Ma tâm

Ma tâm

3/30/2016

Bồ-tát giới xúi dại!


“Nói có sách, mách có chứng”, dưới đây là trích nguyên văn một số giới điều của Bồ-tát giới Đại Thừađể chứng minh Bồ-tát giới xúi dại những người tin theo như thế nào.
Nguyên văn Giới khinh thứ 1 “- GIỚI KHÔNG KÍNH THẦY BẠN
Nếu Phật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc vương, ngôi Chuyễn Luân vương, hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ Giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan. Chư Phật đều hoan hỷ. Ðã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bậc Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, những bậc Ðại đức, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp mà cúng dường, hoặc TỰ BÁN THÂN CHO ĐẾN QUỐC THÀNH CON CÁI, CÙNG BẢY BÁU TRĂM VẬT ĐỂ CUNG CẤP CÁC BẬC ẤY. Nếu Phật tử lại sinh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y theo pháp mà cúng dường, Phật tử này phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Theo luật trên, mọi sự đều phải đúng như giới Bồ-tát quy định: nghĩa làBụt tử phải TỰ BÁN THÂN mà cúng dường cho các Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại đức của Đại Thừa.
Còn nếu bán thân không được thì sao? Thì nếu tín nữ có gặp được ông thầy ma mãnh bảo hiến thân cho thầy là cúng dường, cũng nên hiến thân thôi. Bồ-tát giới dạy thế, cứ thực hành theo như thế mới y theo pháp Đại Thừa.
Còn nếu tín nam tử bán thân không ai mua, gặp mấy ông thầy biến thái bảo hiến dâng thân xác cho thầy để kiếm phước, Bụt tử không chịu y theo pháp hiến dâng cúng dường là phạm ‘khinh cấu tội’, mất giống Bồ-tát cũng nguy.
Còn nếu các ‘bậc ấy’ không biến thái, không đòi hỏi hiến thân, thì tín nam phải bán những thứ khác ‘cho đến quốc thành con cái’ để cúng dường cho các ngài. ‘BÁN QUỐC THÀNH’ là bán cả đất nước như làm gián điệp, hay tay sai cho ngoại bang chẳng hạn. ‘BÁN CON CÁI’ là bán luôn cả con lẫn cái, bán hết, miễn sao đáp ứng y theo pháp của các bậc ấy là giữ tròn giới Bồ-tát.
Còn nếu đại gia trưởng giả không phải bán thân, bán quốc độ, bán con cái thì cúng dường cả ‘BẢY BÁU TRĂM VẬT’ cho các ngài cũng là y theo pháp Đại Thừa, không bị ‘khinh cấu tội’.
Đấy, luật Bồ-tát còn rành rành như thế. Ai nói Bồ-tát giới không xúi dại, nếu không điên nặng cũng thuộc loại khùng nhiều.
Ai không điên, không khùng, không muốn bị xúi dại, muốn là Bậc Hiền trí, Đại tuệ, hãy ghi nhớ kĩ lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn Thích Ca trong kinh điển Nhị Thừa:
“Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Kinh Tăng Chi 2, trang 159)
Theo lời dạy trên có thể hiểu thêm thế này: “Ở đây, này Bồ-tát conBậcÁc trí, Tà tuệ, suy nghĩ tự làm hại mình, nghĩ cách tự làm hại người, nghĩluật tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ không có lợi cho mình, không có lợi cho người, không có lợi cả hai, không có lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Bồ-tát con, là Bậc Ác trí, Tà tuệ”.
Theo giới Bồ-tát, Bụt tử ‘TỰ BÁN THÂN’ có làm hại cho mình không? Lợi cho mình ở chỗ nào?
‘BÁN QUỐC THÀNH, CON CÁI’ có làm hại cho người thân, hại cho đất nước, hại cho cả hai phía không? Lợi cho họ ở chỗ nào? Như vậy mới là từ bi độ tha theo kiểu Đại Thừa ư?
Các Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại Đức nào chấp nhận cúng dường ‘bảy báu trăm vật’ có phải là kẻ giả sư tham lam cùng tận không? Có xứng đáng làm con Phật thiểu dục tri túc không?
Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới chế luật làm hại cho người tin theo, hại cho gia đình họ, hại cho đất nước như vậy có phải là ác trí, tà tuệ không?
Những ai còn cố chấp Bồ-tát giới cần ghi nhớ thêm điều này: theo chính văn của bản Bồ-tát giới này, trong phần đầu nơi trang 8 có ghi rõ rành rành: “Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới.”?!
Thế đấy, lúc Phật mới thành đạo còn ngồi dưới cội Bồ Đề, một ông Tỳ-kheo còn chưa có lấy đâu ra có các ông Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại Đức đây? Lúc này hội chúng chưa có một ai, lấy đâu có đệ tử để Bụt Bồ-tát giới xưng ‘Phật tử’ đây? Lúc này Pháp Luân chưa chuyển một ngày lấy đâu ra có Đại Thừa - Tiểu Thừa để Bồ-tát giới bên trọng bên khinh đây?
Rõ ràng chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ biết Bồ-tát giới do kẻ đời sau vẽ ra nhằm phá hoại Phật giáo. Bồ-tát giới không phải tà giới chứ còn là gì nữa. Ai vẫn còn hồ nghi, mời đọc tiếp.
Nguyên văn Giới khinh thứ 6: “- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường, TRĂM THỨC UỐNG ĂN, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng BA LƯỢNG VÀNGđều phải cấp hộ cho pháp sư. Mỗi ngày : sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp CHỨ KHÔNG KỂ THÂN. Nếu Phật tử không như thế thời phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
‘Giới không cúng dường thỉnh pháp’ này lại cho thêm một minh chứng rõ ràng cho sự gian ngụy của tổ sư gián điệp chế tác ra Bồ-tát giới.
Các Phật tử Đại Thừa tuy mang danh con Phật Thích Ca, thế nhưng tuân theo giới này chỉ biết cúng dường cho các pháp sư Đại Thừa, cho hội chúng Đại Thừa, và nghe pháp Đại Thừa; còn pháp Nguyên thuỷ, sư Nguyên thuỷ, hội chúng Nguyên thuỷ chánh gốc của Phật Thích Ca thì bị lờ đi, thậm chí phải xem là tà kiến, tà giới không khác gì ngoại đạo (xem thêm giới khinh thứ 8: ‘Cấm trái bỏ Đại Thừa, đi theo Tiểu Thừa’; giới khinh 15: ‘Cấm dạy giáo lý ngoài đại thừa’; giới khinh 24: ‘Giới phải tu theo Đại Thừa, không được tu học theo Nhị Thừa’ v.v...).
Chỉ cần hiểu rõ bấy nhiêu cũng đủ thấy được dã tâm của các tổ sư Bà-la-môn gián điệp muốn phân hoá Đạo Phật, huỷ diệt Nguyên Thuỷ.
Chưa hết, các Bồ-tát con còn phải cúng dường ‘trăm thức uống ăn’ cho những kẻ ăn uống phi thời ngày ba bốn bữa được thỏa mãn đầy đủ, để các ngài được ‘bụng no, bò cưỡi’. Đã vậy, các Bồ-tát con còn phải tuân theo luật ‘tất cả đồ cần dùng giá đáng BA LƯỢNG VÀNG đều phải cấp hộ cho pháp sư’, biến các Pháp sư Đại Thừa trở thành những phú hộ, trưởng giả giàu có, chứ không còn là những người con Phật thiểu dục tri túc.
Nguy hại hơn, các Bồ-tát con ‘chỉ trọng pháp chứ KHÔNG KỂ THÂN’, cho nên các ông thầy Hoà Thượng Thích Dậm Dật, hoặc các ôn A-xà-lê biến thái cứ tha hồ vẽ ra các ‘pháp tà vạy’ rồi bảo các tín nữ hãy hiến thân cho các ngài để được nghe ‘pháp cao siêu’.
Còn tín nam thì tiếc gì thân mạng cứ một lòng làm theo mọi yêu cầu của các ngài để sau khi chết được đến Tây Phương Cực Lạc. Trong lịch sử Phật giáo Đại Thừa không thiếu các trường hợp các Bồ-tát con trở thành thừa sai cho các giả sư xúi bẩy. Các giả sư cũng biết lợi dụng ‘pháp giả’, lôi kéo các tín đồ ‘không kể thân’ cho các mục đích tà vạy của họ.
Rõ ràng Bồ-tát giới đã xúi dại con Phật, tạo điều kiện cho các kẻ xấu lợi dụng để phá hoại Phật giáo. Ai còn bảo Bồ-tát giới là chánh giới mới xứng nói chuyện với ác ma.
Nguyên văn Giới khinh thứ 16 “- GIỚI VÌ LỢI MÀ GIẢNG PHÁP LỘN LẠO
Nếu Phật tử, phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại thừa, thông hiểu nghĩa lý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học kinh luật Đại thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm ý. Nếu Phật tử vì quyền lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo. Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Thử hỏi những ai chấp nhận Bồ-tát giới: các con thiêu thân chúng có dám liều mình ‘hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay cho ‘ánh sáng pháp’ của chúng không? Chúng có thua gì các Bồ-tát xuất gia của Đại Thừa?
Các Bồ-tát xuất gia dám ‘xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói’ có hơn gì những con trâu bò dê ngựa lạc bầy hiến thân cho súc sanh? Thân mạng của Bồ-tát không đáng giá là gì, không hơn loài quỷ đói hay sao lại hiến thân cho ma quỷ?
Rõ ràng chỉ có súc sanh, ma quỷ mới chấp nhận sự hiến thân cúng dường của người khác. Thế nhưng Bồ-tát giới chế luật khiến các Bồ-tát con phải hiến thân cho các pháp sư Đại thừa. Vậy các pháp sư Đại thừa là ai lại chấp nhận Bồ-tát giới và hưởng thọ sự cúng dường như vậy?
Xả thịt hiến thân như vậy liệu có còn sống chăng mà nói Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp’. Chánh pháp gì lại xúi dại người ngu như thế?
Bồ-tát giới không xúi dại người tin theo, chứ dạy khôn ở chỗ nào, hỡi những người mê muội? Tinh tấn theo Bồ-tát giới thì sống trong đau khổ, khốn nạn, cho nên Bồ-tát giới chính là pháp luật vụng thuyết của những kẻ giả danh Phật xúi dại đệ tử Phật.
Đức Thích Ca đã dạy rõ trong kinh Nguyên Thuỷ “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”? (Kinh Tăng Chi I, trang 73)   
Xuyên suốt trong chánh Kinh và chánh Luật Nguyên thuỷ, Đức Thế Tôn luôn dạy sự hỷ lạc để đi tới giải thoát. Các đệ tử Thanh Văn y theo đây càng tinh tấn càng sống trong an lạc. Rõ ràng Pháp và Luật chính gốc được khéo thuyết. Thế nhưng xuyên suốt Bồ-tát giới và các tam tạng Đại Thừa đều tuyên truyền Nhị Thừa là ‘tiểu thừa, tà kiến, không khác gì ngoại đạo’.
Các tam tạng Đại Thừa đều do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu và tất cả đều coi khinh kinh luật gốc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giống y như các Bà-la-môn thời Phật. Cho nên gọi kinh - luật - luận Đại Thừa là ‘tam tạng Bà-la-môn’ là vì vậy.
Nguyên văn Giới khinh thứ 26 - GIỚI RIÊNG THỌ LỢI DƯỠNG
Nếu Phật tử ở trước trong Tăng phường, lúc sau thấy có khách Bồ Tát Tỳ Kheo đến, hoặc nơi thành ấp nhà cửa của Tăng hay của vua, nhẫn đến chỗ kiết hạ an cư cùng trong đại hội ... chư Tăng ở trước phải rước đến đưa đi, cung cấp cho những đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà, phòng, giường, ghế v.v...
NẾU TỰ MÌNH KHÔNG CÓ, THÌ PHẢI BÁN THÂNBÁN CON CÁI, LÓC THỊT THÂN MÌNH MÀ BÁN, ĐỂ SẮM ĐỒ CUNG CẤP CHO NHỮNG KHÁCH TĂNG ẤY. Nếu có thí chủ thỉnh chúng Tăng thọ trai, khách Tăng có dự phần, vị Tri sự phải theo thứ tự phái khách Tăng đi thọ trai. Nếu chư Tăng ở trước riêng đi thọ trai mà không phái khách Tăng đi, thời vị Tri sự mắc vô lượng tội, không đáng là hàng Sa Môn, không phải dòng Thích Tử, nào khác gì loài súc sinh. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
Phản biện:
Đồng tu tại chỗ còn có thể biết rõ nhau, chứ khách từ nơi khác đến khó lòng biết ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ ấy là thực hay giả. Ấy thế mà Bồ-tát giới lại dạy các Bồ-tát con phải hầu hạ, cúng dường, cung cấp cho khách. E rằng điều này chỉ khiến những kẻ ma mãnh đua nhau làm giả khách tăng để lợi dụng các đệ tử Bụt. Những ai tin theo Bồ-tát giới khốn khổ khốn nạn ở chỗ này.
Không khốn khổ khốn nạn ư? Các Bụt tử ‘Nếu tự mình không có, thì phải bán thân, bán con cái, lóc thịt thân mình mà bán, để sắm đồ cung cấp cho những khách Tăng ấy’ (?), huỷ thân bán tất cả kiểu này không khốn khổ khốn nạn mới kỳ. Một ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ cho dù là thật nhưng chấp nhận thọ hưởng sự hầu hạ cúng dường kiểu này cũng xứng nói chuyện với ác ma. Những người chân chánh làm sao chấp nhận một pháp luật khốn khổ khốn nạn như vậy.
Đức Phật Thích Ca đã dạy trong chánh Kinh Nguyên Thuỷ: “Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh” (Trích ‘Tiểu Kinh Mãn Nguyệt’, số 110, Trung Bộ 3)
Bồ-tát con phải bán thân mình, lóc thịt thân mình mà bán là làm hại mình; bán con cái là làm hại người thân, hại cả hai. Bồ-tát giới dạy những ai tin theo thành những kẻ bất chánh, ngu muội. Ông ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ nào chấp nhận sự thọ hưởng cung dưỡng kiểu này, dù chỉ trên văn tự, cũng thuộc hàng bất chánh tà ma không kém.
Không tà ma ư? Vị tri khách chỉ vì không phái khách tăng (giả?) đi thọ trai mà bị ‘vô lượng tội’, bị chửi không ‘khác gì loại súc sanh’ là sao? Bồ-tát giới coi trọng bao tử của ‘khách tăng’ đến thế ư? Coi khinh tri khách tăng đến thế à? Luật của bậc Trí mà như thế ư! Sàm!
Nguyên văn Giới khinh thứ 44 “- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT
Nếu Phật tử, phải thường nhất tâm thọ trì đọc tụng kinh luật Đại thừa, dùng giấy, vải, hàng, lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho ĐẾN LỘT DA LÀM GIẤY, CHÍCH MÁU LÀM MỰC, LẤY TỦY LÀM NƯỚC, CHẺ XƯƠNG LÀM VIẾT, ĐỂ BIÊN CHÉP KINH LUẬT, dùng vàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Thứ kinh luật khiến người khác phải lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật’ là kinh luật của Ma vương hay của Chuyển Luân Thánh Vương? Hẳn chỉ có kinh luật của Ác ma mới xúi kẻ khác liều thân như vậy. Sự hy sinh vì giáo lý kiểu này có khác gì những kẻ cuồng tín dám liều thân ôm bom tự sát cho lý tưởng của mình.
Một giáo pháp thực sự cao quý là giáo pháp giúp người giải thoát khỏi mọi khổ đau bằng sự hỷ lạc từ đầu đến cuối, và sự cúng dường tối thượng là thực hành giáo pháp ấy để giải thoát khỏi mọi khổ đau. Chính Đức Thế Tôn đã dạy cho ngài Ananda:
-- Này Ānanda, các cây Sāla song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandārava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột Trời Chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc Trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ānanda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ānanda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ānanda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ānanda, các Người phải học tập như vậy.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, số 16, Trường Bộ)
Bồ-tát giới xúi người khác làm hại mình hại người ‘lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật’ là thứ kinh luật hạ liệt. Bồ-tát giới khiến người khác phải kiếm tìmvàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật là không hiểu sự cúng dường tối thượng, là làm hại cho người tin theo, làm lợi cho những kẻ giả danh Hòa thượng, A-xà-lê.
Ai tin theo kinh luật hạ liệt cũng là người hạ liệt. Ai chấp nhận sự cúng dường hạ liệt cũng là kẻ hạ liệt.
Ai biết cúng dường tối thượng mới chính là đệ tử cao thượng biết đền đáp công ơn vô thượng của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Ai chấp nhận sự cúng dường tối thượng mới là người con Phật chân chánh.
Trong Bồ-tát giới có 10 giới trọng và 48 giới khinh, vì thế còn nhiều các giới tà vạy khác nữa, thế nhưng xét bấy nhiêu thôi cũng đủ cho những người có trí nhận thức thế nào là tà giới Bồ-tát xúi dại.
Hai ngàn năm cả tin mê tín đã quá đủ rồi! Đã đến lúc những người con Phật phải nhận chân thực giả, chánh tà để tự cứu mình và cứu những người thân của mình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Phật Học Khảo Luận
--------------------------
(*) Theo bản dịch Việt của HT Thích Trí Tịnh từ bản chữ Hán của Cưu Ma La Thập. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét