Ma tâm

Ma tâm

10/11/2017

TĂNG NI ĐẠI THỪA XUẤT GIA VÌ MUỐN "ĐẠT ĐẾN TẬN CÙNG SỰ KHỔ"!!!

Thật vậy, đó chính là lời của Bụt A Hàm còn ghi rành rành trong kinh (giả). So sánh hai bài kinh tương đương dưới đây sẽ nhận rõ sự ngụy tạo của tà kinh, tà pháp
SO SÁNH
Chánh Kinh Nalakapana (số 68, Trung Bộ Pali) Tà kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử (số 77, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “-- Lành thay, lành thay, các Anuruddha. Này các Anuruddha, thật xứng đáng cho các Ông, những Thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông có hoan hỷ trong Phạm hạnh.
Này các Anuruddha, trong khi các Ông với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, có thể hưởng thụ các dục lạc, thời các Ông, này các Anuruddha, với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, lại xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Anuruddha, các Ông không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Các Ông không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Các Ông không vì nợ nần, không vì sợ hãi, không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Nhưng có phải với tư tưởng như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này" mà các Ông, này các Anuruddha, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn lại hỏi: “Này A-na-luật-đà, các ngươi lúc còn nhỏ, là những đồng tử ấu thơ, trong trắng, tóc đen, thân thể thạnh trắng, vui thích trong du hý, vui thích trong tắm gội, săn sóc nâng niu thân thể. Về sau, bà con thân thích và cha mẹ đều cùng lưu luyến, thương yêu, khóc lóc thảm thiết, không muốn cho các ngươi xuất gia học đạo.
Các ngươi đã quyết chí cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, không phải vì sợ giặc cướp, không phải vì sợ nợ nần, không phải vì sợ khủng bố, không phải vì sợ bần cùng, cũng không phải vì sợ không sống được mà phải xuất gia học đạo, mà chỉ vì nhờm tởm sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết, khóc lóc, sầu khổ, hoặc vì muốn đạt đến tận cùng của khối khổ đau vĩ đại này nên xuất gia học đạo. Này A-na-luật-đà, các ngươi vì những tâm niệm này mà xuất gia học đạo chăng?”
Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, quả thật như vậy”.”
Bình: Cả hai trích đoạn trong Pali và A Hàm nêu trên ghi lại lời Đức Thế Tôn nói với nhóm các Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà).
Tuy nhiên sự biên dịch của A Hàm đã đạt đến tận cùng của khối nham hiểm vĩ đại! Một đàng trong Pali, các Thiện gia nam tử xuất gia với mong muốn chấm dứt toàn bộ khổ uẩnlại bị xuyên tạc thành xuất gia vì “muốn đạt đến tận cùng của khối khổ đau vĩ đại” (?) Sự nguy hại ở đây là các nhà biên dịch A Hàm đã gắn những điều phi lý này vào chính miệng Bụt A Hàm và các vị A-na-luật-đà.
Trong Kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử A Hàm còn nhiều những chi tiết cải biên khác, muốn trình bày đầy đủ phải có một bài phân tích riêng. Ở đây trong khuôn khổ một cuốn sách, nếu trình bày tất cả những chi tiết sẽ khiến trang sách phải tăng gấp đôi. Các vị nào muốn nghiên cứu để biết cụ thể hơn, hãy đọc trọn bài kinh và cả tạng kinh A Hàm cùng Trung Bộ Pali sẽ phát hiện thêm nhiều những cải biên xuyên tạc khác nữa.
KHẢO LUẬN PHẬT HỌC
-------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét