Ma tâm

Ma tâm

10/10/2017

BỒ TÁT GIỚI CẤM DẠY CHÁNH PHÁP NGUYÊN THỦY

Nguyên văn “15.- GIỚI DẠY GIÁO LÝ NGOÀI ÐẠI THỪA 43
Nếu Phật tử, từ Phật tử, lục thân, tất cả thiện tri thức, đến ngoại đạo ác nhân, đều phải khuyên bảo thọ trì kinh luật Đại thừa. Nên giảng cho hiểu nghĩa lý khiến phát Bồ đề tâm, Thập Phát Thú tâm, Thập Trưởng Dưỡng tâm, Thập Kim Cương tâm. Trong ba mươi tâm ấy, giảng cho họ hiểu pháp đụng tuần thứ của mỗi món. Mà Phật tử lại ác tâm, sân tâm đem kinh luật của Thanh văn nhị thừa cùng các bộ luận của ngoại đạo tà kiến để dạy ngang cho người. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 43 (tr.34): “Đem giáo pháp Tiểu thừa, v.v… dạy cho người với tâm ác, tâm giận đó là muốn hại người cho mất lợi ích về Đại thừa, nên phạm tội. Nếu vì theo tiểu cơ mà truyền tiểu giáo thì không phạm.”
Phản bác
Trong cuốn “Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ” do Ni sư Trí Hải dịch có chú thích thẳng thừng ‘Ngoài giáo lý Đại thừa tức là tà giáo hoặc Nhị thừa. Ngoại đạo là tà kiến’. Theo đây, Nhị Thừa là ngoại đạo, ngoại đạo là tà kiến, vậy Nhị Thừa là tà kiến.
Mà Nhị Thừa là gì? Chính là giáo lý Nguyên Thuỷ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đã thế những kẻ đời sau còn sách mé gọi Nhị Thừa là Tiểu Thừa bé nhỏ, và còn bị sánh chung với ‘tà giáo’, ‘ngoại đạo’, ‘tà kiến’, ‘tiểu cơ’, ‘tiểu giáo’ (!?) Bồ-tát giới và Đại Thừa giáo quỷ quái đến thế thì thôi.
Không lẽ một Bậc Chánh Đẳng Giác suốt 45 năm thuyết pháp, trước sau chỉ xiển dương giáo lý Nhị Thừa, vài trăm năm sau xuất hiện trong các tam tạng đời mới, nhất là ‘lúc vừa mới chứng đạo’ như Bồ-tát giới nêu rõ, hội chúng chưa có một ai, lại quay ngoắt hoàn toàn khen Đại Thừa, chê Nhị Thừa là ‘tà giáo’, ‘ngoại đạo’, ‘tà kiến’? Rõ ràng kiểu tàn mạt Chánh Pháp thế này chỉ có con nít mới không hiểu ra!
Thế nhưng những ‘tâm lượng’ được Bồ-tát giới liệt kê trong Giới khinh thứ 15, thực ra có gì là của riêng Đại Thừa? Thực tế những pháp ấy có pháp nào tốt đẹp thì cũng chỉ là những pháp ‘ăn cắp’ của Nhị Thừa mà thôi.
Hãy xét thử Thập Phát Thú Tâm, theo chú thích trong bản dịch của Ni sư Trí Hải, gồm có: 1. Xả tâm, 2. Giới tâm, 3. Nhẫn tâm, 4. Tấn tâm, 5. Định tâm, 6. Huệ tâm, 7. Nguyện tâm, 8. Hộ tâm, 9. Hỉ tâm, 10. Đảnh tâm. Trong mười ‘tâm lượng’ cao siêu này, có tâm lượng nào không có trong Kinh Luật Nhị Thừa?
Còn trong Thập Trưởng Dưỡng tâm, cũng theo chú thích trong bản dịch của Ni sư Trí Hải, gồm có: 1. Từ tâm, 2. Bi tâm3. Hỉ tâm4. Xả tâm5. Thí tâm6. Hảo tâm7. Ích tâm8. Đồng tâm9. Định tâm10. Huệ tâm; có tâm lượng cao siêu nào thuộc chánh pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dạy cho các đệ tử Thanh Văn?
Rõ ràng, đây chính là kiểu “cáo mượn oai hùm”, nhưng lại “vừa ăn cướp, vừa la làng” của những tổ sư gián điệp.
Xin nhắc lại, những gì thực sự cao siêu thuộc chánh pháp mà Đại Thừa có, tất cả cũng chỉ là những pháp ăn cắp của Nhị Thừa Nguyên Thuỷ để dụ dỗ con Phật tưởng lầm Đại Thừa Bà-la-môn giáo là Phật giáo. Còn những thứ thực sự của Đại Thừa chỉ là những tà pháp kế thừa của ngoại đạo, của Bà-la-môn giáo đã được các tổ sư gián điệp đưa vào để làm biến chất Đạo Phật, xúi dại con Phật, huỷ hoại Diệu pháp.
Không đúng ư? Bà-la-môn có niệm thần chú không? Có đấy, đây là một trong năm đức tánh căn bản của họ và để giúp đi tới giác ngộ!
Đại Thừa giáo có niệm thần chú không? Có dẫy đầy! Chú Đại Bi, chú Bát Nhã, chú Đà-la-ni, chú Dược Sư, chú Lăng Nghiêm, Mật chú, Lục tự thần chú v.v.. và v.v...
- Bà-la-môn có ăn chay và đả kích cách ăn tam tịnh nhục của Chư Phật không? Có, từ nhiều kiếp trước họ đã dựa vào đây để chống phá các Đức Phật quá khứ như với Đức Phật Kassapa trong bài kinh “Hôi Thối” (Sn42) là chứng minh điển hình.
Đại Thừa giáo có ăn chay và dựa vào đây đả kích Phật giáo Nguyên Thuỷ không? Có, có rất nhiều, từ khi các kinh Đại Thừa xuất hiện..
- Bà-la-môn giáo có dùng nước rửa sạch tội lỗi trong các tế đàn cầu nguyện không? Có.
Đại Thừa giáo có thứ ‘nước sái tịnh’ trong các lễ đàn của mình không? Có.
- Bà-la-môn giáo có dựng hình Mandala trong các buổi tế lễ của họ không? Có đấy. Bài kinh Sena, số 92, Trung Bộ 2 còn nói rõ nó là tập tục của phái bện tóc thời Phật.
Mật Tông Đại Thừa có các nghi thức với vòng hoa Mạn-đà-la không? Có đấy, rất phổ biến.
- Các Bà-la-môn có chê bai Bốn Thiền của Đức Phật không? Có, họ còn xuyên tạc nữa.
Đại Thừa có xem thường Bốn Thiền Nguyên Thuỷx của Phật không? Có. Họ gọi Bốn Thiền là ‘phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền’.
- Bà-la-môn có hung thần Aj-jun ngàn mắt ngàn tay, thấp kém hơn cả Thần Lửa không? Có. Trong chuyện Tiền thân Bhūridatta, số 543, Tiểu Bộ Kinh có nói đến vị ác thần này trong tín ngưỡng của Bà-la-môn giáo.
Các tổ sư gốc Bà-la-môn có đưa thêm vào Đại Thừa giáo hình tượng Phật Ngàn mắt ngàn tay giống như hung thần Aj-jun thấp kém của Bà-la-môn giáo không? Có. Điều này có nghĩa, dưới mắt các Bà-la-môn, Bụt ngàn mắt ngàn tay của Đại Thừa giáo chẳng qua chỉ là vị ác thần mà thôi. Các tổ sư gốc Bà-la-môn đã chơi khăm Đại Thừa giáo.
Xin mời mọi người đọc thêm hai trích đoạn sau đây trong Kinh Phạm Võng chính gốc và tự hỏi Đại Thừa giáo có giống các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại học thời Phật không. Phật dạy: Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnhnhư xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hột cải vào lửa v.v... ,  khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu ma quỷ, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, ... khoa đoán số mạng,  ...”
Các Tăng Ni Đại Thừa giáo có các kiểu tà hạnh như bói toán, tế lễ, cầu khẩn giống các các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại học không? Có đấy, không ít đâu.
Phật dạy tiếp: Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng. Như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để mượn hay tiêu tiền; dùng bùa chú để giúp người được may mắn...; hỏi gương soi, hỏi phù đồng, thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước; thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài. 
Các Tăng Ni Đại Thừa giáo có các kiểu tà mạng như coi ngày giờ tốt đám cưới, đám ma, bùa chú cầu may, đồng bóng, thờ đa thần giống như các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại học không? Có đấy, không ít đâu.
Trên đây chỉ mới trích hai đoạn tiêu biểu, trong chánh Kinh gốc còn nêu rõ nhiều tà hạnh, tà mạng khác. Xin mời người đọc tham khảo để biết rõ Đại Thừa giáo đã kế thừa xuất sắc các tà giới, tà mạng của Bà-la-môn giáo như thế nào.
Tóm lại, những ai còn tin chuyện Nhị Thừa là ‘Tiểu Thừa, tiểu cơ, tiểu giáo, ngoại đạo, tà kiến, tà giáo’, chắc hẳn họ phải là một trong các hạng chúng sanh sau đây:
1- Những đứa con nít quá ngây thơ khờ khạo (nhiều đứa con nít khôn ngoan nghe giải thích cũng hiểu sự vô lý và không thể tin theo)
2- Kẻ sắp chết cùng đường, kẻ tâm thần hoang tưởng, nghe dụ nếu tin theo sẽ được đắc Niết Bàn, liền nhắm mắt tin để được ‘giải thoát’.
3- Kẻ cuồng tín lại thích cao siêu hơn người khác, nghe nói Đại Thừa là xe lớn, đại cơ, đại giáo; còn Tiểu Thừa là xe nhỏ, tiểu cơ, tiểu giáo liền nhắm mắt tin theo để được làm ‘đại nhân’.
4- Kẻ không biết hoặc không hiểu rõ Kinh - Luật Nguyên Thuỷ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại nghe sao tin vậy, không suy tư chín chắn, hoàn toàn không có nhận thức về cuộc đấu tranh ý thức hệ trong tôn giáo.
Những hạng người này mới tin Bồ-tát giới và tam tạng ngụy trá. Xin mời người đọc tham cứu tiếp các phần sau để thấy rõ hơn ai mới thực sự là tiểu cơ, tiểu giáo, ngoại đạo, tà kiến, tà giáo.
TẬP SAN LUẬT HỌC
---------------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét