Ma tâm

Ma tâm

9/30/2017

BỒ TÁT GIỚI PHẢN ĐẠO



DẪN: Bồ-tát giới đã tồn tại và lưu truyền qua hằng ngàn năm, thế nhưng không một ai biết lên tiếng cảnh báo, không một lời phân vân thắc mắc, đáng sợ thay sự cả tin mê tín trong tôn giáo. Đọc và suy ngẫm kỹ phần phản biện giới khinh thứ tám của Bồ-tát giới để thấy rõ sự phản đạo của tà giới, tà pháp.

Nguyên văn “8.- GIỚI CÓ TÂM TRÁI BỎ ÐẠI THỪA
Nếu Phật tử, có quan niệm trái bỏ kinh luật Ðại thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì kinh luật tà kiến và tất cả cấm giới của Thanh Văn nhị thừa cùng ngoại đạo ác kiến. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
PHẢN BÁC
Theo nguyên văn phần dẫn nhập của Bồ-tát giới: “Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, TRONG KHI NGỒI DƯỚI CỘI BỒ ÐỀ, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới.”
Thử hỏi: lúc “Phật” ban giới này khi vừa mới chứng đạo, hội chúng chưa có một ai, vậy đã có Đại Thừa - Nhị Thừa chưa mà bên khinh bên trọng? Rõ là có ác ma đời sau phá đạo!
Có một Đạo sư Minh Hạnh Túc nào suốt 45 năm thuyết pháp trước sau như một, thế nhưng một ngàn năm sau xuất hiện trong các tài liệu mới do những kẻ hậu sanh giới thiệu, lại quay ngoắt hoàn toàn, chê bai những điều mình đã nói, xem nó là tà kiến tà luật, và cấm các đệ tử đời sau tu theo? Hẳn chỉ có những đứa con nít quá ngây thơ lại bị cho ăn cháo lú mới tin ngay chuyện này.
Những ai phản đối điều trên hãy chứng minh kinh luật Thanh Văn tà kiến, hại mình, hại người ở chỗ nào? Giới luật Pātimokkha Nhị thừa độc ác chỗ nào? Nó có nguy hại gì mà ‘Bụt Đại Thừa’ do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu lại cấm các đệ tử không được thọ trì nghiên cứu Kinh - Luật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni?
Không lẽ một bậc Đạo Sư Minh Hạnh Túc không còn cách nào hay hơn lại dạy pháp tà kiến cho các đệ tử Thanh Văn cho họ bị khốn nạn, dành pháp ‘Đại Thừa cao siêu’ cho những kẻ đời sau tin theo các tổ sư Bà-la-môn?
Thử hỏi những ai còn tin Bồ-tát giới, năm giới của người cư sĩ tại các nước Phật Giáo Nguyên Thuỷ có còn được truyền thừa hay bị phá chấp? Thời Phật các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni Thanh Văn Nhị Thừa có ca ngợi nhau ‘chém mèo’ như Thiền sư Nam Tuyền, có tôn vinh nhau uống rượu ăn thịt chó như Tế Điên Tăng, có cổ vũ nhau tu tập ‘thiền ôm thiền ấp’, có vừa niệm chú vừa trai gái phối hợp song tu?
Hẳn, chỉ có những kẻ xấu ác mới cấm đoán những người tin theo chúng tránh xa những pháp luật thiện lành, huỷ mạng liều thân cho các pháp luật tà vậy, để dễ dắt dẫn họ vào lối quỷ đường ma. Và cũng chỉ có ác ma mới đảo điên đổi chánh thành tà, biến ngụy thành chân, đổi chân thành ngụy để lừa phỉnh những kẻ ngây thơ đi theo đường xấu do bọn chúng vẽ ra.
Chính vì thế Đức Thế Tôn đã không ít lần khuyến giáo các con Ngài: “chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình” (Kinh ‘Các Vị Ở Kesaputta’)
Xưa cũng vậy và nay cũng vậy. Các con Phật phải luôn ghi nhớ:
chớ có tin vì nghe truyền thuyết Phật Thích Ca mới thành đạo, hội chúng chưa có một ai, đã kiết giới Bồ-tát, dạy đệ tử phải khinh chê ‘Tiểu Thừa’.
- chớ có tin vì Bụt kiết giới Bồ-tát lúc mới chứng đạo, thế nhưng đã có Đại Thừa - Nhị Thừa.
chớ có tin vì theo truyền thống ăn chay, niệm chú của Bà-la-môn giáo (Giới khinh thứ 3).
chớ có tin vì được kinh điển ngụy tạo truyền tụng rằng Nhị Thừa là tà kiến, ngoại học (Giới khinh thứ 8, 15, 16, 24…)
chớ có tin vì diễn giải sám hối hảo tướng (Giới khinh thứ 5)
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện kiểu bán rượu tội trọng, uống rượu tội khinh (Giới trọng 5, giới khinh 2)
chớ có tin vì phù hợp với định kiến ăn mặn là sát sanh, ăn chay như Bà-la-môn mới là tu Phật (Giới khinh 3, 4,
chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền Đại giáo, trịch thượng chúng sanh nào cũng thành Phật.
chớ có tin vì vị tổ sư gốc Bà-la-môn tự xưng là Bồ-tát, là Phật sống, là thánh tăng.
TẬP SAN LUẬT HỌC
-------------------------
Tham khảo

LÕI CÂY NIKAYA


9/27/2017

"BỒ TÁT NGHỊCH HẠNH" - TÊN GIÁN ĐIỆP NGUY HIỂM!


"BỒ TÁT NGHỊCH HẠNH" - TÊN GIÁN ĐIỆP NGUY HIỂM!

Hỏi: Trong kinh Nikāya, Đức Phật đã không ít lần khuyến cáo rằng Ngài không thấy bất kỳ một thiện pháp nào, dù nhỏ như đầu lông đuôi ngựa nơi Đề Bà Đạt Đa. Trong Tăng Chi tập II, trang 543, Ngài nhấn mạnh rằng, phạm năm pháp ngũ nghịch này, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không thể chữa trị.
Lại nữa, trong Tăng Chi tập III, trang 251, Đức Thế Tôn xác định đây là nghiệp chướng không thể bước vào quyết định tánh trong các thiện phápNgay trong các truyện Tiền Thân gốc đáng tin cậy, qua nhiều tiền kiếp quá khứ Đề Bà Đạt Đa đều mang dã tâm muốn làm hại đức Bồ-tát, và đã bị quả báo tương xứng, nhưng vẫn ngoan cố chứng nào tật đó.
Nhưng sau này, khi xuất hiện trong các kinh Đại Thừa, hình như Bụt Đại Thừa đã “quên” hết điều đó, nên nhắc chuyện tiền kiếp trái ngược, phán rằng Đề Bà Đạt Đa là tiên nhân hiền trí đã dạy cả cho Bồ-tát. Không những thế, Bụt Đại Thừa còn ấn chứng cho Đề Bà Đạt Đa, sau này cũng sẽ thành Phật, hiệu là Thiện Nhân.
Tại sao có sự mâu thuẫn như vậy? Có nguy hiểm không khi một kẻ toàn gian, toàn ác, cố tâm hại Phật, hại Pháp, không muốn hồi thiện, nhưng cuối cùng cũng chứng đắc được quả vị tối cao của Đạo Phật?

! Luận sư LONG XÀ TỬ trả lờiĐiều này chứng tỏ lý thuyết của một triết gia là đúng: “Mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển”. Mặc dù trong thực tế có những mâu thuẫn là động lực cho sự hủy diệt, thế nhưng một đất nước, một đảng phái, một tôn giáo được phân hoá thành tám muôn bốn ngàn phe phái khác nhau, đây chính là sự phát triển từ những động lực của mâu thuẫn.
May mắn thay, so sánh với các Kinh điển Tiểu Thừa xưa cũ, có thể thấy rõ các kinh văn Đại Thừa phát triển sau này ẩn chứa đầy dẫy những mâu thuẫn lớn nhỏ như vậy.
Có một sự phát triển cao siêu của kinh Đại Thừa mà mọi người cần thấu hiểu, đó là từ sự kiện ngài Đề Bà Đạt Đa cũng được thành Phật đã cho chúng ta một nhận định vô cùng quan trọng: dù làm hung tạo ác cực kỳ thế nào chăng nữa, cuối cùng cũng vẫn nhập được Niết-bàn.
Theo tinh thần Đại Thừa, có thể rút ra nhận định: hai đường thẳng song song dù có đối nghịch nhau nhưng rốt cuộc cũng quy về một điểm không khác biệt. Cực thiện cũng thành Phật, nhưng cực ác thì cũng đắc Niết-bàn. Đường nào cũng đến La-mã!
Cho nên, thật công bằng khi các chùa Đại giáo phát triển của mình thờ cả ông Thiện và ông Ác. Tôi đề nghị nên thờ cả hình ngài Đề Bà Đạt Đa, Tần Thuỷ Hoàng, Hitler, Pôn-pốt để nhắc nhở thường xuyên mọi người nên biết “vô phân biệt” theo tinh thần cùng một cỗ xe nhất thừa Pháp Hoa: “chúng sanh đồng Phật tánh”, cũng như tinh thần “không dơ, không sạch, không ngu, không trí” của Bát Nhã Tâm Kinh, và “không thiện, không ác” của Lục Tổ Huệ Năng.
Có “vô phân biệt” như thế mới tạo một cú hích mạnh mẽ cho những kẻ còn muốn cố chấp vào Nhị thừa để họ được sáng mắt, không còn bày đặt đòi phân biệt thiện - ác, tốt - xấu, chánh - tà, đúng - sai nữa. Rõ là lắm chuyện!
Nhờ có các Tổ sư gốc Bà-la-môn kết tập các kinh điển Đại Thừa cao siêu sau này mà chúng ta mới biết được thêm có những đạo lộ “vô phân biệt” thâm sâu, rốt ráo như vậy. Nhờ có các Bồ-tát Đại thừa nghịch hạnh mới giúp những kẻ làm ác cứ vững tâm với lý tưởng nghịch hạnh của mình.
Ơn của các ngài luận sư Bà-la-môn nói sao cho xiết! Nó cao hơn cả gió mây, sâu hơn cả địa ngục. Hy hữu lắm, may mắn lắm mới thọ trì được các kinh như vậy, không phải dễ đâu. Xin ai đó chớ coi thường, kẻo lại mang tiếng vô ơn trước tấm lòng vì đạo Phật của các ngài luận sư Bà-la-môn vĩ đại!
{
] TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG trả lời: Không có gì mâu thuẫn nếu biết nhìn dưới góc độ... tiểu thuyết viễn tưởng.
Theo tinh thần giáo lý Đại Thừa phát triển, do các tu sĩ gốc Bà-la-môn kết tập và xiển dương, thành Phật có khó gì đâu: chỉ cần buông đao lập địa là thành Phật ngay thôi. “Đức Phật” trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân còn phong cho cả con khỉ Tôn Ngộ Không được làm Đấu Chiến Thắng Phật nữa kia.
Cho nên việc Đề Bà Đạt Đa trong kinh văn Đại Thừa sẽ thành Phật là chuyện nhỏ, nhỏ như lỗ thủng trên đáy thuyền vậy mà! Hẳn mọi người đều biết, “Phật Đại Thừa” đã từng tuyên bố “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Cho nên trong kinh Kim Cang, đoạn 28, nói có tới “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật như lai” nữa đấy.
Phàm điều gì chỉ có một, duy nhất một mới quý; nhiều như cát sa mạc thì còn quý báu, giá trị gì nữa kia chứ? Trong kinh văn gốc Nikāya, trước sau chỉ có sáu vị Phật quá khứ và trong kiếp trái đất hiện tại chỉ có duy nhất Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi. Những câu cuối cùng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn còn ghi rõ:
Khó thay sự chiêm ngưỡng.
Tôn nhan bậc Như Lai.
Trải nhiều nhiều trăm kiếp,
May lắm được một phần.”
“Trải nhiều nhiều trăm kiếp, may lắm được một lần”, và từ vô thủy vô chung trong dòng luân hồi sanh tử, trước sau, chỉ có bảy Đức Như Lai, rõ ràng danh xưng Phật hy hữu biết chừng nào!
Thế nhưng, trái với tinh thần kinh điển Nikāya, trong Phật giáo cải biến lại có đến hàng trăm triệu Phật Như Lai, điều này đương nhiên phải dẫn tới hệ quả: trong thế giới “Đại giáo thừa” đã, đang và sẽ còn xuất hiện hằng hà sa số Phật sống, Phật chết, Phật mẫu, Phật gia, Phật nhi đồng, Tiểu Phật vv.. và vv … nhiều đến phát ngán.
Có như vậy những người sung sướng nhất chắc chắn phải là các luận sư gốc Bà-la-môn kết tập kinh văn Đại Thừa. Hẳn là họ đang ngậm cười nơi “sâu hơn địa ngục”, vì biết rằng củ cà rốt “chúng sanh đều là Phật” của họ cũng đã dụ được một mớ các con lừa tin theo!
Đọc và tin theo các tiểu thuyết viễn tưởng như vậy rõ ràng dễ dàng hơn đọc kinh điển Nguyên Thủy của Phật - một bộ kinh vi diệu - phải giữ gìn giới hạnh thanh tịnh mới hiểu được.
Đối với một người có trí tuệ thực sự chỉ có thể nghĩ như sau “Như Lai là Phật đã thành, các Phật tử là bốn Thánh chúng sẽ thành”. Được như thế thôi cũng là phước chín mươi mốt đời của người đệ tử Phật rồi.
Đợi cho trái đất này không còn nữa và một trái đất khác hình thành, lúc ấy may ra mới có một Đức Phật khác ra đời giáo hoá chúng sanh. Còn trong kiếp trái đất này, nếu ai đó nghe theo lời xúi dại, muốn leo cao làm “Phật sống” để rồi bị té đau chết xuống địa ngục thì cứ việc. 
Trong kinh điển Nikāya, không những Devadatta phạm đại nghịch tội lăn đá làm Phật chảy máu mà còn phạm tám phi diệu pháp:
Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?
Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị không lợi dưỡng chinh phục,... bị danh vọng chinh phục... bị không danh vọng chinh phục... bị cung kính chinh phục... bị không cung kính chinh phục... bị ác dục chinh phục... bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi” (Tăng Chi 3, bài kinh “Devadatta”, trang 502).
Thêm vào đó, trong Kinh Phật Thuyết Như Vậy còn ghi rõ:
“Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, bị chinh phục bởi ba phi diệu pháp, với tâm bị chúng xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đây, không thể cứu chữa.
Thế nào là ba?
Bị chinh phục bởi ác dục, với tâm bị ác dục xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đoạ xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa.
Bị chinh phục bởi ác bằng hữu, với tâm bị ác bằng hữu xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa.
Dầu cho còn có những thượng pháp cần phải làm, do đạt được những chứng đắc đặc biệt, nhưng chỉ có giá trị tầm thường, Devadatta đã dừng lại giữa đường.
Này các Tỷ-kheo, bị chinh phục bởi ba phi diệu pháp này, với tâm bị chúng xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, bị rơi vào địa ngục, trú cả kiếp ở đấy, không thể cứu chữa (It. 85, Tiểu Bộ 1, tr. 413)
Do đó nếu ai còn tin theo các luận sư gốc Bà-la-môn cho rằng Devadatta sẽ có quả báo trái ngược với điều tuyên bố nêu trên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thời người ấy thuộc một trong hai hạng đệ tử sau đây: hoặc là mới vào đạo chưa hiểu biết gì, hoặc có tuổi hạ cao nhưng lại ngu si, thiếu thông minh như trong bài kinh “Lời Cảm Hứng” Tăng Chi tập 3, Chương 6, trang 198, Đức Thế Tôn đã khẳng định:
“- Này Ānanda, hoặc Tỷ-kheo ấy là vị tân nhập, xuất gia chưa được bao lâu, hay vị ấy là Tỷ-kheo trưởng lão ngu si, không thông minh. Làm sao khi Ta đã tuyên bố một chiều, ở đây lại có thể có trường hợp thứ hai được?
Ta không thể thấy về một người nào khác, này Ānanda, sau khi tập trung tất cả tâm, Ta đã tuyên bố như vậy, trừ với Devadatta!
Cho đến khi nào, này Ānanda, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được".
Cho đến khi nào, này Ānanda, Ta không thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Davadatta, cho nên Ta đã tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được".
Ví như, này Ānanda, một hố phân cao hơn đầu người, đầy cả phân, và một người rơi vào hố phân cho đến cả đầu. Rồi một người khác đi đến, muốn lợi ích, muốn hạnh phúc, muốn người ấy an ổn khỏi các khổ ách, muốn kéo người ấy ra khỏi hố phân ấy. Người này đi vòng quanh hố phân và không thấy cho đến một điểm nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở người ấy mà không bị dính phân, để có thể nắm lấy chỗ ấy và kéo lên.
Cũng vậy, này Ānanda, cho đến khi nào, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được". Nếu thầy muốn nghe, này Ānanda, Như Lai sẽ phân tích về căn trí của con người”.
Nếu ai đó còn nghi vấn, không biết phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa trường hợp của Ngài Angulimala và Devadatta, hãy đọc hết bài kinh trên để nghe Đức Phật phân tích về sáu căn trí con người và bài kinh Angulimala, số 86, Trung Bộ 2, để hiểu thêm thế nào là sáu chữ “Như Lai tuyên bố một chiều” về trường hợp của Devadatta.
Rõ ràng “trường hợp thứ hai”, hoàn toàn trái ngược của Devadatta, đã xảy ra trong kinh Đại Thừa thì chỉ có tài năng thêu dệt tầm cỡ như Ngô Thừa Ân viết truyện Tây Du Ký mới làm nổi; hoặc nếu không cũng ngang tài với chú Cuội ngồi gốc cây đa mới dám to gan hứa “lèo” như thế.
Tuy vậy, cả hai đều phải thua xa tài nghệ của những tay gián điệp sừng sỏ, muốn phá hoại Đạo Phật ngay từ bên trong. Bởi lẽ họ còn biết bao những thủ đoạn tương tự như vậy, thế nhưng qua hàng ngàn năm vẫn không bị phát hiện.
Tất nhiên sẽ có những ngụy biện về vấn đề một kiếp, hai kiếp, “chúng sanh đồng Phật tánh”… nhưng ở đây, lý do để “Bụt Đại Thừa” ấn chứng cho Devadatta, một đại biểu tượng cho cái ác toàn diện, cho ý chí ám hại Phật Tổ, phá hoại Phật Pháp, phá hoà hợp Tăng cũng được thành Phật, như một tấm gương để người hậu thế noi theo, thì chỉ có một tân sa di ngây thơ hoặc một trưởng lão ngu si, thiếu thông minh mới không hiểu nguyên nhân vì sao.
Đến đây lại phải nhắc lại lời tiên tri siêu việt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni “Khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất” (Tương Ưng Bộ 2). Cũng vậy, trần gian đã có những kẻ ngu xuất hiện, chính họ mới xiển dương cho cái ác, bao che cho cái ác; và đó chính là một tội ác, một ác tội góp phần làm Diệu Pháp biến mất.
Theo HỘI LUẬN PHẬT PHÁP
----------------------
Xem thêm


BỤT A HÀM CÒN GIẬN CÁ CHÉM THỚT!



Thật vậy, nhưng không những Bụt A Hàm mà cả "tam bảo" trong tà kinh A Hàm đều có vấn đề. Bài so sánh giữa hai bản kinh Pali và A Hàm tương đương dưới đây sẽ cho thêm minh chứng.
So sánh số 21
P64. Đại Kinh Malunkya & A205. Kinh Ngũ Hạ Phần Kết
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- "Này các Tỷ-kheo".
--"Bạch Thế Tôn". Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn: -- Con có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
-- Năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy, này Malunkyaputta, Ông thọ trì như thế nào?...”
Tà kinh A Hàm: “Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết, các ngươi có thọ trì chăng?”
Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời. Thế Tôn lại hỏi đến lần thứ ba: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết, các ngươi có thọ trì chăng?” Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời đến lần thứ ba.
Lúc bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Thế Tôn đã từng nói năm hạ phần kết. Con có thọ trì.”
Thế Tôn hỏi: “Này Man Đồng tử, Ta đã từng nói năm hạ phần kết, ngươi có thọ trì chăng?””
Bình: Các dịch giả A Hàm với tài cải biên của mình đã biến Tăng chúng trong A-hàm trở thành si mê, ngờ nghệch hơn Tăng Bảo trong Chánh kinh Pāli đến ba lần!
Chẳng lẽ ông Bụt trong A Hàm lại du hóa cả trong vườn ông Cấp Cô Độc (?) cho nên ngài không nghe Man Đồng Tử nói gì hay sao lại đi hỏi lại một câu thừa đến như thế? Chắc chắn là không rồi, Chánh kinh Pali chẳng bao giờ có sự vô lý như vậy!
***
Chánh kinh Pāli: “-- Này Malunkyaputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần kiết này do Ta giảng dạy? Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến? Thân kiến tùy miênthật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp? Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới? Giới cấm thủ tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng dục tham trong các dục? Dục tham tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình? Sân tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời, Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết giảng năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.”
Tà kinh A Hàm: “Tôn giả Man Đồng tử đáp: “Thế Tôn nói dục là hạ phần kết thứ nhất, con thọ trì như vậy. Nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi, Thế Tôn nói nghi là hạ phần kết thứ năm, con thọ trì như vậy.”
Thế Tôn quở rằng: “Man Đồng tử, ngươi sao lại thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy? Man Đồng tử, ngươi nghe từ miệng ai mà thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy?”
…Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Thế Tôn quở trách ngay mặt, trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời lẽ biện bạch, suy nghĩ mông lung. Thế Tôn sau khi mắng Tôn giả Man Đồng tử ngay mặt rồi, ngồi im lặng.
Lúc ấy Tôn giả A-nan đứng sau Thế Tôn, cầm quạt quạt Phật. Rồi Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật, bạch: “Bạch Thế Tôn, hôm nay thật đúng lúc, bạch Thiện Thệ nay thật đúng lúc, nếu nói cho các Tỳ-kheo nghe năm hạ phần kết. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn dạy sẽ khéo léo thọ trì.”
Bình: Theo Chánh kinh Pāli, khi các ngoại học ngụy biện để phủ nhận năm hạ phần kiết sửĐức Thế Tôn đã đả phá ngay những xuyên tạc của họ bằng cách chỉ rõ những kiết sử này tùy miên nằm sẵn nơi mỗi người trong quá trình tái sanh luân hồi.
Trước sau như một Đức Thế Tôn nhắc rất nhiều lần năm hạ phần kiết sử bao gồm: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham và sân. Trong kinh tạng Pāli đã chứng minh những cư sĩ như Citta, Cấp Cô Độc, Mẹ của Nan-đà… đều hiểu rõ những nhận thức cơ bản này về năm hạ phần kiết sử, huống hồ là các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni.
Thế nhưng với đoạn khác biệt trong A Hàm, các Tỳ-kheo lại không biết những điều căn bản này (?)
Không những thế Bụt A Hàm rất mâu thuẫn, bởi lẽ một mặt chính ngài đã phủ nhận và chối bỏ năm hạ phần kiết sử như Man Đồng Tử đã trình bày, mặt khác ngay sau đó lại giải thích năm pháp này cũng bao gồm: dục, nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi không khác gì Ma Đồng Tử (?) Rõ ràng chuyện phi lý này chỉ có con nít mới không nhận ra thâm ý của các nhà biên dịch A Hàm.
Hóa ra dịch giả A Hàm dựng thêm màn kịch “bắt” các Tỳ-kheo ba lần không dám trả lời Bụt về năm hạ phần kiết sử là do họ ngây thơ không biết hoặc cũng vì họ không muốn bị chửi như Man Đồng Tử.
Thì ra Bụt A Hàm cũng còn giận cá chém thớt, cho nên khi bị các ngoại học cật vấn về năm hạ phần kiết sử ngài lại đổ sự bực tức lên đầu Man Đồng Tử (?) khiến vị này phải “trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời lẽ biện bạch, suy nghĩ mông lung”.
Qua đây cho thấy chân dung Bụt A Hàm thật thô lỗ, cục cằn với những đệ tử đáng thương của mình. Hẳn Bụt A Hàm còn nóng nảy lắm nên ông A-nan mới phải quạt quạt cho ngài hạ hỏa (?)
Trong mọi trường hợp kể trên, câu “Y (tà) kinh giảng thuyết, oan tam thế Phật” là hoàn toàn chính xác.
Theo PHẬT PHÁP LUẬN BÀN
---------------------------
Tham khảo thêm
http://phatgiaodoinay.blogspot.com/2016/03/tam-van-bon-ngan-phap-ba-lamon.html

9/26/2017

BỒ TÁT GIỚI TÀN MẠT PHẬT GIÁO

Thật vậy, ai còn hồ nghi hãy đọc kỹ nguyên văn giới khinh thứ 6 của Bồ-tát giới và phần phản biện dưới đây
Nguyên văn “6.- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường, trăm thức uống ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng đều phải cấp hộ cho pháp sư. Mỗi ngày: sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp chứ không kể thân. Nếu Phật tử không như thế thời phạm “khinh cấu tội”.”
Phản bác
‘Giới không cúng dường thỉnh pháp’ này lại cho thêm một minh chứng rõ ràng cho sự gian ngụy của tổ sư gián điệp chế tác ra Bồ-tát giới.
Các Phật tử Đại Thừa tuy mang danh con Phật Thích Ca, thế nhưng tuân theo giới này chỉ biết cúng dường cho các pháp sư Đại Thừa, cho hội chúng Đại Thừa, và nghe pháp Đại Thừa; còn pháp Nguyên Thuỷ, sư Nguyên Thuỷ, hội chúng Nguyên Thuỷ chánh gốc của Phật Thích Ca thì bị lờ đi, thậm chí phải xem là tà kiến, tà giới không khác gì ngoại đạo.
Xin nhắc lại nguyên văn phần dẫn nhập của Bồ-tát giới "Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới" Thế đấy, lúc Phật mới thành đạo, còn ngồi dưới cội Bồ Đề, lúc này hội chúng chưa có một ai chứ đừng nói gì đến chuyện Đại Thừa - Tiểu Thừa, ấy thế mà "ngài" ban giới Bồ-tát một hai tung hô Đại Thừa, coi khinh Tiểu Thừa. Rõ ràng chỉ có con nít ba tuổi mới không thấy Bồ-tát giới là ngụy giới, tà giới của kẻ đời sau chế tạo ra. Chưa hết...
‘Mỗi ngày ba thời cúng dường’ cho pháp sư Đại Thừa có nghĩa là sáng, trưa, chiều (hoặc tối) phải cung dưỡng phi thời đầy đủ. Gọi ăn uống ‘ba thời’ là ‘phi thời’ vì các Tỳ-kheo thời Phật chỉ ăn đúng thời một ngày một bữa, không ăn phi thời. Ăn ‘ba thời’ là sái thời, sái luật Bát Quan Trai giới nhà Phật.
Các pháp sư Đại Thừa không giữ nổi Bát Quan Trai giới, không dám ăn một ngày một bữa, còn ăn đa thời giống như người phàm trần thế tục, như vậy các vị còn thua cả các cư sĩ Thanh Văn Nhị Thừa thọ Tám Giới. Thử hỏi các vị cao siêu ở chỗ nào, cao thượng với ai lại dám khinh chê người khác là ‘Tiểu Thừa’ thấp kém?
Các vị nói ăn uống không quan trọng ư, ăn nhiều nhưng ít dục ư? Ngụy biện! Xin lỗi, đệ tử Trư Bát Giới cũng xảo ngôn như vậy. Thế gian chẳng nói ‘ăn no, bò cưỡi’ đấy sao?
Cho nên kinh Pháp Cú Nhị Thừa dạy thế này: “Người ưa ngủ, ăn lớn, Nằm lăn lóc qua lại, Chẳng khác heo no bụng, Kẻ ngu nhập thai mãi." (PC.325) Mang danh đệ tử Phật mà còn ăn ‘ba thời’ là còn ăn đa thời, ăn phi thời, ăn lớn, ăn nhiều. Các chúng sanh ăn ‘ba thời’ sao cho lúc nào cũng phải no cái bụng chẳng khác loài bàng sanh ham ăn hốt uống, cho nên phải tái sanh đi tái sanh lại mãi cõi thấp là vì vậy.
Đã vậy, Bồ-tát giới dạy cụ thể phải cúng dường ‘trăm thức uống ăn’ có nghĩa là phải đầy đủ trăm thức ăn và uống, không thua gì dâng cho vua chúa trong triều đình. Đây không phải cách nói văn chương hoa mĩ, vì Bồ-tát giới là luật của hàng Bồ-tát, không phải luật bụi đời, không phải nói sao cũng được.
Trường hợp nếu không có tiền cung ứng trăm thức uống ăn thì sao? Thì theo giới khinh thứ nhất phải tự bán thân, bán nước, bán con cái miễn sao có tiền để lo cho các pháp sư là không bị tội. Bồ-tát giới nói thật là như vậy, không có hoa hòe hoa sói, nói chơi nói giỡn như con nít.
Chưa hết, Bồ-tát con còn phải cúng dường cấp độ cho các Hoà thượng, A-xà-lê ‘tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng’ nữa kia. Quy định đáng giá ‘ba lượng vàng’ có nghĩa là khoảng ba mươi chỉ vàng không kém, nếu nhiều hơn càng tốt. Nói nhiều hơn càng tốt vì đến thân mạng, quốc thành, con cái còn không tiếc, huống hồ ba lượng vàng ròng.
Các Bồ-tát con nhớ nhé: “Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp chứ không kể thân”. Chỉ có điều các vị cần ghi nhớ thêm điều này, các ác ma lợi dụng giới luật này chúng sẽ đua nhau giả làm các pháp sư Đại Thừa nói pháp (giả) không mỏi nhàm để yêu cầu các vị ‘trọng pháp chứ không kể thân’. Cho nên rằng thì là tín nữ cứ hiến thân cho các pháp sư (giả), tín nam cứ bán tất cả dâng cho các thầy, như thế mới xứng danh Bồ-tát Đại Thừa!
Đấy là pháp và luật cao siêu của Đại Thừa. Cho nên các Hoà thượng, A-xà-lê tích cực tuyên truyền pháp luật Đại Thừa và Bồ-tát giới không mỏi nhàm là vì vậy.
Còn đây là lời dạy của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cho các đệ tử Thanh Văn của Ngài: “2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn.
Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.” (Tăng Chi 1 pháp, Phẩm Tinh Tấn)
Xin hỏi các Hoà thượng, A-xà-lê Đại Thừa, Bồ-tát giới hô hào cúng dường ‘trăm thức uống ăn’, ‘tất cả đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ là đáp ứng cho dục lớn hay dục nhiều? Và cúng dường ba thời ‘trăm thức uống ăn’, ‘tất cả đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ khiến ‘các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận’ như thế nào? Nếu quý vị không trả lời được, hãy đi hỏi các bậc thiện trí trong thế gian.
Trong khi Đức Phật trong kinh văn Nhị Thừa không nỡ bước chân lên tấm vải trắng do Vương Tử Bồ Đề cúng dường bước chân Ngài, vì bậc Đạo Sư Minh Hạnh Túc còn nghĩ đến bao chúng sanh đói rách khác (Kinh Vương Tử Bồ Đề, số 85, Trung Bộ 2).
Trong khi các Tỳ-kheo Thanh Văn sẵn sàng chia sẻ phần thức ăn khất thực cho hai đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, để rồi sau đó ngài Ananda trình Phật và được Ngài cho chúng làm Sadi đuổi quạ (Luật Đại Phẩm, Chương Trọng Yếu).
Trong khi các Tỳ-kheo Thanh Văn sử dụng y cũ rách đến độ không còn tận dụng được nữa và bát phải đủ năm miếng vá mới được đổi cái mới (Luật Patimokkha).
Còn các pháp sư Đại Thừa cứ luôn miệng chê Thanh Văn Nhị Thừa nhưng lại an nhiên thụ hưởng ‘ba thời trăm thức uống ăn’, cùng ‘đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ bất kể thân của người cúng, trong khi dân chúng khắp nơi còn chịu cảnh đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thử hỏi các pháp sư Đại Thừa từ bi nhân ái ở chỗ nào? Quý vị độ tha cao cả với ai?
Rõ ràng giới luật ‘Không cúng dường thỉnh pháp Đại Thừa’ này chỉ làm lợi cho các pháp sư giả dối, gây hại cho người tin theo, dẫn đường cho dục lớn, làm băng hoại truyền thống thiểu dục tri túc của Đạo Phật, phá huỷ tinh thần Từ Bi cao thượng của Nguyên Thuỷ. Ai còn tin theo Bồ-tát giới hẳn xứng với các con trùng trong lông sư tử.
Theo  TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------
Tham khảo

BỒ TÁT GIỚI CÓ ĐẠO ĐỨC GIẢ?



Đức Phật Thích Ca trong kinh Nikaya dạy "ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện", nhưng Bồ-tát giới của Đại Thừa Bà La Môn giáo không dạy người khác biết ngăn ác. Bài phân tích giới khinh thứ 5 dưới đây cho thấy rõ điều trên.

Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 5

“5.- GIỚI KHÔNG DẠY NGƯỜI SÁM TỘI
Nếu Phật tử khi thấy người phạm ngũ giới, bát giới, thập giới, phá giới, hay phạm thất nghịch, bát nạn tất cả tội phạm giới v.v... phải khuyên bảo người ấy sám hối. Nếu Phật tử chẳng khuyên bảo người phạm tội sám hối, lại cùng ở chung, đồng sống chung, đồng chung Bố Tát, đồng thuyết giới, mà không cử tội người ấy, không nhắc người ấy sám hối, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”.”
Phản bác
Tại sao thấy kẻ phạm giới không khuyên ngăn họ giữ giới lại khuyên họ sám hối? Để kẻ phạm giới mắc tội rồi mới sám hối giống như để kẻ mắc bệnh phát bệnh rồi mới cho thuốc, đây là kiểu chữa bệnh đằng ngọn.
Biết thực hành sám hối là điều tốt. Thế nhưng sám hối không phải là phương pháp duy nhất để diệt trừ mọi tội lỗi. Quan trọng hơn, sám hối như thế nào, trong trường hợp nào, với ai mới là điều đáng nói, nhưng Bồ-tát giới không đề cập.
Gặp kẻ phạm giới xảo trá, ngay cho dù được khuyên sám hối, thế nhưng, y nói bừa rằng đã sám hối và đã thấy hảo tướng, nên y đã thanh tịnh hoàn toàn, hội chúng cũng phải tin theo sao? Một kẻ giết mẹ, giết cha, trộm cướp, hiếp dâm... cũng biết ‘chân sám hối’ cao siêu của Đại Thừa, y nói tâm mình đã tịnh rồi, tội liền tiêu vì tất thảy đều không. Những ai tin Bồ-tát giới nói sao?
Chưa hết, biết kẻ trong chúng phạm giới, nếu rao lỗi của họ sẽ bị tội ba-la-di (giới trọng thứ sáu), thế nhưng nếu không cử tội, không nhắc họ sám hối thì chỉ bị tội nhẹ, như vậy còn ai muốn nói ra? Im lặng cho rồi!
Rõ ràng kẻ vẽ ra Bồ-tát giới đã không nhận thức được các điều trên, nên ban đặt luật ấu trĩ ẩn chứa nhiều phi lý như vậy. Chắc chắn Bồ-tát giới không phải do một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác tuyên thuyết.
Do vậy, thay vì Bồ-tát giới ban ‘Giới không dạy người sám hối’, nên thay bằng ‘Giới không dạy người giữ giới’ phạm khinh cấu tội sẽ tốt hơn nhiều lần. Đây chính là kiểu ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’, trị đúng cách, cho đúng thuốc.
Mặc dù, trong bản “Phật nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ”(Dịch giả Ni sư Trí Hải) có chú thích phải căn ngăn kẻ xấu ác; nhưng đây chỉ là phần giải thích của người đời sau, được thêm vào trong những ấn bản khác nhau, nhằm bổ sung cho phần chánh luật thiếu sót.
Tóm lại, phân tích kiểu nào cũng thấy ngay Bồ-tát giới là ngụy giới, do kẻ giả danh Phật vẽ ra để phá hoại Phật giáo. Bồ-tát giới đã vẽ đường cho bốn chúng phạm giới một cách khéo léo, thế nhưng ra vẻ đạo đức giả, đặt giới này giới kia cho có vẻ nghiêm túc, kì thực lại khéo che đậy cho nhau để không ai biết. Thế mới gọi là ngụy giới.
Theo TẬP SAN LUẬT HỌC

--------------------------