Ma tâm

Ma tâm

9/30/2017

BỒ TÁT GIỚI PHẢN ĐẠO



DẪN: Bồ-tát giới đã tồn tại và lưu truyền qua hằng ngàn năm, thế nhưng không một ai biết lên tiếng cảnh báo, không một lời phân vân thắc mắc, đáng sợ thay sự cả tin mê tín trong tôn giáo. Đọc và suy ngẫm kỹ phần phản biện giới khinh thứ tám của Bồ-tát giới để thấy rõ sự phản đạo của tà giới, tà pháp.

Nguyên văn “8.- GIỚI CÓ TÂM TRÁI BỎ ÐẠI THỪA
Nếu Phật tử, có quan niệm trái bỏ kinh luật Ðại thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì kinh luật tà kiến và tất cả cấm giới của Thanh Văn nhị thừa cùng ngoại đạo ác kiến. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
PHẢN BÁC
Theo nguyên văn phần dẫn nhập của Bồ-tát giới: “Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, TRONG KHI NGỒI DƯỚI CỘI BỒ ÐỀ, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới.”
Thử hỏi: lúc “Phật” ban giới này khi vừa mới chứng đạo, hội chúng chưa có một ai, vậy đã có Đại Thừa - Nhị Thừa chưa mà bên khinh bên trọng? Rõ là có ác ma đời sau phá đạo!
Có một Đạo sư Minh Hạnh Túc nào suốt 45 năm thuyết pháp trước sau như một, thế nhưng một ngàn năm sau xuất hiện trong các tài liệu mới do những kẻ hậu sanh giới thiệu, lại quay ngoắt hoàn toàn, chê bai những điều mình đã nói, xem nó là tà kiến tà luật, và cấm các đệ tử đời sau tu theo? Hẳn chỉ có những đứa con nít quá ngây thơ lại bị cho ăn cháo lú mới tin ngay chuyện này.
Những ai phản đối điều trên hãy chứng minh kinh luật Thanh Văn tà kiến, hại mình, hại người ở chỗ nào? Giới luật Pātimokkha Nhị thừa độc ác chỗ nào? Nó có nguy hại gì mà ‘Bụt Đại Thừa’ do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu lại cấm các đệ tử không được thọ trì nghiên cứu Kinh - Luật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni?
Không lẽ một bậc Đạo Sư Minh Hạnh Túc không còn cách nào hay hơn lại dạy pháp tà kiến cho các đệ tử Thanh Văn cho họ bị khốn nạn, dành pháp ‘Đại Thừa cao siêu’ cho những kẻ đời sau tin theo các tổ sư Bà-la-môn?
Thử hỏi những ai còn tin Bồ-tát giới, năm giới của người cư sĩ tại các nước Phật Giáo Nguyên Thuỷ có còn được truyền thừa hay bị phá chấp? Thời Phật các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni Thanh Văn Nhị Thừa có ca ngợi nhau ‘chém mèo’ như Thiền sư Nam Tuyền, có tôn vinh nhau uống rượu ăn thịt chó như Tế Điên Tăng, có cổ vũ nhau tu tập ‘thiền ôm thiền ấp’, có vừa niệm chú vừa trai gái phối hợp song tu?
Hẳn, chỉ có những kẻ xấu ác mới cấm đoán những người tin theo chúng tránh xa những pháp luật thiện lành, huỷ mạng liều thân cho các pháp luật tà vậy, để dễ dắt dẫn họ vào lối quỷ đường ma. Và cũng chỉ có ác ma mới đảo điên đổi chánh thành tà, biến ngụy thành chân, đổi chân thành ngụy để lừa phỉnh những kẻ ngây thơ đi theo đường xấu do bọn chúng vẽ ra.
Chính vì thế Đức Thế Tôn đã không ít lần khuyến giáo các con Ngài: “chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình” (Kinh ‘Các Vị Ở Kesaputta’)
Xưa cũng vậy và nay cũng vậy. Các con Phật phải luôn ghi nhớ:
chớ có tin vì nghe truyền thuyết Phật Thích Ca mới thành đạo, hội chúng chưa có một ai, đã kiết giới Bồ-tát, dạy đệ tử phải khinh chê ‘Tiểu Thừa’.
- chớ có tin vì Bụt kiết giới Bồ-tát lúc mới chứng đạo, thế nhưng đã có Đại Thừa - Nhị Thừa.
chớ có tin vì theo truyền thống ăn chay, niệm chú của Bà-la-môn giáo (Giới khinh thứ 3).
chớ có tin vì được kinh điển ngụy tạo truyền tụng rằng Nhị Thừa là tà kiến, ngoại học (Giới khinh thứ 8, 15, 16, 24…)
chớ có tin vì diễn giải sám hối hảo tướng (Giới khinh thứ 5)
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện kiểu bán rượu tội trọng, uống rượu tội khinh (Giới trọng 5, giới khinh 2)
chớ có tin vì phù hợp với định kiến ăn mặn là sát sanh, ăn chay như Bà-la-môn mới là tu Phật (Giới khinh 3, 4,
chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền Đại giáo, trịch thượng chúng sanh nào cũng thành Phật.
chớ có tin vì vị tổ sư gốc Bà-la-môn tự xưng là Bồ-tát, là Phật sống, là thánh tăng.
TẬP SAN LUẬT HỌC
-------------------------
Tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét