Ma tâm

Ma tâm

10/12/2017

MẬT TÔNG GỐC HINDU GIÁO!

Thật vậy, biểu tượng tạo hình hoa Mạn-đà-la (Mandala) của Mật Tông chính là kế thừa tập tục của phái bện tóc ngoại học. Nghi thức này được các ngoại học dùng trong buổi lễ đặc biệt như các đại tế đàn, đón vua, đám cưới...
Thêm vào đó, việc dạy nhau tụng chú cũng chính là truyền thống của các Bà-la-môn chứ không của ai khác. Một vài đoạn trích lược Chánh Kinh dưới đây là những minh chứng cụ thể:
 Trích Kinh Sena, số 92, Trung Bộ II
“… Các thân hữu, bà con huyết thống của bện tóc Keniya vâng đáp bện tóc Keniya. Có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn (Mandalamala).
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sela trú tại Apana, vị này tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này dạy chú thuật (manta) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.
Lúc bấy giờ bện tóc Keniya có lòng tín thành với Bà-la-môn Sela. Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, tản bộ du hành đi đến tinh xá của bện tóc Keniya.
Bà-la-môn Sela thấy tại tinh xá của bện tóc Keniya, có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn. Thấy vậy, Bà-la-môn Sela bèn nói với bện tóc Keniya:
-- Có phải bện tóc Keniya sẽ rước dâu hay sẽ đưa dâu, hay một đại tế đàn được chuẩn bị, hay vua Seniya Bimbisara nước Magadha được mời ngày mai với cả binh lực?
-- Thưa Tôn giả Sela, tôi không có rước dâu, cũng không đưa dâu, vua Seniya Bimbisara nước Magadha không có được mời ngày mai với cả binh lực, nhưng tôi chuẩn bị một đại tế đàn. Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn." Vị ấy được con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.” 
 Trích Kinh Ambattha, MN 3
“Lúc bấy giờ Thế Tôn nghĩ rằng: "Các thanh niên đã phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ rồi. Nay Ta hãy giải tỏa cho Ambattha". Rồi Thế Tôn nói với các thanh niên:
- Các thanh niên, các ngươi chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ. Kanha ấy trở thành một tu sĩ vĩ đại. Vị này đi về miền Nam, học các chú thuật Phạm thiên, rồi về yết kiến vua Okkāka và yêu cầu gả công chúa Khuddarūpi cho mình…
- Và những người Bà-la-môn có dạy các chú thuật hay không?
- Tôn giả Gotama, có dạy.”
 Trích Kinh Sonadanda (Chủng Ðức)số 4, Trường Bộ I
--- “13. Rồi Bà-la-môn Sonadanda ngồi thẳng lưng, nhìn xung quanh hội chúng và bạch Đức Thế Tôn:
- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ", lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối. Thế nào là năm?
Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh.
Vị ấy là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedā với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.
Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày.
Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần).
Này Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
] Ý kiến Phật Tử: Đấy là từ Chánh Kinh chính gốc. Chỉ có điều, ngay cho dù trì chú đối với các Bà-la-môn là một trong năm đức tánh căn bản, thế nhưng chính những Bà-la-môn cũng sẵn sàng từ bỏ trì chú để giữ lại những đức tánh khác.
Trong bài kinh trên, Đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda có thể bỏ những đức tánh nào vẫn có thể xem là một Bà-la-môn. Sau khi Bà-la-môn trưởng lão Sonadanda đã từ bỏ yếu tố dung sắc, chỉ còn giữ lại bốn đức tánh (huyết thống, trì chú, đức hạnh, học rộng), Đức Thế Tôn đã hỏi tiếp:
“- Này Bà-la-môn, trong bốn đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có ba đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là lời nói chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì?...”
] Thế đấy, ngay như các Bà-la-môn mà còn sẵn sàng ném bỏ trì chú, thứ “chẳng làm được gì”, ấy thế mà các đệ tử Đại Thừa và Mật Tông, tin theo các tổ sư gốc Bà-la-môn, lại quơ lấy đồ phế thải của họ rồi thi nhau tụng hót: “Yết đế, yết đế, ba la tăng, yết đế… là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú”, đã thế còn dám “bắt” ba đời chư Bụt phải nương theo cái pháp “Ba-la-mật”  rỗng không hư ngụy (!?)
Quả thật, các đệ tử của trì chú đã không còn biết cửa địa ngục đang rộng mở chờ đón mình!
] Đương nhiên, các luận sư Bà-la-môn đứng ngoài Đạo Phật có hô hào cả ngàn năm rằng các pháp trì chú, đồ hình Mandala và “Aj-jun Ngàn tay giáng tai ương” không phải của họ mà của chính Đạo Phật; chắc hẳn chẳng có Phật tử nào thèm tin họ. Thế nhưng, các luận sư Bà-la-môn chỉ cần cải trang thành các Tổ sư, Đại sư, Bồ-tát của Phật giáo là tức khắc có biết bao tín đồ tin theo.
Chỉ có những kẻ quá ngây thơ khờ dại mới nghĩ rằng thế gian này chỉ có một mình Triệu ĐàTrọng Thủy là biết dùng kế sách gián điệp để đánh tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả, phá tan thành trì của kẻ khác.
Và cũng chỉ có những “hài nhi tóc bạc” ngây thơ hơn cả con nít, mới không biết rằng con cáo muốn lừa bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ, nó phải giả tiếng của chính người thân của bà.
Và cũng chỉ có những kẻ cả tin ngây thơ như nhân dân thành Troy mới tự rước ‘Con ngựa gỗ to lớn trên cỗ xe đại pháo’ vào trong thành trì của mình để rồi bị tiêu diệt.
Chính vì thế, cũng chỉ có những người này mới nhắm mắt tin rằng các câu thần chú “Yết đế, yết đế, ba la yết đế… Úm ma ni bát mệ hồng…” …”, đồ hình Mạn-đà-la  của chính Đạo Phật.
Những đệ tử Mật Tông, Đại Thừa còn chờ đến bao giờ mới chịu tỉnh ngộ đây?
Theo PHẬT HỌC CHÁNH TÔNG
----------------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét