Thật vậy, ai còn hồ nghi hãy đọc kỹ nguyên văn giới khinh thứ 6 của Bồ-tát giới và phần phản biện dưới đây
Nguyên văn “6.- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường, trăm thức uống ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng đều phải cấp hộ cho pháp sư. Mỗi ngày: sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp chứ không kể thân. Nếu Phật tử không như thế thời phạm “khinh cấu tội”.”
Phản bác
‘Giới không cúng dường thỉnh pháp’ này lại cho thêm một minh chứng rõ ràng cho sự gian ngụy của tổ sư gián điệp chế tác ra Bồ-tát giới.
Các Phật tử Đại Thừa tuy mang danh con Phật Thích Ca, thế nhưng tuân theo giới này chỉ biết cúng dường cho các pháp sư Đại Thừa, cho hội chúng Đại Thừa, và nghe pháp Đại Thừa; còn pháp Nguyên Thuỷ, sư Nguyên Thuỷ, hội chúng Nguyên Thuỷ chánh gốc của Phật Thích Ca thì bị lờ đi, thậm chí phải xem là tà kiến, tà giới không khác gì ngoại đạo.
Xin nhắc lại nguyên văn phần dẫn nhập của Bồ-tát giới "Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới" Thế đấy, lúc Phật mới thành đạo, còn ngồi dưới cội Bồ Đề, lúc này hội chúng chưa có một ai chứ đừng nói gì đến chuyện Đại Thừa - Tiểu Thừa, ấy thế mà "ngài" ban giới Bồ-tát một hai tung hô Đại Thừa, coi khinh Tiểu Thừa. Rõ ràng chỉ có con nít ba tuổi mới không thấy Bồ-tát giới là ngụy giới, tà giới của kẻ đời sau chế tạo ra. Chưa hết...
‘Mỗi ngày ba thời cúng dường’ cho pháp sư Đại Thừa có nghĩa là sáng, trưa, chiều (hoặc tối) phải cung dưỡng phi thời đầy đủ. Gọi ăn uống ‘ba thời’ là ‘phi thời’ vì các Tỳ-kheo thời Phật chỉ ăn đúng thời một ngày một bữa, không ăn phi thời. Ăn ‘ba thời’ là sái thời, sái luật Bát Quan Trai giới nhà Phật.
Các pháp sư Đại Thừa không giữ nổi Bát Quan Trai giới, không dám ăn một ngày một bữa, còn ăn đa thời giống như người phàm trần thế tục, như vậy các vị còn thua cả các cư sĩ Thanh Văn Nhị Thừa thọ Tám Giới. Thử hỏi các vị cao siêu ở chỗ nào, cao thượng với ai lại dám khinh chê người khác là ‘Tiểu Thừa’ thấp kém?
Các vị nói ăn uống không quan trọng ư, ăn nhiều nhưng ít dục ư? Ngụy biện! Xin lỗi, đệ tử Trư Bát Giới cũng xảo ngôn như vậy. Thế gian chẳng nói ‘ăn no, bò cưỡi’ đấy sao?
Cho nên kinh Pháp Cú Nhị Thừa dạy thế này: “Người ưa ngủ, ăn lớn, Nằm lăn lóc qua lại, Chẳng khác heo no bụng, Kẻ ngu nhập thai mãi." (PC.325) Mang danh đệ tử Phật mà còn ăn ‘ba thời’ là còn ăn đa thời, ăn phi thời, ăn lớn, ăn nhiều. Các chúng sanh ăn ‘ba thời’ sao cho lúc nào cũng phải no cái bụng chẳng khác loài bàng sanh ham ăn hốt uống, cho nên phải tái sanh đi tái sanh lại mãi cõi thấp là vì vậy.
Đã vậy, Bồ-tát giới dạy cụ thể phải cúng dường ‘trăm thức uống ăn’ có nghĩa là phải đầy đủ trăm thức ăn và uống, không thua gì dâng cho vua chúa trong triều đình. Đây không phải cách nói văn chương hoa mĩ, vì Bồ-tát giới là luật của hàng Bồ-tát, không phải luật bụi đời, không phải nói sao cũng được.
Trường hợp nếu không có tiền cung ứng trăm thức uống ăn thì sao? Thì theo giới khinh thứ nhất phải tự bán thân, bán nước, bán con cái miễn sao có tiền để lo cho các pháp sư là không bị tội. Bồ-tát giới nói thật là như vậy, không có hoa hòe hoa sói, nói chơi nói giỡn như con nít.
Chưa hết, Bồ-tát con còn phải cúng dường cấp độ cho các Hoà thượng, A-xà-lê ‘tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng’ nữa kia. Quy định đáng giá ‘ba lượng vàng’ có nghĩa là khoảng ba mươi chỉ vàng không kém, nếu nhiều hơn càng tốt. Nói nhiều hơn càng tốt vì đến thân mạng, quốc thành, con cái còn không tiếc, huống hồ ba lượng vàng ròng.
Các Bồ-tát con nhớ nhé: “Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp chứ không kể thân”. Chỉ có điều các vị cần ghi nhớ thêm điều này, các ác ma lợi dụng giới luật này chúng sẽ đua nhau giả làm các pháp sư Đại Thừa nói pháp (giả) không mỏi nhàm để yêu cầu các vị ‘trọng pháp chứ không kể thân’. Cho nên rằng thì là tín nữ cứ hiến thân cho các pháp sư (giả), tín nam cứ bán tất cả dâng cho các thầy, như thế mới xứng danh Bồ-tát Đại Thừa!
Đấy là pháp và luật cao siêu của Đại Thừa. Cho nên các Hoà thượng, A-xà-lê tích cực tuyên truyền pháp luật Đại Thừa và Bồ-tát giới không mỏi nhàm là vì vậy.
Còn đây là lời dạy của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cho các đệ tử Thanh Văn của Ngài: “2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn.
Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.” (Tăng Chi 1 pháp, Phẩm Tinh Tấn)
Xin hỏi các Hoà thượng, A-xà-lê Đại Thừa, Bồ-tát giới hô hào cúng dường ‘trăm thức uống ăn’, ‘tất cả đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ là đáp ứng cho dục lớn hay dục nhiều? Và cúng dường ba thời ‘trăm thức uống ăn’, ‘tất cả đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ khiến ‘các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận’ như thế nào? Nếu quý vị không trả lời được, hãy đi hỏi các bậc thiện trí trong thế gian.
Trong khi Đức Phật trong kinh văn Nhị Thừa không nỡ bước chân lên tấm vải trắng do Vương Tử Bồ Đề cúng dường bước chân Ngài, vì bậc Đạo Sư Minh Hạnh Túc còn nghĩ đến bao chúng sanh đói rách khác (Kinh Vương Tử Bồ Đề, số 85, Trung Bộ 2).
Trong khi các Tỳ-kheo Thanh Văn sẵn sàng chia sẻ phần thức ăn khất thực cho hai đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, để rồi sau đó ngài Ananda trình Phật và được Ngài cho chúng làm Sadi đuổi quạ (Luật Đại Phẩm, Chương Trọng Yếu).
Trong khi các Tỳ-kheo Thanh Văn sử dụng y cũ rách đến độ không còn tận dụng được nữa và bát phải đủ năm miếng vá mới được đổi cái mới (Luật Patimokkha).
Còn các pháp sư Đại Thừa cứ luôn miệng chê Thanh Văn Nhị Thừa nhưng lại an nhiên thụ hưởng ‘ba thời trăm thức uống ăn’, cùng ‘đồ dùng đáng giá ba lượng vàng’ bất kể thân của người cúng, trong khi dân chúng khắp nơi còn chịu cảnh đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thử hỏi các pháp sư Đại Thừa từ bi nhân ái ở chỗ nào? Quý vị độ tha cao cả với ai?
Rõ ràng giới luật ‘Không cúng dường thỉnh pháp Đại Thừa’ này chỉ làm lợi cho các pháp sư giả dối, gây hại cho người tin theo, dẫn đường cho dục lớn, làm băng hoại truyền thống thiểu dục tri túc của Đạo Phật, phá huỷ tinh thần Từ Bi cao thượng của Nguyên Thuỷ. Ai còn tin theo Bồ-tát giới hẳn xứng với các con trùng trong lông sư tử.
Theo TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------
Tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét