Thật vậy, nhưng không những Bụt A Hàm mà cả "tam bảo" trong tà kinh A Hàm đều có vấn đề. Bài so sánh giữa hai bản kinh Pali và A Hàm tương đương dưới đây sẽ cho thêm minh chứng.
So sánh số 21
P64. Đại Kinh Malunkya & A205. Kinh Ngũ Hạ Phần Kết
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- "Này các Tỷ-kheo".
--"Bạch Thế Tôn". Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn: -- Con có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
-- Năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy, này Malunkyaputta, Ông thọ trì như thế nào?...”
Tà kinh A Hàm: “Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết, các ngươi có thọ trì chăng?”
Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời. Thế Tôn lại hỏi đến lần thứ ba: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết, các ngươi có thọ trì chăng?” Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời đến lần thứ ba.
Lúc bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Thế Tôn đã từng nói năm hạ phần kết. Con có thọ trì.”
Thế Tôn hỏi: “Này Man Đồng tử, Ta đã từng nói năm hạ phần kết, ngươi có thọ trì chăng?””
Bình: Các dịch giả A Hàm với tài cải biên của mình đã biến Tăng chúng trong A-hàm trở thành si mê, ngờ nghệch hơn Tăng Bảo trong Chánh kinh Pāli đến ba lần!
Chẳng lẽ ông Bụt trong A Hàm lại du hóa cả trong vườn ông Cấp Cô Độc (?) cho nên ngài không nghe Man Đồng Tử nói gì hay sao lại đi hỏi lại một câu thừa đến như thế? Chắc chắn là không rồi, Chánh kinh Pali chẳng bao giờ có sự vô lý như vậy!
***
Chánh kinh Pāli: “-- Này Malunkyaputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần kiết này do Ta giảng dạy? Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến? Thân kiến tùy miênthật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp? Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới? Giới cấm thủ tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng dục tham trong các dục? Dục tham tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình? Sân tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời, Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết giảng năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.”
Tà kinh A Hàm: “Tôn giả Man Đồng tử đáp: “Thế Tôn nói dục là hạ phần kết thứ nhất, con thọ trì như vậy. Nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi, Thế Tôn nói nghi là hạ phần kết thứ năm, con thọ trì như vậy.”
Thế Tôn quở rằng: “Man Đồng tử, ngươi sao lại thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy? Man Đồng tử, ngươi nghe từ miệng ai mà thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy?”
…Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Thế Tôn quở trách ngay mặt, trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời lẽ biện bạch, suy nghĩ mông lung. Thế Tôn sau khi mắng Tôn giả Man Đồng tử ngay mặt rồi, ngồi im lặng.
Lúc ấy Tôn giả A-nan đứng sau Thế Tôn, cầm quạt quạt Phật. Rồi Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật, bạch: “Bạch Thế Tôn, hôm nay thật đúng lúc, bạch Thiện Thệ nay thật đúng lúc, nếu nói cho các Tỳ-kheo nghe năm hạ phần kết. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn dạy sẽ khéo léo thọ trì.”
Bình: Theo Chánh kinh Pāli, khi các ngoại học ngụy biện để phủ nhận năm hạ phần kiết sử, Đức Thế Tôn đã đả phá ngay những xuyên tạc của họ bằng cách chỉ rõ những kiết sử này tùy miên nằm sẵn nơi mỗi người trong quá trình tái sanh luân hồi.
Trước sau như một Đức Thế Tôn nhắc rất nhiều lần năm hạ phần kiết sử bao gồm: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham và sân. Trong kinh tạng Pāli đã chứng minh những cư sĩ như Citta, Cấp Cô Độc, Mẹ của Nan-đà… đều hiểu rõ những nhận thức cơ bản này về năm hạ phần kiết sử, huống hồ là các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni.
Thế nhưng với đoạn khác biệt trong A Hàm, các Tỳ-kheo lại không biết những điều căn bản này (?)
Không những thế Bụt A Hàm rất mâu thuẫn, bởi lẽ một mặt chính ngài đã phủ nhận và chối bỏ năm hạ phần kiết sử như Man Đồng Tử đã trình bày, mặt khác ngay sau đó lại giải thích năm pháp này cũng bao gồm: dục, nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi không khác gì Ma Đồng Tử (?) Rõ ràng chuyện phi lý này chỉ có con nít mới không nhận ra thâm ý của các nhà biên dịch A Hàm.
Hóa ra dịch giả A Hàm dựng thêm màn kịch “bắt” các Tỳ-kheo ba lần không dám trả lời Bụt về năm hạ phần kiết sử là do họ ngây thơ không biết hoặc cũng vì họ không muốn bị chửi như Man Đồng Tử.
Thì ra Bụt A Hàm cũng còn giận cá chém thớt, cho nên khi bị các ngoại học cật vấn về năm hạ phần kiết sử ngài lại đổ sự bực tức lên đầu Man Đồng Tử (?) khiến vị này phải “trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời lẽ biện bạch, suy nghĩ mông lung”.
Qua đây cho thấy chân dung Bụt A Hàm thật thô lỗ, cục cằn với những đệ tử đáng thương của mình. Hẳn Bụt A Hàm còn nóng nảy lắm nên ông A-nan mới phải quạt quạt cho ngài hạ hỏa (?)
Trong mọi trường hợp kể trên, câu “Y (tà) kinh giảng thuyết, oan tam thế Phật” là hoàn toàn chính xác.
Theo PHẬT PHÁP LUẬN BÀN
---------------------------
Tham khảo thêm
http://phatgiaodoinay.blogspot.com/2016/03/tam-van-bon-ngan-phap-ba-lamon.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét