Quan tòa hỏi A-di-đà
Phán Quan
***
Trong 48 Đại Nguyện Của Bụt A-di-đà có nguyện thứ 18: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.”
Câu hỏi: Chiếu theo nguyện trên, những kẻ cả đời diệt chủng, loạn luân dâm ác, buôn người bán ma tuý nhưng về già chỉ cần “chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước A-di-đà, nhẫn đến 11 niệm, miễn sao không phạm tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp”; họ sẽ được cứu rỗi an toàn, hưởng an vui nơi cõi Tây phương Cực lạc. Như vậy sự cứu rỗi của A-di-đà nếu không quá bất công và phi lý thì còn ý nghĩa nào khác?
Tâm cảnh của người đi cứu rỗi và được cứu rỗi kiểu trên có đại ích kỷ không?
Câu hỏi: Ngược lại, biết bao nạn nhân vô tội của những ác nhân, nếu họ không tín-nguyện-hạnh thì ai tiếp rước cho họ?
Vong linh của những kẻ bất hạnh ấy phải trôi dạt về đâu? Sao 48 nguyện đại của A-di-đà không có nguyện nào cứu giúp họ?
Câu hỏi: Kẻ xấu ác được cứu độ thoải mái, còn nạn nhân hiền lương lại bị bỏ lờ, vừa phá vỡ luật nhân quả, vừa tạo tiền đề cho con cháu kẻ xấu ác tiếp tục tạo tội vì tin sẽ được cứu rỗi. A-di-đà trí tuệ, minh hạnh chỗ nào?
Nguyện thứ 19 của A-di-đà: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác”.
Câu hỏi: Chiếu theo đại nguyện trên, những kẻ như vua quan Lương Võ Đế dựng biết bao nhiêu chùa, tạo quá nhiều công đức (chỉ có Thiền tông là phủ nhận, mặc dù các Tổ xây chùa, xây nhà thờ Tổ không thua gì ai), thế nhưng chỉ vì họ cố tâm hồi hướng, cố niệm A-di-đà nên mới bị giặc ngoại xâm vào tận nơi giết chết. Nếu A-di-đà cùng đại chúng ‘hiện thân trước họ’ tại sao không cứu giúp họ? A-di-đà và đại chúng đều bất lực trước kẻ ác, thì cứu độ cho ai? Có phải chỉ những ai ngây thơ cả tin mới theo Tịnh độ?
Nếu do cộng nghiệp thì tin vào nhân quả nghiệp báo tốt hơn, chứ tin vào A-di-đà liệu có lợi ích gì?
Câu hỏi: Cùng với vua quan nhà Lương mê tín cũng có biết bao nhiêu thường dân phải tan cửa nát nhà, có cả những nạn nhân vô tội bị giặc giết chết. Như vậy trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp từ thảm trạng này thuộc về ai: giặc ngoại xâm, vua quan nhà Lương hay Bụt A-di-đà? Hay cả ba?
Một pháp môn mà những người tinh tấn, nỗ lực, quyết tâm hành trì lại đem đến bất hạnh cho mình và người khác như vậy, làm sao là Diệu pháp trí tuệ của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác cho được? Trong khi chính Phật Thích Ca nhiều lần tuyên bố “Pháp Phật thiết thực hiện tại, không có thời gian” kia mà?
Câu hỏi: Các nạn nhân vô tội của những kẻ tàn ác nếu không biết niệm “A-di-đà”, thì bị bỏ lờ không cứu. Trong 48 đại nguyện của A-di-đà không có một nguyện nào tiếp rước cho họ. Vậy, tính từ bi trí tuệ thể hiện như thế nào đây?
Nguyện thứ 20 của A-di-đà: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác”.
Câu hỏi: Căn cứ vào đại nguyện thứ 20 của Bụt A-di-đà, hẳn những kẻ nổi tiếng dâm ác như “Lão Phật gia” Từ Hi Thái Hậu sẽ thừa điều kiện được độ thoát về Tây phương Cực lạc. Dù bà ta có được cải hóa nhưng còn biết bao nạn nhân vô tội của Thái Hậu thì sao? Bụt A-di-đà lấy gì để đền bù thoả đáng và trả sự công bằng cho họ? Những sự cứu rỗi như vậy có vô lý không? Có đáng để một người trí kính ngưỡng, tin theo không?
Tin vào một bản “kinh A-di-đà” xuất hiện sáu trăm năm sau khi Phật Thích Ca đã nhập diệt, với biết bao sự vô lý như vậy có phải là quá ngây thơ không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét