả Mãn Từ Tử rằng:
“Này Hiền giả, phải chăng Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh?” Đáp rằng: “Đúng vậy”.
“Này Hiền giả, vì lý do gì, có phải vì giới thanh tịnh nên ngài theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?” Đáp rằng: “Thưa, không phải vậy”…
 Lại hỏi: “Tôi vừa hỏi Hiền giả rằng: ‘Phải chăng Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh?’ Hiền giả đáp: ‘Đúng vậy’. Rồi tôi hỏi Hiền giả: ‘Có phải vì giới thanh tịnh nên Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?’ thì Hiền giả đáp: ‘Không phải vậy’”
Phân tích: Trích đoạn kinh trên ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài Sāriputta và ngài Puṇṇa Mantāṇiputta. Theo ý nghĩa trong Chánh kinh Pāli các Tỳ-kheo sống phạm hạnh theo lời dạy của Đức Thế Tôn không phải chỉ vì mục đích đạt được giới hạnh thanh tịnh mà còn vì mục tiêu tối hậu nhằm đi tới đoạn diệt phiền não khổ đau ngay trong kiếp sống này. Nói khác đi giới hạnh thanh tịnh chỉ là trạm xe đầu tiên đi tới giải thoát chứ không phải mục đích cuối cùng.
Ngược lại đoạn đối thoại trong Tà kinh A-hàm mô tả Tôn giả Mãn Từ Tử là một người trả lời mâu thuẫn trước sau. Còn ông Xá-lê-tử giống như một kẻ ganh tỵ kẻ đã được người khác khen ngợi, nên tìm đến tận nơi bắt bẻ kẻ có ‘mũi cao như mỏ chim Oanh vũ’, đã bị ngài ‘biết đúng mặt Mãn Từ Tử, liền ghi nhớ kỹ’.
Ở đời vốn không thiếu những kẻ ngoại học đố kỵ với Phật giáo sẵn sàng ‘ném đá dấu tay, ngậm máu phun người’! Chính vì thế, không phân biệt rõ chánh kinh - tà kinh tất sẽ phải gánh lấy tai họa trước mắt cũng như lâu dài.

Tập San Phật Học

----------------------

Cùng đề tài


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét