Ma tâm

Ma tâm

3/31/2016

Đối chiếu kinh Khu Rừng Pali và kinh Lâm A Hàm


ĐỐI CHIẾU
Chánh kinh Pāli KINH KHU RỪNg’, số 17, Trung Bộ 1, và
 kinh A Hàm tương đương ‘KINH LÂM’, số 107, Trung A Hàm
***
Chánh kinh Pāli: “- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo nương vào khu rừng này để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa này được thành tựu đối với ta. Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.”
Phân tíchTrong Chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn nêu ra bốn trường hợp khách quan và dạy các Tỳ-kheo cách suy nghĩ và hành động cho đúng. Tạm tóm lược như sau:
-- Nơi nào không giúp tu tập giải thoát và tứ vật dụng khó khăn à bỏ đi ngay.
-- Nơi nào không giúp tu tập giải thoát dù tứ vật dụng có đầy đủ à cũng nên rời khỏi.
-- Nơi nào giúp tu tập giải thoát nhưng tứ vật dụng có khó khăn à ráng ở lại.
-- Nơi nào giúp tu tập giải thoát và tứ vật dụng không có khó khăn à hãy ở lại suốt đời.
Nhưng trong Tà kinh A Hàm, lời Phật dạy được lập đi lập lại theo hướng các Tỳ-kheo suy nghĩ mong cầu có được “tất cả mọi thứ vật dụng cho đời sống” dễ dàng không khó khăn, hẳn nhiên điều này sẽ gây ra những ngộ nhận nguy hại.
Thật vậy, thế nào là “các vật dụng cần thiết cho đời sống”? Tiền bạc, xe cộ, TV, máy lạnh, máy quay phim… tất cả cũng là các vật dụng cần thiết cho đời sống đấy chứ. Vậy các Tỳ-kheo A Hàm phải suy nghĩ thế nào để “tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn” đây? Phải xin xỏ người khác, hay kinh doanh tôn giáo, hay buôn thần bán thánh, hay tụng niệm kiếm tiền...?
Suy ngẫm cho kỹ sẽ thấy sự thêm thắt khác biệt trong kinh A Hàm đầy thâm ý, khiến gây hại cho cả người nói (Phật) lẫn người tin (Phật tử), đồng thời gây ác cảm với những người ngoài Phật giáo. Gọi A Hàm là tà kinh là vì vậy.
Cula Ananda

-----------------------
+ Kinh "Khu Rừng" theo bản dịch của HT Thích Minh Châu. Kinh "Lâm" A Hàm theo bản dịch của TT Tuệ Sĩ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét