Ma tâm

Ma tâm

9/22/2017

THÁNH KINH ADIĐ@ ĐỘ TINH



Như vầy tôi nghe!

Một thời bấy giờ Đức Bụt Adid@ ở cõi Tây phương Cực nhọc, du hành trong xứ Đông phương Cực khổ cùng với đại chúng Bồ-tát, nhơn thiên số lượng vô biên nhiều vô số kể.

Khi đại chúng có Đức Bụt Adid@ cầm đầu đi đến khu rừng rậm Đại Xa, thuộc vùng đầm lầy Đại Giáo, tại đấy cả đoàn bỗng thấy phía trước mặt hiện ra một hắc ngưu quái dị ngàn miệng, ngàn răng, ngàn nanh, ngàn lưỡi. Hắc ngưu đang ngồi thiền nhập định giữa hư không, lưng dựa vào cội cây lau sậy, phát ra ánh sáng chớp lòe, lấn át cả ánh mặt trời buổi tối.

Bụt Adid@ nhìn thấy quái sanh kỳ lạ, liền vươn tay bắt ấn Ba-la-di, rồi quay lại trấn an đồ chúng:

- A mi tò phò! Thiện tai, thiện tai! ‘Bụt tại tâm’, ‘chúng sanh đồng Bụt tánh’. Nếu con Tuất có Bụt tánh, thời hắc ngưu này cũng phải có Bụt tâm, tất cả các pháp đều vô phân biệt. Đồ chúng chớ có sợ hãi, hãy yên tâm lui lại phía sau bốn mươi tám dặm để Ta thuyết pháp, may ra có thể độ cho hắc ngưu này.

Đợi cho đồ chúng thoái lui an ổn, Đức Adid@ đến bên hắc ngưu dịu giọng:

- Này hắc ngưu, ngươi là ai? Sống ở đâu? Làm nghề gì? Có gia đình hôn hả?

Nghe có tiếng người thỏ thẻ bên tai, hắc ngưu vội vàng xuất định, lắc đầu chép miệng thở dài, rồi bước xuống, rạp mình quỳ lạy Bụt Adid@:

- Kính bạch Adid@, Ngưu Vương con ở đây chờ ngài đã hơn hai ngàn năm rồi ạ!

Bụt Adid@ nghe vậy liền đổi ngại làm vui, quay lại ngoắc tay cho phép đồ chúng đến gần, hồ hởi cất tiếng như sấm rền:

- Thế a! Thế a! Ngươi biết ta, ngươi chờ ta, ngươi quỳ lạy đảnh lễ ta, ngươi vừa phát niệm tên ta để cầu xin ta cứu độ ngươi về cõi Tây phương Cực hành lạc. Lành thay, lành thay.

Hắc ngưu há to cả ngàn miệng:

- Thưa không, bạch Bụt Adid@. Con chờ ngài để chứng minh cho những lời đại nguyện của con.

- Thế a! Ngươi đã biết 48 đại nguyện của ta và sức mạnh khủng khiếp của nó. Giờ đây người muốn học tập ta phát tâm đại nguyện cứu độ chúng sanh. Tốt lắm, tốt lắm. Hỡi đại chúng Bồ-tát, nhơn thiên khắp trong vũ trụ, tất cả hãy lắng nghe hắc ngưu đệ tử của ta phát tâm đại nguyện. Nhờ oai lực ta, không bao lâu chắc chắn hắc ngưu sẽ đạt thành mọi nguyện ước.

Tất cả đại chúng Bồ-tát, nhơn thiên vô lượng vô biên nghe Bụt Adid@ tuyên bố liền mê say hoan hỷ phụng hành. Cũng từ đấy hội chúng thay nhau tuyên truyền khắp thế gian:

Rừng Đại Giáo, hắc ngưu phát nguyện
Đại Di-đà minh chứng vinh danh
Nhờ oai lực Bụt phát sanh
Ngưu Vương thành tựu sáng danh A Tỳ
!!!

CHÚ GIẢI
Thánh Kinh A-di-đđộ tinh

Một công trình luận giải công phu xuất sắc, thuộc hạng bét seo-lờ * ca ngài Đại Tn Sĩ Lun Sư LAI-

Thánh Kinh” có nghĩa là kinh Thánh.

A-di-đ@ độ tinh” là Bụt A-di-đ@ cứu độ cho loài yêu tinh.

Như vầy tôi nghe”, theo Hán ngữ có nghĩa là Như thị ngã văn. Kinh bắt đầu bằng bốn Thánh từ này chứng tỏ nó do chính ngài A Nan Đa tường thuật lại từ chính kim khẩu của Đức Bụt Cù Đàm. Tất cả các kinh Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Thừa của Phật giáo đều bắt đầu bằng bốn từ ấn chứng này. Các kinh Vệ Đà, kinh Cô-ran, kinh Tân Ước, Cựu Ước… đều không có bốn chữ này. Do vậy theo Âm Quan Đại Bố-tát, Thánh Kinh A-di-đ@ độ tinh chắc chắn là kinh thật của Phật giáo do Thánh Tăng thuyết, không phải kinh của hàng ngoại đạo. Phật tử nào thọ trì, đọc tụng, tuyên truyền Thánh Kinh này sẽ được phước báu phát sanh vô lượng, mọi kiếp vô biên, mọi nơi vô kể.

Với đại chúng Bồ-tát, nhơn thiên số lượng vô biên nhiều vô số kể” chứng tỏ Thánh Kinh này được sự chứng minh chứng dám của Đức Bụt A-di-đ@, cùng sự chứng kiến của vô số vô lượng vô biên các Bồ-tát, chư Thiên và loài Người trong tất cả ba cõi bốn loài. Tất cả các kinh Đại Thừa đều có chung ấn chứng khả tín này khiến mọi người phải tin chúng là kinh của Phật. Do vậy kinh ‘A-di-đđộ tinh’ này cũng là kinh thật, rất đáng tin cậy.

Rừng Đại Xa, đầm lầy Đại Giáo” là vùng địa danh phía Bắc núi Đại Tu Di, thuộc nước Giữa. Theo Đại Tự Điển Tự Biên, rừng Đại Xa có nhiều xe to, xe bự chở được nhiều người, đúng như kinh Pháp Hoa ví dụ.

Hắc ngưu” là Ngưu Vương tu luyện đã tám vạn bốn ngàn kiếp tại Long Cung. Tương truyền chính ngài Tổ sư Long Thọ, một luận sư Đại Thừa gốc Bà-la-môn khét tiếng, khi xuống tận Long Cung để thỉnh kinh Đại Thừa cho Phật giáo có gặp Long Vương Thủy Tề này. Cả hai đều tâm đầu ý hợp, tri kỷ tri âm. Cũng theo Bồ-tát Nghịch Hạnh Đề Bà Đạt Đa, chính Tổ sư Bồ-tát Long Thọ cũng rất tán thán Kinh A-di-đ@ độ tinh này và tâm phục khẩu phục 49 đại nguyện của Ngưu Vương.

Ngàn miệng, ngàn răng, ngàn nanh, ngàn lưỡi” là dụ cho Bốn vô ngại giải: biện tài vô ngại, tán dai vô ngại, tám sai vô ngại, luận dài vô ngại.

Ánh sáng chớp lòe, lấn át cả ánh mặt trời buổi tối”: Buổi tối không có ánh mặt trời, nhưng hào quang chớp lòe của Hắc ngưu là dụ cho điềm báo ánh quang minh rạng ngời, soi sáng bóng đêm đen của tà môn ngoại giáo.

Ấn Ba-la-di” là thủ ấn thần diệu cõi A-di-đ@, nếu hợp cùng với chú thuật Ba-la-mật sẽ tạo thành sức mạnh khủng khiếp tàn phá mọi đàn Sư tử Bảo.

Bụt tại tâm”, “chúng sanh đồng Bụt tánh” là đại thần cú, là đại minh cú, là vô thượng cú, là vô đẳng đẳng cú, giải trừ nhứt thiết mọi phân biệt, chân thật không hư ngụy. Cú này có oai lực bất khả tư nghì, không thua kém gì với chú Ba-la-mật, chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm, chú của Bà-la-môn.

“- Này hắc ngưu, ngươi là ai? Sống ở đâu? Làm nghề gì? Có gia đình hôn hả?” là những câu hỏi đầy tính trắc nghiệm cao siêu và thể hiện trí tuệ thâm sâu của Đức Bụt A-di-đ@. Nó giúp ngài A-di-đ@ dùng Tha Tâm Thông lượng định được đối tượng Hắc ngưu thuộc loại nào? Đang tồn tại hay không tồn tại (Nguyên văn: ‘To be or not to be?’) Còn luyến ái kiết sử gì không? Có bị Ma-đăng-già nào quấy rối không?

“… Thỏ thẻ bên tai … lắc đầu chép miệng thở dài … rạp mình quỳ lạy Bụt Adid@”: đoạn kinh này tuy ngắn nhưng nội hàm rất thâm thúy vi diệu. Ý kinh diễn tả Hắc ngưu cũng có Thiên Nhĩ Thông, cho nên dù Bụt A-di-đ@ thị hiện thần thông “Cách mặt truyền âm” rất vi tế, thế nhưng Hắc ngưu vẫn nghe được, hiểu được.
Qua hành vi “lắc đầu chép miệng thở dài”, ý kinh diễn tả sự hả hê thích thú của Hắc ngưu khi gặp được Bụt A-di-đ@. Theo ngài Kim Cang Tử đời nhà Mạt, nước Tàn, đạo tác vô ngôn hữu ý này khiến ta liên tưởng đến đại công án “Niêm hoa vi tiếu” (Mỉm cười dương huê) trên núi Linh Thứu của Thiền Tông, qua đây càng chứng tỏ sự thâm sâu vi diệu của thánh Kinh A-di-đ@.

Riêng thái độ cung kính tột độ của Hắc ngưu trước Bụt A-di-đ@ chứng tỏ Hắc ngưu hoàn toàn quy phục Đức Bụt, là người của Phật giáo. Tất cả các kinh văn Đại Thừa xuất hiện sau này, do các Tổ sư gốc Bà-la-môn truyền trao, đều có dấu ấn đặc trưng này. Nó giúp người đọc không còn hồ nghi gì nữa, đạt được đức tin tín tưởng ngay các kinh văn mới hoàn toàn của Phật giáo, hoàn toàn do Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết.

Thật vậy, những kẻ ngoại đạo không bao giờ dám có hành vi tôn kính này, không bao giờ dám quỳ lạy, ca ngợi Đức Thế Tôn. Chỉ có Phật tử hoặc người theo Phật giáo mới quỳ lạy tán dương Đức Phật mà thôi. Quan sát kỹ các kinh văn Đại Thừa đều thấy các Bồ-tát Đại Thừa đều biết đảnh lễ, tán dương, vinh danh, ca ngợi Đức Phật Thích Ca hết lời hết chữ. Sau đó các Ngài mới phát triển pháp mới, phê phán pháp cũ và lý luận như gió cuốn mây trôi. Nhờ vậy các Phật tử có đức tin liền, vượt qua hồ nghi, không tốn công phán xét gì cả.

Tóm lại hành vi rạp mình quỳ lạy tôn vinh Đức Bụt A-di-đ@ của Hắc ngưu chứng tỏ Hắc ngưu cũng đã quy y Tam Bảo, cũng biết thực hành pháp môn Tín Dụ, và tuân theo đúng hạnh của các Bồ-tát Đại Thừa vĩ đại.

Chờ ngài đã hơn hai ngàn năm”: Ý kinh cho thấy Ngưu Vương phải mất tới hơn hai ngàn năm chờ đợi mới gặp được Đức Bụt A-did-@, thật tốn công xiết bao. Ý kinh nhắc nhở Phật tử cõi Ta Bà này, có phước duyên to lớn nên mới dễ dàng nghe được danh hiệu Bụt A-di-đ@. Bởi thế mọi người chớ có xem thường, hãy lạy mau kẻo trễ.

Cõi Tây phương Cực hành lạc” còn gọi tắt là cõi Tây phương Cực lạc, cõi Tịnh Độ, cõi A-di-đ@. Giống như Thiên Đàng nước Thánh, hoặc Thiên Đình Thiên Giới.

Hắc ngưu há to cả ngàn miệng” là ý nói đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nhất tâm đa nguyện của Hắc ngưu.

 “Mê say hoan hỷ phụng hành” ý kinh diễn tả sự khoái cảm vô tư tột độ của các Bồ-tát, nhơn thiên cõi A-di-đ@. Theo Thánh giả Phê-rô-in, các Bồ-tát, nhơn thiên cõi Tây phương nhờ công đức niệm Bụt A-di-đ@ nên luôn được cảm giác sung sướng đê mê thích thú hơn cả phê thuốc lào, say thuốc lắc. Cho nên cõi A-di-đ@ không có bán các thứ thuốc độc hại này.

Sáng danh A Tỳ” Theo chú giải của Hòa thượng Thích Tán Tám, A Tỳ có nghĩa là A Tỳ Đàm (Abhidhamma) chứ không phải ngục A Tỳ. Nhiều học giả phái Tịnh Độ cũng có cùng quan điểm này.

Kết luận: Ngài Kim Cang Tử đời nhà Mạt cũng nhờ thọ trì Thánh Kinh A-di-đ@ này mà được giác ngộ. Theo ngài Kim May Châm, trưởng tử của ngài Kim Cang Tử, hội chúng Kim Cang đông có đến hàng triệu triệu người cũng nhờ Thánh Kinh này đều đạt được Níp-bàn-là. Theo đại luận sư Ngộ Pháp Tử, Thánh Kinh A-di-đ@ độ tinh là một tạng Kinh nói như Thánh rất thâm sâu vi diệu. Ngay cả các bậc Đại Bồ-tát dù là gốc ngoại học cũng phải tán thán Thánh Kinh này. Chỉ có những người có đại phước duyên hy hữu, đại căn, đại huệ mới gặp được Thánh Kinh vô giá này.

Còn theo Âm Quan Đại Bố-tát, một học giả đại trí tuệ uyên thâm của Đại Giáo, Thánh Kinh A-di-đ@ độ tinh thuộc vào hàng kinh Tổ, kinh Trùm, kinh Hoàng đế đầu đàn có số má. Chính vì thế ngài đã phát tâm đại bi khuyến giáo tất cả những ai thọ trì đọc tụng phổ biến Thánh Kinh này sẽ được phước báu phi phàm, phúc căn vô lượng.

Nói tóm lại, Thánh Kinh A-di-đ@ độ tinh và công trình Luận giải công phu xuất sắc của ngài Đại sư LAI-Ờ là những kho tàng Pháp Bảo quý giá, xứng đáng nằm trong Tam Tạng Thánh Điển Kinh – Luật – Luận của Đại Giáo Thừa cải biến.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN YAMA VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT
--------------------------------
(*) The best seller (bán chạy nhất)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét