Lời dẫn: Nhiều Tăng Ni, Phật tử ngày nay đang nghĩ mình là con Phật, đang tinh tấn hành trì theo kinh sách, thày tổ Phật giáo; thế nhưng khi hỏi đến tên Đại Thiên - Mahadeva, nhiều người không biết, hoặc có biết cũng chỉ nghĩ đơn giản đây là vị sơ tổ của Đại Thừa. Chết vì vô minh tà kiến là ở chỗ này. Các Phật tử muốn biết rõ nguyên nhân vì sao nhằm tránh khỏi địa ngục vì tà kiến, hãy đọc kỹ bài phân tích chứng minh dưới đây sẽ rõ.
1) Trong Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Y phục, đoạn [156] (bản dịch của TK Nguyệt Thiên) còn ghi rõ lời dạy của đức Thế Tôn như sau:
1) Trong Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Y phục, đoạn [156] (bản dịch của TK Nguyệt Thiên) còn ghi rõ lời dạy của đức Thế Tôn như sau:
“- Này các Tỳ-khưu, ở đây, trong lúc đang đi dạo quanh các trú xá cùng với Ānanda là sa-môn hầu cận, Ta đã nhìn thấy chỗ nằm ngồi bị lấm lem vì chất dơ, sau khi nhìn thấy đã hỏi Ānanda rằng: “Này Ānanda, tại sao chỗ nằm ngồi này bị lấm lem?”
“Bạch ngài, hiện nay các vị Tỳ-khưu sau khi thọ thực thức ăn thượng hạng, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Trong khi các vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, rồi tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao. Bạch đức Thế Tôn, do đó chỗ nằm ngồi này đã bị lấm lem vì chất dơ.”
“Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao vì các vị ấy có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này Ānanda, các vị Tỳ-khưu nào có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, các vị nào dầu là phàm nhân đã xa lìa sự tham đắm trong các dục, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, tinh dịch của vị A-la-hán có thể bị xuất ra là điều không có thực tế, không có cơ sở.”
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ khổ sở, thức dậy khổ sở, thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên không hộ trì, tinh dịch bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ.
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên hộ trì, tinh dịch không bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép (sử dụng) y lót ngồi (nisīdanaṃ) để bảo vệ cơ thể, để bảo vệ y, để bảo vệ chỗ ngồi”.
Qua lời dạy trên và tự thân mỗi người chứng nghiệm thấy rõ: chỉ có những kẻ nào còn tham đắm trong các dục, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh khiến bị xuất tinh do chiêm bao, nên họ mới không tin có những người khác hoặc những vị A-la-hán không còn bị mộng tinh. Và chỉ có những ai dù là phàm nhân nhưng đã xa lìa tham đắm trong các dục, không còn bị mộng tinh, mới tin rằng một vị A-la-hán không còn xuất tinh là điều hoàn toàn thực tế và có cơ sở.
2) Theo A Tì Đạt Ma luận (tác giả?) thuộc truyền thống Đại Thừa [trong bài viết “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn, quangduc.com. Nguồn: T27, số 1545, tr.511a10-14 và tr. 510c24 -512a19)], lý do Đại Thiên - Mahadeva - xuất gia theo Phật giáo và nêu lên vấn đề “A-la-hán còn xuất tinh” được tóm tắt như sau (phần trong ngoặc đơn in nghiêng là chú thích của HH):
Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng (?) nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin được xuất gia (Phật giáo là nơi chứa chấp và rửa đại nghịch tội Vô gián cùng tội loạn luân sao?) Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ (Đề Bà Đạt Đa, Hitler, Tần Thuỷ Hoàng cũng thông minh lắm chứ!).
Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinh. Trước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Đại Thiên đã phạm tội Ba La Di thứ tư) nên đệ tử hỏi ông,“A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh?” Ông trả lời, “Do thiên ma quấy nhiễu” (Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng phải bị ném bỏ) (*)
Trong một số bộ luận khác cũng đều xác nhận Đại Thiên là một Bà-la-môn ngoại đạo và đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên là A-la-hán vẫn còn bị xuất tinh (?) Từ đây tăngchúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đối, hai bên tranh cãi nhau không dứt. Cuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (sic)
(Điều này giống như có một kẻ bụi đời, quậy phá, trộm cắp, dốt nát và tà hạnh xông vào một trường học. Y tự đưa ra năm tiêu chí mới để xác định danh hiệu “Học sinh gương mẫu” bao gồm: tà hạnh, học dốt, trộm cắp, quậy phá và bụi đời. Thế nhưng vẫn có một số học sinh tán thành và quay lại phủ nhận những giá trị cũ. Thử hỏi những học sinh tin theo kẻ ác hạnh là những người như thế nào? Liệu có đáng vì một chuyện quá vô lý như thế khiến cho trường học phải chia rẽ, tranh chấp?) (Hết tóm tắt)
Tuy vậy, mãi về sau này sự mâu thuẫn vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là cỗ xe lớn Đại Thừa (Mahayana), và gọi phái Thượng Tọa Bộ là cỗ xe nhỏ, Tiểu Thừa (Hinayana), với ý miệt thị.
Chưa xong, phái Đại Chúng Bộ - Đại Thừa tuy có cùng một ông tổ là Đại Thiên nhưng sau này vẫn được các vị “Phật phát triển” và các Tổ hậu duệ tiếp tục phân hóa thành rất nhiều cành nhánh khác nhau như: Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, Pháp hoa tông… Thậm chí có cả “Tân tăng tông” gồm các cư sĩ khoác áo cà-sa nhưng có vợ con y như người thế tục (?!).
Mỗi tông phái của Đại Thừa có một ông Bụt riêng, Tổ riêng, kinh tạng riêng, tự viện riêng, hội chúng riêng. Trong những cái riêng đó có một cái chung rất đáng chú ý, đó là trong cuốn kinh Kim Cang tiêu biểu cho tinh thần “vô phân biệt” triệt để của Đại Thừa, nhưng lại có những câu sặc mùi phân biệt ly gián: “Giáo pháp Đại Thừa nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa vẫn còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả” (đoạn 25)!(Lưu ý: thời Phật không có chuyện Đại Thừa, Tiểu Thừa. Điều này chứng tỏ kinh Kim Cang do kẻ đời sau vẽ ra, không phải do Phật thuyết)
Còn phái Thượng Tọa Bộ cũng không chịu thua kém, tự chuyển hóa thành Theravada, không chịu đồng hóa với “cỗ xe mu rùa - Hinayana” do kẻ khác gán cho. Nhưng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, dù Thượng Tọa Bộ có là Hinayana hay Theravada hay gì gì đi chăng nữa thì cũng thế! Vì sao? Vì một khi họ tự xem mình là nguyên thủy và tự hào giữ mình trong truyền thống này, phái “chính gốc” đã gián tiếp công nhận sự phân hóa của Đại Thiên, nghiễm nhiên trở thành một đối trọng của sự chia rẽ khi mặc nhiên thừa nhận có những phái “không Theravada”, không nguyên thủy, không truyền thống tức các phái đại-thừa-thãi khác.
Dù trực tiếp hay gián tiếp góp phần khiến cho Tăng chúng bị phân ly, thì thực ra chẳng còn một ai là “nguyên thuỷ” hướng thượng. Những đệ tử “chánh thống” và “phát triển” hẳn đã quên lời dạy chánh truyền sau đây của Đức Phật:
“Giữa quần chúng la ó,
Không ai nghĩ mình ngu,
Giữa Tăng chúng phân ly
Có ai nghĩ hướng thượng?”
(Trích kinh số 128, Trung Bộ 3)
Hơn thế nữa, nhờ trung thành với tạng Luận và vài luận sư gốc Bà-la-môn của mình, nhiều vị “chánh thống” cũng “lên mặt” xem những lời Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. Điều này có nghĩa họ đã nguyên thủy hơn cả nguyên thủy, truyền thống hơn cả truyền thống. Bởi lẽ, họ cũng giống như các Bà-la-môn chánh tông đương thời Đức Phật, cũng biết ca ngợi các pháp luận của các luận sư của mình là Diệu Pháp, siêu lý và chân nghĩa đế; còn lời của Gotama chỉ là tục đế, là thường pháp, là dụ người, là trói người (?!).
May mắn thay, dù Tăng đoàn đã bị xé nát thành tám mươi bốn ngàn mảnh, nhưng nhờ tất cả các phe phái vẫn còn bị kềm thúc bởi những giới cấm căn bản và tinh thần Từ Bi cốt tủy vẫn còn hiện hữu, cho nên các “cỗ xe lớn - nhỏ” đã không quay lại tàn hại lẫn nhau, thanh toán lẫn nhau như những kẻ ngoại đạo mong muốn. Dầu vậy, tất cả có nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính và có hòa hợp nhau như “nước hòa với sữa” như trong thời Đức Phật còn hiện tiền không, thì “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Đến đây lại nhớ đến bốn câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, xin được cải biên đôi chút để bày tỏ nỗi lòng của một người con Phật:
Ngàn năm trong cõi Phật gia,
Phái Đại, phái Tiểu khéo là thích nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Để kết luận, xin tất cả hãy trở về nguồn, trở về như thời Đức Phật còn tại tiền. Và khi đó, nếu có ai hỏi những người con Phật tu theo đạo gì, mọi Phật tử đều vui vẻ trả lời: “Đạo Phật”.
Nếu được hỏi tiếp: “Thuộc tông phái nào?”, mọi người đều xác quyết: “Đạo Phật là Đạo Phật, chỉ có một mà thôi, không có tông phái nào khác”.
Hỏi: “Vì sao?”
Trả lời: “Vì những ai thích chia bè phân phái, phá hòa hợp Tăng đều đã bị đọa vào địa ngục từ lâu rồi!”.
HÒA HIỆP ĐẠI SƯ
----------------------
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét