Ma tâm

Ma tâm

5/12/2016

Bác giới 'khen mình, chê người' của Bồ-tát giới


Nguyên văn giới trọng thứ 7 của Bồ-tát giới: 
“- GIỚI TỰ KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI
Nếu Phật tử, tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanhmình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử nầy phạm «Bồ Tát Ba La Di tội».”
Phản bác
Chiếu theo giới này thì những kẻ bắt chước kinh văn mới, khen ngợi mình là Đại Thừa, lên mặt chê bai những kẻ Nguyên Thuỷ Nhị Thừa, đều phạm tội Ba-la-di thứ bảy.
Những ai rao giảng kinh Kim Cang với những câu “…giáo pháp Đại Thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (đoạn 25), đây là tội ‘khen mình, chê người’. Chiếu theo Bồ-tát giới phạm Ba-la-di phải bị tẩn xuất khỏi chùa!
Những ai tu thiền Tông tự xưng ‘tối thượng thừa thiền” và khinh miệt thiền Nguyên thủy là ‘phàm phu thiền, tiểu thừa thiền’, là thứ ‘chồi khô mộng lép, tiêu nha bại chủng’… những người này đã khen mình, chê người, phạm Ba-la-di của Bồ-tát giới, phải bị tẩn xuất khỏi chùa!
Những ai rao giảng Pháp hoa, tán dương Đại thừa là cỗ xe lớn, còn Tiểu thừa chỉ là cỗ xe nhỏ, kém cỏi. Đây là tội ‘khen mình, chê người’, chiếu theo Bồ-tát giới cũng phạm Ba-la-di, phải bị tẩn xuất.
Ngay cả những ai thọ Bồ-tát giới này và thực hành theo các giới tôn vinh Đại thừa, coi khinh Tiểu thừa chẳng khác gì ngoại học, tà kiến, như các giới trọng thứ 6, giới khinh thứ 8, 15, 24 v.v…; nhũng người này cũng phạm tội ‘khen mình, chê người’, phải bị Ba-la-di, tẩn xuất khỏi chùa!
Nguy hiểm hơn nữa, nếu những người này tin theo các tổ sư Bà-la-môn gián điệp tiếp tục chia rẽ Đạo Phật thành Đại Thừa và Tiểu Thừa, khen ngợi ăn chay theo truyền thống Bà-la-môn giáo, khinh thường lối ăn ‘tam tịnh nhục’ của Phật giáo Nguyên Thuỷ, gây cảnh kì thị hơn thua chia rẽ trong Tăng đoàn; đây là tội phá hoà hợp Tăng, tất khó tránh khỏi địa ngục Vô gián.
Mọi người hãy đọc kĩ các kinh - luật - luận Đại Thừa và cả Bồ-tát giới này để xem có đầy dẫy tội khen Đại Thừa chê Tiểu Thừa không? Có đầy dẫy những cái bẫy gây phân hoá Tăng đoàn Đạo Phật không?
Mọi người phải đọc kĩ vì những tổ sư gián điệp chống phá Đạo Phật rất tinh ma. Họ cũng biết giả lời Phật, khéo léo ngụy trá vinh danh Phật vài câu để mọi người lầm tin chúng là kinh sách Phật giáo, sau đó họ mới ma mãnh cài vào những tà pháp, tà luật chống trái ngược lại với tinh thần Kinh Luật gốc.
Chỉ có những ai giới hạnh thanh tịnh, tỉnh giác thận trọng mới có thể phát hiện ra những thủ đoạn thâm độc kiểu này. Và chỉ có những ai có đủ sức mạnh trí tuệ mới vượt qua được bóng ma của các ‘Bồ-tát gián điệp’ để lên tiếng tố cáo.
Xét ngay nơi giới luật này cũng thấy rõ. Tại sao ‘Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt’? Con Phật Thích Ca chứ có phải những con vật tế thần đâu mà phải ‘thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh’?
Những kẻ sát nhân, trộm cướp, hiếp dâm gây bao điều xấu ác, bị thế gian khinh chê khổ nhục, các Phật tử phải giơ đầu chịu báng thay cho các chúng sanh này hay sao? Phải nhận lấy việc xấu từ họ ư? Chẳng lẽ việc tốt ít lắm sao lại phải nhường nhau? Tại sao Bồ-tát giới không biết dạy Bồ-tát con nỗ lực làm tốt hơn và khuyến khích mọi người gắng làm tốt nữa, lại vơ lấy cái xấu từ người khác?
Những kẻ ác cứ ác, giết cứ giết, hiếp cứ hiếp, các Bồ-tát con cứ nhận lấy việc xấu của chúng, chịu thay mọi khinh chê khổ nhục, liệu thế gian có tốt đẹp được không hay khốn khổ vẫn hoàn khốn khổ? Thi ân vô trí kiểu này có khác gì những hạng ‘anh hùng rơm’?
Trên đời có bốn hạng người:
1. Làm hại mình, hại người.
2. Làm hại mình, nhưng lợi người.
3. Làm lợi mình, nhưng hại người.
4. Không hại mình, không hại người; lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới.
Trong bốn hạng người trên, ai là người hiền trí nhất, cao quý nhất? Hẳn là hạng người thứ tư. Khốn thay, những kẻ vẽ ra Bồ-tát giới và những ai tin theo ngụy giới này đã không nhận thức được những giá trị trên để hướng đến. Trái lại họ chỉ ‘dại’ nhau sẵn sàng làm hại mình, lợi người ‘phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt’.
Anh hùng rơm kiểu này có hơn gì mấy con cá cắn câu, mấy con chim mắc bẫy? Chúng cũng đang chịu những sự khinh chê khốn khổ cho người khác hưởng lạc đấy chứ? Chúng cũng đang nhận lấy việc xấu ác, nhường cho con người món tốt lành chứ có thua gì các Bồ-tát Đại Thừa?
Cho nên mới có thơ rằng:
Cá, chim đệ nhất từ bi
Cắm đầu hại mạng, gan lì lợi tha.
Bao đời theo với ác ma
Quẩn quanh tà đạo, biệt xa cõi lành.
Tập San Luật Học
------------------
Bài liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét