Ma tâm

Ma tâm

10/14/2017

CÔNG ĐỨC LỚN

Các gia đình nào muốn có công đức lớn đưa đến cõi Trời, được tái sanh vào các gia đình cao sang, được đại uy lực, được tài sản lớn, được đại trí tuệ, hãy ghi nhớ kỹ và thực hành đầy đủ lời Phật dạy trong bài kinh này:
Kinh “Gia Ðình”, số 199, Tăng Chi 5 Pháp
1. - Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp, được nhiều công đức.
Thế nào là năm?
2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người sau khi thấy họ tâm được tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, như vậy là đưa đến cõi Trời, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người đứng dậy, đảnh lễ họ, mời họ ngồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến được sanh vào các gia đình cao sang, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
4. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người từ bỏ cấu uế của xan tham. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại uy lực, và gia đình ấy trong lúc ấy, đã bước được trên con đường ấy.
5. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người tùy theo khả năng, tùy theo năng lực, san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến tài sản lớn, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
6. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người hỏi những câu hỏi, đặt những câu hỏi, nghe pháp. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại trí tuệ, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
7. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp này được nhiều công đức.
HT Thích Minh Châu dịch Việt
---------------------------
Ý KIẾN: Đức Phật lập đi lập lại "XUẤT GIA GIỮ GIỚI" đem lại công đức cho gia đình. Còn người XUẤT GIA PHÁ GIỚI đi đến gia đình thì thế nào nhỉ???

10/13/2017

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY BÀ LA MÔN

Hai cư sĩ ngồi nói chuyện với nhau. Cư sĩ áo lam hỏi cư sĩ áo trắng:
Này ông, có phái mới ra đời tự xưng là Phật giáo nguyên thủy; thế nhưng họ lại ăn, mặc và tu tập y như các phái cải biến sau này.
_ Họ ăn, mặc, tu tập như thế nào mà không phải Phật giáo nguyên thủy?
_ Họ ăn chay như các Bà-la-môn thời Đức Phật. Họ mặc như các Bà-la-môn chay phát triển sau này. Họ tu tập theo sự tưởng giải riêng của các thầy tổ, không y cứ đúng lời Phật, vẽ vời thêm bớt đủ thứ.
Cư sĩ áo trắng mỉm cười:
_ Vì sao như vậy, ông biết không?
_ Vì sao?
_ Vì họ muốn đứng trên hai ba cỗ xe cùng một lúc. Tại các nước bị ảnh hưởng quá nặng bởi nghiệp rau cỏ từ các tổ sư gốc Bà-la-môn chay thuần chủng, nếu họ ăn theo ‘tam tịnh nhục’ như Đức Phật, họ sẽ bị vu khống là sát sanh tàn ác rồi bị kỳ thị. Do vậy người ta phải hùa theo ăn chay để thừa tự tài vật.
Tới lượt cư sĩ áo lam cười mỉm:
_ Và họ cũng biến cải y áo để hòa nhập. Còn các luận sư xa lìa Chánh Pháp - Chánh Luật thì đua nhau sáng chế tông phái mới khiến Tăng đoàn thêm ly tán.
_ Đó không phải sự hòa nhập mà là hòa tan: họ tự biến chất nguồn gốc của mình để tan theo sự cải hóa. Trong kinh Song Tầm, Đức Thế Tôn gọi đây là những đàn nai ngây thơ chạy theo rối rẽ khác để rồi bị hủy diệt.
_ Tôi thấy có phái cũng phát triển đông lắm.
Cư sĩ áo trắng lắc đầu:
_ Không phải lúc nào số đông cũng là chân lý. Cho nên số người đi lên ít như hai sừng bò, còn số phải trở lui đọa xứ thì nhiều như lông bò rừng.
_ Thế ra phải gọi họ là Phật giáo nguyên thủy Bà-la-môn mới đúng.
_ Chính xác là như vậy!
 THÍCH THANH VĂN
-----------------------------------------------

Xem thêm


CHỬI CHA MẮNG MẸ, TỘI NHẸ?

Đó là Bồ-tát Giới của Đại Thừa ban đặt như vậy chứ không có ai vu khống. Đọc kỹ Bồ-tát giới khinh thứ 13 và hần phân tích phản biện dưới đây sẽ rõ
Nguyên văn “13.- GIỚI HỦY BÁNG
Nếu Phật tử, vì ác tâm, nơi người tốt, người lành, Pháp sư, Sư Tăng, hoặc Quốc vương và hàng quý nhân, vốn vô sự mà hủy báng là phạm bảy tội nghịch, mười giới trọng. Với cha mẹ, anh, em, lục thân phải có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, mà trở lại vu khống cho là phạm tội nghịch, đọa nơi ác đạo, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Phân tích phản biện
Bồ-tát giới một chiều đánh đồng Pháp sư, Sư Tăng, Quốc vương, quý nhân với người tốt, người lành, vốn vô sự là không thực tế lắm. Bởi, đâu phải tất cả Pháp sư, Sư Tăng, Quốc vương, quý nhân (giàu có, quan chức...) đều là người tốt, người lành, kẻ vô sự?
Vả lại Bồ-tát con dù có vu khống cha mẹ, anh em, lục thân phạm tội nghịch (phản quốc? loạn luân? đại nghịch vô gián?) phải đoạ nơi ác đạo mà chỉ bị ‘khinh cấu tội’ thì e Bồ-tát giới đã quá bao che cho những kẻ bất hiếu, quá dung dưỡng cho các nghịch tử rồi.
Trong khi đó, trong các giới của Bồ-tát và tam tạng Đại Thừa khác lại xếp chung các Tăng Ni Thanh Văn, các cư sĩ Nhị Thừa với người ác, kẻ ngoại đạo. Đây cũng là tội hủy báng vô căn cứ. Nói vô căn cứ, bởi lẽ các đệ tử Nguyên Thuỷ độc ác si mê như thế nào lại bị khinh chê kỳ thị như vậy?
Rõ ràng Đại Thừa giáo nếu có điểm nào tốt, đó không phải vì Bồ-tát giới và tam tạng cải biến hay hơn chánh Pháp Nguyên Thuỷ, mà vì những giá trị cốt lõi của Đạo Phật như Từ Bi - Năm giới đã không bị huỷ diệt trong Đại Thừa giáo mà thôi.
Ngược lại những gì của chính Đại Thừa giáo cải biến thêm vào thì toàn những pháp quái dị, mâu thuẫn trước sau để phá hoại Phật Pháp. Những giới điều của Bồ-tát giới là ví dụ điển hình
V.K.D
(Ghi chú: Hình vẽ copy tranh của họa sĩ Leo (?) trên internet)


10/12/2017

MẬT TÔNG GỐC HINDU GIÁO!

Thật vậy, biểu tượng tạo hình hoa Mạn-đà-la (Mandala) của Mật Tông chính là kế thừa tập tục của phái bện tóc ngoại học. Nghi thức này được các ngoại học dùng trong buổi lễ đặc biệt như các đại tế đàn, đón vua, đám cưới...
Thêm vào đó, việc dạy nhau tụng chú cũng chính là truyền thống của các Bà-la-môn chứ không của ai khác. Một vài đoạn trích lược Chánh Kinh dưới đây là những minh chứng cụ thể:
 Trích Kinh Sena, số 92, Trung Bộ II
“… Các thân hữu, bà con huyết thống của bện tóc Keniya vâng đáp bện tóc Keniya. Có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn (Mandalamala).
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sela trú tại Apana, vị này tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này dạy chú thuật (manta) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.
Lúc bấy giờ bện tóc Keniya có lòng tín thành với Bà-la-môn Sela. Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, tản bộ du hành đi đến tinh xá của bện tóc Keniya.
Bà-la-môn Sela thấy tại tinh xá của bện tóc Keniya, có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn. Thấy vậy, Bà-la-môn Sela bèn nói với bện tóc Keniya:
-- Có phải bện tóc Keniya sẽ rước dâu hay sẽ đưa dâu, hay một đại tế đàn được chuẩn bị, hay vua Seniya Bimbisara nước Magadha được mời ngày mai với cả binh lực?
-- Thưa Tôn giả Sela, tôi không có rước dâu, cũng không đưa dâu, vua Seniya Bimbisara nước Magadha không có được mời ngày mai với cả binh lực, nhưng tôi chuẩn bị một đại tế đàn. Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn." Vị ấy được con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.” 
 Trích Kinh Ambattha, MN 3
“Lúc bấy giờ Thế Tôn nghĩ rằng: "Các thanh niên đã phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ rồi. Nay Ta hãy giải tỏa cho Ambattha". Rồi Thế Tôn nói với các thanh niên:
- Các thanh niên, các ngươi chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ. Kanha ấy trở thành một tu sĩ vĩ đại. Vị này đi về miền Nam, học các chú thuật Phạm thiên, rồi về yết kiến vua Okkāka và yêu cầu gả công chúa Khuddarūpi cho mình…
- Và những người Bà-la-môn có dạy các chú thuật hay không?
- Tôn giả Gotama, có dạy.”
 Trích Kinh Sonadanda (Chủng Ðức)số 4, Trường Bộ I
--- “13. Rồi Bà-la-môn Sonadanda ngồi thẳng lưng, nhìn xung quanh hội chúng và bạch Đức Thế Tôn:
- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ", lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối. Thế nào là năm?
Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh.
Vị ấy là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedā với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.
Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày.
Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần).
Này Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
] Ý kiến Phật Tử: Đấy là từ Chánh Kinh chính gốc. Chỉ có điều, ngay cho dù trì chú đối với các Bà-la-môn là một trong năm đức tánh căn bản, thế nhưng chính những Bà-la-môn cũng sẵn sàng từ bỏ trì chú để giữ lại những đức tánh khác.
Trong bài kinh trên, Đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda có thể bỏ những đức tánh nào vẫn có thể xem là một Bà-la-môn. Sau khi Bà-la-môn trưởng lão Sonadanda đã từ bỏ yếu tố dung sắc, chỉ còn giữ lại bốn đức tánh (huyết thống, trì chú, đức hạnh, học rộng), Đức Thế Tôn đã hỏi tiếp:
“- Này Bà-la-môn, trong bốn đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có ba đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì?...”
] Thế đấy, ngay như các Bà-la-môn mà còn sẵn sàng ném bỏ trì chú, thứ “chẳng làm được gì”, ấy thế mà các đệ tử Đại Thừa và Mật Tông, tin theo các tổ sư gốc Bà-la-môn, lại quơ lấy đồ phế thải của họ rồi thi nhau tụng hót: “Yết đế, yết đế, ba la tăng, yết đế… là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú”, đã thế còn dám “bắt” ba đời chư Bụt phải nương theo cái pháp “Ba-la-mật”  rỗng không hư ngụy (!?)
Quả thật, các đệ tử của trì chú đã không còn biết cửa địa ngục đang rộng mở chờ đón mình!
] Đương nhiên, các luận sư Bà-la-môn đứng ngoài Đạo Phật có hô hào cả ngàn năm rằng các pháp trì chú, đồ hình Mandala và “Aj-jun Ngàn tay giáng tai ương” không phải của họ mà của chính Đạo Phật; chắc hẳn chẳng có Phật tử nào thèm tin họ. Thế nhưng, các luận sư Bà-la-môn chỉ cần cải trang thành các Tổ sư, Đại sư, Bồ-tát của Phật giáo là tức khắc có biết bao tín đồ tin theo.
Chỉ có những kẻ quá ngây thơ khờ dại mới nghĩ rằng thế gian này chỉ có một mình Triệu ĐàTrọng Thủy là biết dùng kế sách gián điệp để đánh tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả, phá tan thành trì của kẻ khác.
Và cũng chỉ có những “hài nhi tóc bạc” ngây thơ hơn cả con nít, mới không biết rằng con cáo muốn lừa bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ, nó phải giả tiếng của chính người thân của bà.
Và cũng chỉ có những kẻ cả tin ngây thơ như nhân dân thành Troy mới tự rước ‘Con ngựa gỗ to lớn trên cỗ xe đại pháo’ vào trong thành trì của mình để rồi bị tiêu diệt.
Chính vì thế, cũng chỉ có những người này mới nhắm mắt tin rằng các câu thần chú “Yết đế, yết đế, ba la yết đế… Úm ma ni bát mệ hồng…” …”, đồ hình Mạn-đà-la  của chính Đạo Phật.
Những đệ tử Mật Tông, Đại Thừa còn chờ đến bao giờ mới chịu tỉnh ngộ đây?
Theo PHẬT HỌC CHÁNH TÔNG
----------------------------
Xem thêm

NGUYỆN DẠI TÁI SANH


] Chủ trương nhập thai tái sanh của các Lạt Ma Mật tông Đại thừa có đúng theo chủ trương của Đức Phật không? Hai trích đoạn kinh dưới đây là câu trả lời:
 Trích kinh Tướng Quân Sīha, Tăng Chi tập 3, Chương 8, II. Phẩm Lớn
Đức Thế Tôn nói với Tướng quân Siha: "7) ... Và này Sīha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy"?
Này Sīha, với ai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương laiTa tuyên bố người ấy là người chủ trương không nhập thai. Này Sīha, Như Lai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.
Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy".
 Trích kinh Udaya (S.i,173)

"4) (Thế Tôn):
… Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu nhập bào thai.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lại sanh rồi lại chết.
Nhiều lần và nhiều lần,
Họ mang đến nghĩa địa.

Họ được đường giải thoát,
Không đưa đến tái sanh.
Bậc đại trí, đại tuệ,
Không sanh đi, sanh lại…"
] Thế đấy, trong khi Đức Phật chủ trương không nhập thai giải thoát hoàn toàn, và nêu rõ kẻ ngu mới nhập bào thai sanh tử tới lui, thì các vị Mật Tông và Đại Thừa lại nghe theo các Tổ sư gốc Bà-la-môn chống lại Đức Thế Tôn, hô hào nguyện đại tái sanh. Các nghịch tử này không những không phải là Bậc Đại trí, Đại tuệ; mà còn phạm tội vô minh nữa.
Thật vậy, trong bài kinh Giáo Giới Channa, số 114, Trung Bộ 3, Đức Phật có nêu rõ điều này. Tại đây, vị Tỷ-kheo Channa trước lúc cận tử nghiệp đã chủ động dùng con dao (Tứ Thiền) để chấm dứt thọ hành của mình. Tôn giả Sariputta đã trình lại sự việc cho Đức Thế Tôn và có ý nói sự ra đi của ngài Channa là thiệt thòi cho các người thân và gia đình hộ độ cho ngài Channa. Các thí chủ ấy đã mất đi một vị chân tu giảng Pháp và một nguồn phước để họ cúng dường.
Dầu vậy, Đức Thế Tôn vẫn khẳng định Tỷ-kheo Channa không có lỗi khi ngài bỏ thân này và không còn tái sanh. Trái lại, những ai từ bỏ thân này lại chấp thủ tái sanh làm thân khác mới phạm tội. Các Đại Thừa sư và Mật Tông tăng nào còn nguyện dại tái sanh độ tha, hãy ghi nhớ kỹ lời dạy này của Đức Thế Tôn để không mang tội với Đức Phật, với chính mình, và với những ai tin mình:
-- Này Sariputta, có những gia đình ấy là những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tỷ-kheo Channa, những gia đình cần được viếng thăm. Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sariputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội.” (Sđd)
CHÁNH MẬT TỬ
-------------------------------

GIÁN ĐIỆP BÀ LA MÔN CHƠI KHĂM ĐẠI THỪA

] Thật vậy, các đệ tử Mật Tông và Đại Thừa đã không biết rằng: “Bụt Ngàn Mắt Ngàn Tay” của họ chính là hung thần Aj-jun và quỷ vương Ravana của Bà-la-môn giáo. Các vị ác thần này đã được các luận sư “Bồ-tát Bà-la-môn” cải trang đưa vào Phật giáo nhằm thực hiện một cú lừa cay đắng cho những kẻ cả tin ngây thơ!
Thật vậy, trong Chuyện Tiền thân Bhūridatta, số 543, Tiểu Bộ Kinh, Bà-la-môn Kānārittha đã khai rõ:
“119. Ku-ve-ra, So-ma, các thần,
Dhā-tā, Vi-dha, cùng trời, trăng,
Bao phen đã cử hành đàn tế,
Ban các La-môn mọi phước ân.

120. Aj-jun vĩ đại giáng tai ương,
Chi chít ngàn tay mọc khắp thân;
Mỗi cặp tay cầm cung dọa nạt,
Dâng thần lửa lễ vật đầy tràn!” 
] Cho nên rằng thì là các vị Mật Tông - Đại Thừa càng khoe khoang, bái lạy “Bụt Ngàn mắt ngàn tay” của mình bao nhiêu, các ông Bà-la-môn càng xem thường họ bấy nhiêu. Đó là cái giá mà các vị Mật Tông - Đại Thừa phải trả do họ đã nhắm mắt tin vào các “Bồ-tát Bà-la-môn” của mình.
THÍCH CHÁNH ĐẠO
-------------
Xem thêm


BẬT MÍ BÍ MẬT CỦA MẬT TÔNG!


Đệ tử: Thưa sư phụ, trước sau và cùng thời với Đức Phật, đạo Bà-la-môn và các ngoại đạo khác cũng có thần chú. Làm sao để phân biệt thần chú nào của Mật giáo, thần chú nào của ngoại đạo, trong khi tất cả các câu chú đều là những cụm từ vô nghĩa?
Mật sư phụ: Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có ngàn mắt sẽ thấy, và có ngàn tay để nhặt các câu chú không phải của Phật ra ngoài.
Đệ tử: Thưa sư phụ, có kẻ giải thích rằng người trì niệm chú nếu được tái sanh làm người cũng bị liệt tuệ, tâm thần bẩm sinh.
Mật sư phụ: Tầm bậy! Ngươi thấy có một vị Lạt Ma tái sanh nào bị trì độn, ngớ ngẩn không?
Đệ tử: Không ạ! Trái lại các ngài còn rất đĩnh ngộ và thông minh.
Mật sư phụ: Đúng vậy.
Đệ tử: Nhưng... có khi nào chúng ta lại đi chọn một đứa trẻ liệt tuệ bẩm sinh làm Lạt Ma bao giờ?
Mật sư phụ: Vớ vẩn… Chuyện bí mật tế nhị, không nên tào lao nữa!
Đệ tử: Dạ. Vậy con xin hỏi chuyện công khai nghiêm chỉnh. Nhưng trước hết, xin sư phụ cho con được sám hối.
Mật sư phụ: Lại chuyện gì? Có quan trọng không? Tội nặng hay nhẹ?
Đệ tử: Dạ, chuyện rất hệ trọng nhưng tội nhẹ hều.
Mật sư phụ: Chuyện chi hệ trọng lại nhẹ tội?
Đệ tử: Thưa, con đã lỡ đọc kinh điển Nguyên Thuỷ của hàng Thanh Văn Nhị Thừa. Theo Bồ-tát Giới con đã phạm khinh cấu tội. Xin sư phụ tha tội.
Mật sư phụ: Trời đất, ngươi cứ đọc ba cuốn kinh thấp kém đó rồi hỏi những câu óc ách, ta rất khó trả lời. Thôi được, ta chấp nhận sự sám hối của con, nhưng từ nay phải ráng giữ giới. Không cần đọc kinh, lại khỏi bị phạm tội, con nít cũng giữ được.
Đệ tử: Dạ, xin vâng. Thưa sư phụ, theo kinh Nguyên thuỷ của Tiểu Thừa, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo quán “thức thực” trong bào thai phải chịu khổ đau như một tội nhân mỗi ngày bị đánh 300 hèo. Rồi Ngài hỏi các Tỳ Kheo như vậy có đau khổ không, các Tỳ Kheo trả lời rằng chỉ cần một hèo thôi đã đau thấu trời, huống hồ là 300 hèo. Các Lạt Ma tái sanh làm khổ chính mình và làm khổ người mẹ mang thai mình như thế, liệu các ngài có biết thương mình, thương mẹ mình; từ bi với mình, từ bi với mẹ mình không?
Mật sư phụ: Ờ… thì... chậc… phải chấp nhận đau khổ như vậy mới cứu được cho những đau khổ lớn hơn. Thế mới thấy hạnh nguyện Bồ-tát thật vĩ đại.
Đệ tử: Đức Phật Thích Ca và các vị Thánh A-la-hán không tái sanh, không chấp nhận đau khổ như vậy, nhưng vẫn cứu được cho những đau khổ lớn hơn. Các ngài chủ trương phải đào tạo những thế hệ theo sau đảm trách công việc của mình. Tại sao các vị Lạt Ma không làm như thế?
Mật sư phụ: À… thì… hầy, thiên cơ còn bất khả tiết lộ, huống hồ mật cơ.
Đệ tử: Tại sao trong Tăng Chi 1, chương 3, trang 516, Đức Phật lại tiết lộ mật cơ rằng Chú thuật của Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ… Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu”?
Mật sư phụ: Ừ… mà… mình cũng phải biết kế thừa tinh túy của người khác chứ. Có bí mật mới hấp dẫn người khác. Nói huỵch tẹc hết, chán lắm!
Đệ tử: Tinh túy hay ma túy hay yêu-tinh-túy? Nhưng thôi, con hỏi chuyện khác. Các Lạt Ma nói rằng đã làm chủ được tái sanh, vậy tại sao các ngài không tái sanh làm tổng thống hoặc vua một nước lớn để vừa hưởng được sung sướng nhỏ vừa cứu cho những nước nhỏ không bị xâm lăng, tránh khỏi những đau khổ lớn hơn?
Mật sư phụ: Cộng nghiệp là một trở duyên lớn hơn nữa.
Đệ tử: Tại sao các Lạt Ma không tái sanh làm giáo chủ các tôn giáo khác, sau đó dẫn đồ chúng quy y Phật Pháp để chuyển cộng nghiệp của họ, như ba anh em ngài Uruvelakassapa dẫn 1500 đệ tử cùng quy với Đức Thế Tôn?
Mật sư phụ: Điều đó còn tùy thuộc vào mật hạnh của vị thầy và mật nguyện của các đệ tử. Con không nghe đồn có những vị Lạt Ma đã biết trước sau khi chết họ sẽ tái sanh vào làng nọ, gia đình kia đó sao? Mọi việc xảy ra cứ đúng như máy tính.
Đệ tử: Tiếc thật! Giá như các vị Lạt Ma tái sanh có kèm thêm một chút trí tuệ để chọn cửa ra đời thì đã làm được nhiều điều lợi ích lớn hơn. Không chừng như vậy mật phái của chúng ta đã gồm thâu thiên hạ rồi cũng nên. Nghe đâu có nước còn đòi các Lạt Ma phải đăng ký trước khi tái sanh nữa đấy. Chẳng biết các ngài phải xoay sở làm sao? Liệu các ngài có chứng minh được không? À! Thưa sư phụ, làm sao con biết được kiếp trước mình có mật nguyện để được cứu rỗi?  
Mật sư phụ: Hãy đặt lòng tin tuyệt đối vào vị thày.
Đệ tử: Nhưng Đức Phật dạy, chớ có tin cho dù là kinh điển, là truyền thống… chớ có tin cho dù là bậc đạo sư của mình.   
Mật sư phụ: Đó là Ngài dạy cho các Kalama. Còn đối với mật đệ tử thì phải có mật chú riêng, mật ngữ riêng. Phật pháp có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà.
Đệ tử: Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, trước lúc nhập Niết Bàn, Đức Phật đã khẳng định Ngài không truyền dạy hay còn giữ lại một mật pháp nào cả. Vả lại trong Kinh Tương Ưng, Đức Thế Tôn đã khẳng định những gì cần nói Ngài đã nói đó là 37 Phẩm Trợ Đạo. Tại sao sau này Phật giáo lại đẻ ra lắm pháp môn như thế?
Mật sư phụ: Vạn chúng sanh có vạn căn tánh thì phải có vạn pháp môn mới cứu độ hết được. Đường nào cũng đến La Mã.
Đệ tử: Roma là thành phố nên phải có nhiều đường để đến, nhưng Niết Bàn không phải là thành phố mà là cứu cánh. Trong Kinh Sư Tử Hống, Trung Bộ 1, Đức Phật hỏi các ngoại đạo và chính họ cũng phải thừa nhận, “Cứu cánh là một, cứu cánh không phải là đa diện”. Lại nữa, theo Tứ Diệu Đế con đường chân lý đạt đến cứu cánh Niết Bàn chỉ có một, đó là Bát Chánh Đạo. Trong Bát Chánh Đạo chỉ có Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ gồm quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp; hoàn toàn không có “chánh niệm… chú”.
Mật sư phụ: Đó mới chỉ là chân lý tương đối, còn chân lý thứ hai mới là chân lý tuyệt đối. Đã là “Sanh tử tức Niết Bàn” còn cứu cánh gì nữa, còn phải quán, phải quàn gì nữa?
Đệ tử: Chân lý mà có hai thì “chân lý sau” dứt khoát không phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Sanh tử cũng là Niết Bàn” thì một pháp môn cũng chẳng cần, huống chi cần đến tám vạn bốn ngàn pháp môn?
Mật sư phụ: Nhưng nhờ Phật Pháp chúng ta mới biết giải thoát ngay ở đây chứ chẳng cần tìm đâu xa. Ta không dạy, ngươi làm sao giác hiểu “Phiền não tức Bồ đề”. Không giác hiểu, làm sao giải thoát ngay trong phiền não.
Đệ tử: Nếu đã biết giải thoát ngay đây rồi; còn tu hành, tụng kinh, gõ mõ, niệm Phật, niệm chú, đòi độc lập tự do… làm gì nữa? Nếu “phiền não tức Bồ đề”, vậy tại sao khi bệnh hoạn, con thấy sư phụ và các tu sĩ khác người thì nhăn nhó, người thì chạy tìm thuốc, kẻ thì đi bác sĩ hoặc đến nhà thương… Sao tất cả không ngồi yên một chỗ để hưởng “Bồ đề” từ phiền não bệnh hoạn? Kể cả những người giảng kinh Đại Thừa như nước cuốn mây trôi, nhưng hễ bị bệnh khổ phiền não là họ chạy biến đi các nơi khác cấp cứu. Có ai chứng minh được gì đâu?
Mật sư phụ: À… thì… cái đó là tinh túy mật pháp, con làm sao hiểu được!
Đệ tử: Vâng, xin lỗi sư phụ. Con không dám bài bác, đụng chạm đến bí mật của sư phụ nữa. Xin quay về nương tựa nơi thần linh và tu tập mật chú.
Mật sư phụ: Phải như thế chứ!
Đệ tử: Thưa sư phụ, với câu đại thần chú “Sa ni ra sa di mê ca sá da hum ni ma sát mệ hồng”, con phải thực hành như thế nào cho có kết quả?  
Mật sư phụ: Này nhé, nghe đây, trước hết ngươi phải nhớ giữ đúng thủ ấn như Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn. Kế đó điều tối quan trọng là phải chí tâm chí thành, đặt trọn niềm tin tuyệt đối vào các câu thần chú thì mới linh ứng. 
Đệ tử: Nhưng… con vẫn không thể tuyệt đối tin được!
Mật sư phụ: Vì sao?
Đệ tử: Vì câu thần chú đó do con vừa nghĩ ra.
Mật sư phụ: Chết chửa, sao không nói trước?
Đệ tử: Dạ, nói trước, Phật Ngàn Mắt Ngàn Tay nhặt ra, lấy đâu để hỏi?
Mật sư phụ: Trời đất! Nám Mô Úm Ma Ni Bát Mệ Hồng… 
Mật sư phụ chưa niệm chú xong, thoắt một cái đã thấy đệ tử xoay mình biến thành một vị Đại Phạm Thiên với ánh sáng chói lòa, bay vút lên bầu trời xanh thẳm. Hẳn nhiên, vị Đại Phạm Thiên sẽ bật mí câu chuyện bí mật về mật pháp này cho các chư Thiên khác để họ liệu đường mà tránh né.
MẬT TỬ


10/11/2017

TỰ CHÔN MÌNH!!!

- Thưa hiền huynh, vì sao một vị Đạo sư lại dạy rằng: “Vội vàng đánh giá người khác là tự đào hố chôn mình”?
- Chứ còn gì nữa! Nếu cậu gặp được một bậc Chân Nhân, liễu Pháp, liễu Đạo nhưng sống ẩn mình, không thích khoa trương; cậu vội cho Ngài là hạng phàm nhân, không biết gì rồi tỏ ra khinh thường, bất kính thì cậu làm sao có duyên may nghe được Chánh Pháp để từ đó được giải thoát! Như vậy là tự chôn mình rồi còn gì!
- Ngược lại, mọi người cứ nhắm mắt tin theo lời đồn, hoặc gặp thứ lừa bịp nhưng khéo khoe khoang, cứ thế tin theo những kẻ lừa đảo, thực hành theo những kẻ phi nhân giả nghĩa thì hậu quả phải lao xuống vực thẳm, đúng không?
- Đúng vậy. Cho nên trong chánh kinh, Đức Phật đã dạy thế này 
“Hãy học các dòng nước / Từ khe núi vực sâu / Nước khe núi chảy ồn / Biển lớn động im lặng
Cái gì trống kêu to
Cái gì đầy yên lặng
Ngu như ghè vơi nước
Bậc trí như ao đầy.”
(Kinh Nalaka, kệ 720-721, Sn131)
Chánh Tri Tâm
-------------
Pháp Trích Lục

Đức Phật dạy cho vua Pasenadi cách biết rõ được người khác:

6) -- Thưa Ðại Vương, khi Ðại Vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị con cái trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, sử dụng vàng và bạc, thời Ðại Vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả.

7) Thưa Ðại Vương, chính phải cọng trú mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không có tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

8) Thưa Ðại Vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sựthanh tịnh của một người; phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

9) Thưa Ðại Vương, chính trong thời gian bất hạnh mới biết được sự trung kiên của một người; phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

10) Thưa Ðại Vương, chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.
(Trích bài kinh “Bện Tóc” (S.i,77))

XÚI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC VÔ TỘI!?


Cư sĩ Nam Nguyên nói với cư sĩ Tông Thủy:
- Này ông, theo luật pháp của một xứ nọ, nếu kẻ chủ mưu giết người A, nhưng kẻ thực hiện giết lầm người B. Người chủ mưu không có tội!
Cư sĩ Tông Thủy trợn tròn mắt:
- Trời đất! Luật gì kì dzậy!
- Còn nữa, nếu kẻ chủ mưu xúi giết người vào thời điểm C, nhưng tên sát nhân lại giết vào lúc D.  Người chủ mưu cũng vô tội!
Cư sĩ Tông Thủy há hốc mồm:
- Quỷ thần ơi! Nước gì điên thế!
- Chưa hết, nếu kẻ chủ mưu xúi giết người tại điểm E, nhưng tên sát nhân lại giết tại chỗ F. Người chủ mưu cũng vô tội luôn!
Cư sĩ Tông Thủy ôm đầu la lớn:
- Ối, thiên địa ôi! Nước đó dưới địa ngục à? Luật đó của Diêm Vương dành cho lũ đầu trâu mặt ngựa à?
- Ông đừng nói bậy!
- Chứ gì nữa, tôi hỏi ông và những người chấp nhận luật ấy, nếu kẻ chủ mưu giết người A, nhưng tên sát nhân giết nhầm cha của các người. Các người có chấp nhận kẻ chủ mưu vô tội được không?
Đến lượt cư sĩ Nam Nguyên trợn tròn mắt:
- Không được! Luật pháp phải công bằng. Không có kẻ chủ mưu, làm sao có kẻ giết người?
- Lại nữa, kẻ chủ mưu sợ mẹ ông kháng cáo, nên xúi giết luôn bà ấy ngoài đường, nhưng tên sát nhân giết lầm bà ấy tại nhà. Kẻ chủ mưu được vô tội luôn?
Cư sĩ Nam Nguyên há hốc mồm:
- Không được! Công lý phải công minh. Giả sử kẻ chủ mưu toa rập với tên sát nhân hoặc tự mình khai láo để chạy tội thì sao?
- Thì ông đi mà hỏi những kẻ tin theo luật ấy! Chưa hết, vì kẻ chủ mưu sợ ông và các con cháu ông kháng cáo, nên hắn xúi giết sạch các người vào ban đêm, nhưng tên sát nhân lại giết lầm vào buổi sáng. Theo luật, kẻ chủ mưu cũng không có tội.
Cư sĩ Nam Nguyên ôm đầu la lớn:
- Mèn đéc quỷ thần thiên địa ơi, cứ kiểu này thế gian hủy diệt đến nơi rồi!
- Nhưng luật điên rồ ấy ở xứ sở điên khùng nào?
- Ở… trong phần chú giải giới cấm sát sanh của Luật Patimokkha do Phật Âm giải chú, và cuốn Luật Tổng Quát, do ht HT biên dịch và phổ biến chứ đâu. Ông không tin cứ tìm mà đọc!
Cư sĩ Tông Thủy mặt mũi xanh lè, run rẩy:
- Ông nói chơi?
- Tôi không đùa!
Không hiểu sao, cả hai cư sĩ nhìn nhau rồi đột nhiên té xỉu. Nghe đâu cả hai đã vận thần thông xuống địa ngục để hỏi cho ra lẽ!
Chánh Tri Tâm
-------------------------------
Xem thêm


TĂNG NI ĐẠI THỪA XUẤT GIA VÌ MUỐN "ĐẠT ĐẾN TẬN CÙNG SỰ KHỔ"!!!

Thật vậy, đó chính là lời của Bụt A Hàm còn ghi rành rành trong kinh (giả). So sánh hai bài kinh tương đương dưới đây sẽ nhận rõ sự ngụy tạo của tà kinh, tà pháp
SO SÁNH
Chánh Kinh Nalakapana (số 68, Trung Bộ Pali) Tà kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử (số 77, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “-- Lành thay, lành thay, các Anuruddha. Này các Anuruddha, thật xứng đáng cho các Ông, những Thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông có hoan hỷ trong Phạm hạnh.
Này các Anuruddha, trong khi các Ông với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, có thể hưởng thụ các dục lạc, thời các Ông, này các Anuruddha, với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, lại xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Anuruddha, các Ông không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Các Ông không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Các Ông không vì nợ nần, không vì sợ hãi, không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Nhưng có phải với tư tưởng như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này" mà các Ông, này các Anuruddha, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn lại hỏi: “Này A-na-luật-đà, các ngươi lúc còn nhỏ, là những đồng tử ấu thơ, trong trắng, tóc đen, thân thể thạnh trắng, vui thích trong du hý, vui thích trong tắm gội, săn sóc nâng niu thân thể. Về sau, bà con thân thích và cha mẹ đều cùng lưu luyến, thương yêu, khóc lóc thảm thiết, không muốn cho các ngươi xuất gia học đạo.
Các ngươi đã quyết chí cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, không phải vì sợ giặc cướp, không phải vì sợ nợ nần, không phải vì sợ khủng bố, không phải vì sợ bần cùng, cũng không phải vì sợ không sống được mà phải xuất gia học đạo, mà chỉ vì nhờm tởm sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết, khóc lóc, sầu khổ, hoặc vì muốn đạt đến tận cùng của khối khổ đau vĩ đại này nên xuất gia học đạo. Này A-na-luật-đà, các ngươi vì những tâm niệm này mà xuất gia học đạo chăng?”
Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, quả thật như vậy”.”
Bình: Cả hai trích đoạn trong Pali và A Hàm nêu trên ghi lại lời Đức Thế Tôn nói với nhóm các Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà).
Tuy nhiên sự biên dịch của A Hàm đã đạt đến tận cùng của khối nham hiểm vĩ đại! Một đàng trong Pali, các Thiện gia nam tử xuất gia với mong muốn chấm dứt toàn bộ khổ uẩnlại bị xuyên tạc thành xuất gia vì “muốn đạt đến tận cùng của khối khổ đau vĩ đại” (?) Sự nguy hại ở đây là các nhà biên dịch A Hàm đã gắn những điều phi lý này vào chính miệng Bụt A Hàm và các vị A-na-luật-đà.
Trong Kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử A Hàm còn nhiều những chi tiết cải biên khác, muốn trình bày đầy đủ phải có một bài phân tích riêng. Ở đây trong khuôn khổ một cuốn sách, nếu trình bày tất cả những chi tiết sẽ khiến trang sách phải tăng gấp đôi. Các vị nào muốn nghiên cứu để biết cụ thể hơn, hãy đọc trọn bài kinh và cả tạng kinh A Hàm cùng Trung Bộ Pali sẽ phát hiện thêm nhiều những cải biên xuyên tạc khác nữa.
KHẢO LUẬN PHẬT HỌC
-------------------
Xem thêm