Ma tâm

Ma tâm

10/06/2017

DẤU HIỆU ĐẮC ĐẠO!


_ Có vị sư giảng về bảy nhân đắc đạo hiện thế. Ông có muốn biết các dấu hiệu đắc đạo ấy không?
_ Nói nghe thử.
_ Nhân thứ nhất: phải là người tam nhân, tức là tái tục tâm tam nhân. Thứ hai: có được trí tuệ hiểu biết về phương pháp hành để tu tập. Ba: Có sự tinh tấn. Bốn: Có hành đúng chánh pháp chú giải. Năm: trú xứ thích hợp. Sáu: không bị oái niệm. Bảy: có thời giờ đầy đủ để thực hành.
_ Nghe xong là biết ngay vị vẽ ra bảy nhân chứng đạo chưa từng đắc đạo.
_ Sao ông dám nói thế?
_ Chứ gì nữa. Này nhé, thứ nhất: Trong kinh Nikāya, Đức Phật không hề nói đến điều này. Thứ hai: kẻ có tà tuệ hiểu biết phương pháp tà hành cũng tu tập thì sao, họ chứng được tà đạo hay chánh đạo? Thứ ba: có tinh tấn nhưng theo hướng tà tinh tấn sẽ đến đâu? Thứ bốn: chánh pháp chú giải có bằng chánh kinh Phật dạy không? Phật hơn Tổ hay Tổ hơn Phật? Thứ năm: có trú xứ thích hợp theo tiêu chuẩn nào, cho người ít dục hay cho kẻ tham lam cường liệt? Sáu: không có oái niệm nhưng cũng không có chánh niệm thì sao? Bảy: có thời giờ đầy đủ nhưng thực hành tà đạo có đắc đạo địa ngục không? Tám: tóm lại cho dù có đầy đủ bảy nhân đắc đạo hiệp thế chăng nữa nhưng không có giới hạnh thanh tịnh thì muôn đời cũng không chứng đạo.
_ Ừ nhỉ. Đúng là “lìa Kinh nói là ma nói”.
_ Ông đã biết một nhân quan trọng để chứng đạo siêu thế rồi đó! Chỉ xin lưu ý ông thêm: kinh có Chánh Kinh và tà kinh ngụy tạo nữa đấy!
_____________

Pháp Trích Lục

Chánh Kinh “Chứng Nhân”, số 71, Tăng Chi 6 Pháp

1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

- không như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thối đọa",
- không như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào an trú",
- không như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thắng tiến hay thù thắng",
- không như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thể nhập",
- làm việc không chu toàn
- và làm việc không có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được địa vị một chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào.

2. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

- như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thối đọa",
- như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào an trú",
- như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thắng tiến hay thù thắng",
- như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thể nhập",
- làm việc có chu toàn,
- làm việc có lợi ích.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào."

{ Thừa tự Pháp trích lục:
Cũng vậy thành tựu sáu nhân này một tệ tử không thể đạt được đạo siêu thế:
- không như thật rõ biết: Những nhân này dự phần vào thối đọa, do người đời sau bịa đặt thêm ra,
- không như thật rõ biết: Những nhân này dự phần vào tà trú, do người đời sau luận giải tào lao
- không như thật rõ biết: Những nhân này dự phần vào liệt tuệ, vì do kẻ đời sau một chiều tán hươu tán vượn
- không như thật rõ biết: Những nhân này dự phần vào thể nhập tà vạy,
- làm việc không chu toàn, suy nghĩ không thận trọng, tin tưởng bừa mọi luận giải
- và làm việc không có lợi ích, phổ biến tà luận, tà chú giải vớ vẩn
Trích Kinh “Thập Thượng”, DN 34, do ngài Xá Lợi Phất thuyết:
“i) Thế nào là tám pháp có nhiều tác dụng? Có tám nhân, tám duyên đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
*/ Này các Hiền giả, ở đây, ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà Tàm Quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú. Như vậy là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.

*/ Ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà Tàm Quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú. Người này thỉnh thoảng đến các vị ấy và đặt những câu hỏi: "Này Tôn giả, vấn đề này là thế nào? Vấn đề này nghĩa như thế nào?" Và các vị này đối với người ấy, nêu rõ những gì bị che khuất, phơi bày ra những gì bị giấu kín, và diệt trừ mọi nghi ngờ đối với những vấn đề đang còn nghi ngờ. Như vậy là nhân thứ hai, duyên thứ hai đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.

*/ Sau khi đã nghe pháp, vị này được hai sự an tịnh, an tịnh về thân và an tịnh về tâm. Như vậy là nhân thứ ba, duyên thứ ba, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

*/ Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự giới bổn Patimokka, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong các học pháp. Như vậy là nhân thứ tư, duyên thứ tư, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

*/ Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo đa văn, ghi nhớ điều đã nghe, chất chứa điều đã nghe. Với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, gìn giữ, ghi nhớ, nhờ lặp đi lặp lại, tâm ý suy tư, khéo thành đạt chánh trí. Như vậy là nhân thứ năm, duyên thứ năm, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

*/ Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, vững chắc, kiên trì đối với các thiện pháp. Như vậy là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

*/ Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo có chánh niệm, có chánh niệm tối thượng và phân tích rõ ràng ghi nhận, nhớ rõ điều làm đã lâu ngày, nói đã lâu ngày. Như vậy là nhân thứ bảy, là duyên thứ bảy, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

*/ Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ-kheo sống quán sát sự sanh diệt của năm thủ uẩn: Ðây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là tập khởi của thọ, đây là đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng, đây là tập khởi của tưởng, đây là đoạn diệt của tưởng. Ðây là hành, đây là tập khởi của hành, đây là đoạn diệt của hành. Ðây là thức, đây là tập khởi của thức, đây là đoạn diệt của thức. Như vậy là nhân thứ tám, duyên thứ tám, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.

Như vậy là tám pháp có nhiều tác dụng.”

{ Thừa tự Pháp trích lục:
Tám nhân đắc dụng đắc đạo giữ đạo do ngài Xá Lợi Phật thuyết và “bảy nhân hiện thế” của luận sư đời sau, các nhân nào rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn? 
Khốn thay lời Phật, lời Kinh không thọ trì, lại đi thọ trì lời tổ Bà-la-môn đời sau. Đọa xứ là do ai?
THỪA TỰ PHÁP
---------------------------
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét