DẪN: Từ xưa tới nay "Tánh Không" đã được nhiều luận sư Bà-la-môn phát triển thi nhau luận giảng. Tất cả đã không biết rằng mình đang tuyên truyền cho tà thuyết chống lại Đạo Phật Chính Thống. Chỉ có những ai hiểu rõ các khái niệm "KHÔNG TÁNH" cùng với "ĐẠI KHÔNG, TIỂU KHÔNG, NỘI KHÔNG, NGOẠI KHÔNG, NỘI-NGOẠI KHÔNG, KHÔNG ĐỊNH, KHÔNG XÚC, KHÔNG NGUYỆN ĐỊNH, KHÔNG TƯỚNG TÂM ĐỊNH, HƯ KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ĐỊNH" của chánh Pháp NIKAYA mới hiểu rõ "Tánh Không" của các luận sư Bà-la-môn ngụy biện và thâm độc như thế nào.
Bài vấn đáp dưới đây cho thấy phần nào thực trạng và bản chất của tà luận này.
---------
Hỏi: NCó phải “tánh Không” trong Bát Nhã không phải đơn giản chỉ có nghĩa là “không-có”, “không-không”? Xin cho biết ý nghĩa thực sự của "Tánh Không" trong Đại Thừa giáo.
LS LONG XÀ TỬ: Đúng thế, kinh Hoa Nghiêm nói: "Nhứt thiết chư Pháp vô phi Phật pháp"; Kim Cang bảo: "Nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp". Ai cũng nghe "Phiền não tức Bồ-đề", hay "Sinh tử tức Niết-bàn", hoặc "Thiết lập nhân gian Tịnh độ". Bài kệ mở đầu Trung Luận của Tổ Long Thọ cũng nói lên ý nghĩa ấy: "Bất sanh diệc bất diệt. Bất thường diệc bất đoạn. Bất nhất diệc bất dị. Bất khứ diệc bất lai. Năng thuyết thị nhân duyên. Thiện diệt chư hý luận”. Kinh Pháp Hoa gọi đây là "Thế gian tướng thường trú". Đây cũng là tánh "Không" của Bát nhã, tánh "Như thị" của Pháp Hoa, và là tánh "Diệu hữu" của Hoa Nghiêm, Niết-bàn... (thú thật các ý tưởng này là tôi nói theo người khác).
Tuy chỉ có một chữ “Không” của trí tuệ Bát Nhã thôi, nhưng chúng ta cũng phải biết triển khai nói theo nhiều kiểu khác nhau với cùng một mô thức nhất định: cái “Không” ấy không phải là không - có, không phải là không – không, cũng không phải là không-có, không-không. Cứ chặn đầu chặn đuôi, loanh quanh uốn éo như thế là những kẻ lắm chuyện hết còn tranh luận, vặn vẹo, hỏi tới hỏi lui.
Nói chung không thể lấy sở học của kẻ phàm phu mà thấu hiểu một vấn đề cao siêu vi diệu được. Theo kinh nghiệm bản thân tôi, cứ tin là như thế để tâm không còn một ý niệm nào như con gà tồ hay con trâu đực tất sẽ thấy an ổn tức thì.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG: Móc câu phải bọc ngoài bằng miếng mồi thì cá mới cắn. Đã là óc cá và mắt cá nên chỉ thấy mồi chứ làm sao thấy được lưỡi câu và người câu. Những ai còn muốn ngụy biện cho “tánh Không”, làm ơn hiểu rõ những khái niệm trong Kinh Nikaya, để biết thế nào là Không Tánh? Tiểu Không? Đại Không? Nội Không? Ngoại Không? Nội-Ngoại Không? Không Định? Không Xúc? Không Nguyện Định? Không Tướng Tâm Định? Hư Không Vô Biên Xứ Định? Biết như thế thôi sẽ hiểu ngay “tánh Không” là gì? Nó được các Tổ sư gốc Bà-la-môn xiển dương nhằm mục đích gì?
Vả lại, trong kinh Phạm Võng, Trường Bộ 1, ngay từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Thế Tôn đã vạch mặt chỉ tên lối hý luận “không-có, không-không”. Thực chất kiểu ngụy biện này chỉ là lối trườn uốn tránh né như con lươn của những kẻ đần độn ngu si: “Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: ... Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế…tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây”
Người đệ tử Phật chân chính cần phân định cho rõ khái niệm “Không Tánh” của Đức Phật trong kinh văn gốc và “tánh Không” của các luận sư gián điệp Bà-la-môn đưa vào Đạo Phật, nhờ vậy mới không rơi vào bẫy sập nguy hiểm của họ. Cụ thể trong bài kinh Khất Thực Thanh Tịnh (Trung Bộ 3), với khái niệm “Không Tánh” Đức Phật dùng để chỉ trạng thái tâm không còn tánh tham, không còn tánh sân, không còn tánh si, không còn ái dục hay hận tâm, không còn năm dục trưởng dưỡng, không còn năm triền cái, không còn năm thủ uẩn; nói chung tâm không còn những bất thiện pháp và đây chính là trạng thái “Không Trú” của bậc Đại Nhân.
Để phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa hai khái niệm “Không Tánh” của Đức Phật và “tánh Không” của các luận sư gốc Bà-la-môn, xin nêu ra một ví dụ giản lược cho dễ hiểu: Có hai anh em nhà nọ khi cha vừa mất đi, trong khi người anh nhờ biết quán xét về sự vô thường của cuộc đời cha, nên anh biết nhận thức về sự vô thường biến hoại tất yếu của bản thân mình, của cuộc sống, của vạn pháp. Thực chất chúng không có gì là ta, là của ta, là tự ngã nơi ta. Nhờ biết tư duy quán xét như vậy nên người anh không tham ái, không chấp thủ các pháp. Không tham ái, không chấp thủ các pháp nên tránh được đau khổ vì chúng. Như vậy nhờ nhận thức được tánh vô thường biến hoại của các pháp nên từ đó tâm “không còn tánh tham, không còn tánh sân, không còn tánh si” và đây cũng là tánh thiết thực hiện tại, không có thời gian của Chánh Pháp.
Ngược lại, người em do tin lời kẻ ngoại tộc, hăm hở mổ xẻ, phân rã, phanh thây năm uẩn của cha mình đến tận cùng để... tìm kiếm chân lý trong đó. Tất nhiên, y sẽ chẳng nhìn thấy được gì ngoài sự trống không, trống rỗng. Từ đó kẻ khờ khạo ấy lớn tiếng dạy cho mọi người rằng tất cả các pháp thực chất vốn không. Chính vì chiếu kiến cái thân năm uẩn của cha, của mình, của mọi người đều rỗng không, cho nên cũng không có gì là “mẹ”, là “em gái”, là “chị gái” vì tất cả đều trống không đến tận cùng. Từ đây dẫn đến hệ quả cho rằng mọi sự phân biệt chỉ là tinh thần nhị nguyên kém cỏi tầm thường xưa cũ. Người em cho nhận thức mới này là cao siêu tối thượng, và vì vậy sẽ rơi vào các bước tất nhiên sau đây:
- Một là người em không cần phân biệt bất cứ thứ gì ngay cả mẹ, chị gái, em gái, con gái hay vợ. Tất cả những “rỗng không tuyệt đối” ấy nếu vô phân biệt để chung đụng, lang chạ lẫn lộn thì đó là “pháp nhĩ như thị”, là “chẳng thiện, chẳng ác”, “Đây là trú xứ, nơi thường thích ở đối với những ai biết rằng hết thảy các pháp đều không tự tánh, những aikhông phân biệt pháp theo bất cứ loại tướng nào...” (Kinh Hoa Nghiêm Đại Thừa)
- Hai là các pháp vốn trống không tuyệt đối, vô phân biệt đến tận cùng, nên đối với người em không cần gì là truyền thống đạo đức gia đình, không có gì là kinh nghiệm của tổ tiên, không còn gì là giá trị của những lời di giáo từ ông bà, cha mẹ... vì tất cả vốn không dơ, không sạch, không ngu, không trí và ngay cả Bốn Thánh Chân lý, Khổ-Tập-Diệt-Đạo, của Đức Phật Thích Ca cũng không có ý nghĩa gì cả (Bát Nhã Tâm Kinh).
Với những hiểu biết quái đản như vậy, cho dù người em có phạm tội ác thì y cũng được các kẻ ngoại tộc dạy cho một phương pháp sám hối cao siêu, bỏ lờ cả nhân quả để phỉnh lừa chính lương tâm của mình:
“Tội do tâm khởi, do tâm diệt.
Tâm đã tịnh rồi tội liền tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Đó mới thực là chân sám hối”
Tâm đã tịnh rồi tội liền tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Đó mới thực là chân sám hối”
Cho nên với tà kiến vô phân biệt một chiều và sự phủ định sạch trơn tuyệt đối, nếu người em không trở thành những kẻ loạn luân hay tàn ác vô nhân, thì không phải do y tốt đẹp gì mà do y còn bị ràng buộc bởi những giới cấm căn bản. Chính vì người em vẫn còn bị kềm thúc bởi năm điều giới cấm cùng những lời dạy đạo đức đích thực của người cha, do người anh còn gìn giữ được, như một đối xứng quan trọng khiến y không thể đi quá xa. Và nếu người em có thu hút được vài đệ tử đi theo, đó là do họ tin tưởng nơi uy tín tiếng tăm quá lớn của người cha, chứ không phải vì mớ hý luận ngụy biện si mê ngớ ngẩn của người em.
Tóm lại, “tánh Không” là sự phá hủy thâm độc, tận cùng và tàn mạt của các tổ sư gốc Bà-la-môn; nó chính là một kiểu tánh-không-đạo-đức của những kẻ nham hiểm dùng vũ khí người để giết người, hay “bó đuốc soi đường” của những kẻ giả trá xin vào nhà người để dụ dỗ đám trẻ ngây thơ tự đốt nhà của mình. Mọi người con Phật cần nhận diện rõ sự thâm hiểm này và ném nó vào sọt rác!
-o-o-o-
Hỏi: Làm thế nào để hiểu rõ các khái niệm “Không” và Tứ Niệm Xứ của Chánh Phật Pháp?
LS LONG XÀ TỬ: Điều này rất khó với nhiều người, khi họ tin rằng nó thuộc pháp thấp kém dành cho những kẻ sơ cơ thuộc hàng Thanh Văn Tiểu Thừa, những người chỉ biết chấp nhận chân lý tương đối hạn hẹp.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG : “Hãy lấy giới và pháp của Như Lai làm thầy, làm chỗ nương tựa”. Đã là Thánh Pháp thì phải giữ đúng Thánh Giới, đúng Thánh Hạnh Patimokkha, hoặc ít nhất phải trọn vẹn Bát Quan Trai Giới mới hiểu được. Ăn ngày một bữa, thanh tịnh Thân-Khẩu-Ý rồi nghiền ngẫm Chánh Kinh Nikaya, tất cả sẽ sáng như ánh bình minh. Giới thanh tịnh, tâm mới thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, kiến mới thanh tịnh. Kiến thanh tịnh mới có tri kiến thanh tịnh để phân định Đạo và phi đạo.
Đương thời Đức Phật, đã có biết bao những cư sĩ, chưa nói tới các Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-ni, nhờ giữ đúng giới luật thanh tịnh như vậy mà làm tròn vai trò Hộ Pháp, Hộ Tăng; không những bảo vệ cho Chánh Pháp mà còn giáo hoá cho cả sa môn, Bà-la-môn ngoại đạo giống như các cư sĩ Citta, Visakha, Mẹ của Nanda v.v..
LS LONG XÀ TỬ: Làm được như vậy không phải dễ. Phàm phu khó mà hiểu được nội một chữ “Không” của Chánh Pháp Nikaya.
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG: Cho nên, không biết thì dựa cột mà nghe. Nếu chưa hiểu rõ căn bản từ gốc đừng hý luận bậy bạ để trở thành tay sai cho kẻ khác phản lại Đạo Phật; để rồi không khéo sẽ bị Đức Phật quở trách là thứ “trưởng lão ngu”, “kẻ mù sờ voi”; còn Ngài Thường Chiếu mắng là “bầy chó sủa hùa”; và người trí chê là “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về giầy mả tổ”.
-o-o-o-
Hỏi: Có quá nặng lời không?
TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG: Chưa nặng bằng một phần triệu tội tà kiến phải đọa địa ngục vì dám xúc phạm thánh nhân, luôn miệng gọi Tướng Quân Chánh Pháp: “Này thằng con Xá…” và phủ nhận sạch trơn Chân Lý Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni; đã thế còn “bắt” ba đời Phật tu theo pháp mà các tu sĩ gốc Bà-la-môn kết tập và xiển dương. Người khôn ngoan có khi cũng phải biết “thương cho roi cho vọt” và chỉ có ngu si, khờ dại mới không biết kẻ khác “ghét cho ngọt, cho bùi” để rồi muôn kiếp đoạ đày trong cõi dữ.
Hãy nhớ, ôm tà kiến mới nặng nề: “Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh” (Kinh Nikaya)
Theo KHẢO LUẬN PHẬT HỌC
--- ooOoo ---
Xem thêm
http://phatgiaodoinay.blogspot.com.au/…/sieu-triet-ly-ve-ta…
http://dieuphapcuukho.blogspot.com/…/phat-phap-nhuom-mau.ht…
http://dieuphapcuukho.blogspot.com/…/phat-phap-nhuom-mau.ht…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét