Hai cư sĩ ngồi nói chuyện với nhau. Cư sĩ áo lam hỏi cư sĩ áo trắng:
_ Này ông, có phái mới ra đời tự xưng là Phật giáo nguyên thủy; thế nhưng họ lại ăn, mặc và tu tập y như các phái cải biến sau này.
_ Họ ăn, mặc, tu tập như thế nào mà không phải Phật giáo nguyên thủy?
_ Họ ăn chay như các Bà-la-môn thời Đức Phật. Họ mặc như các Bà-la-môn chay phát triển sau này. Họ tu tập theo sự tưởng giải riêng của các thầy tổ, không y cứ đúng lời Phật, vẽ vời thêm bớt đủ thứ.
Cư sĩ áo trắng mỉm cười:
_ Vì sao như vậy, ông biết không?
_ Vì sao?
_ Vì họ muốn đứng trên hai ba cỗ xe cùng một lúc. Tại các nước bị ảnh hưởng quá nặng bởi nghiệp rau cỏ từ các tổ sư gốc Bà-la-môn chay thuần chủng, nếu họ ăn theo ‘tam tịnh nhục’ như Đức Phật, họ sẽ bị vu khống là sát sanh tàn ác rồi bị kỳ thị. Do vậy người ta phải hùa theo ăn chay để thừa tự tài vật.
Tới lượt cư sĩ áo lam cười mỉm:
_ Và họ cũng biến cải y áo để hòa nhập. Còn các luận sư xa lìa Chánh Pháp - Chánh Luật thì đua nhau sáng chế tông phái mới khiến Tăng đoàn thêm ly tán.
_ Đó không phải sự hòa nhập mà là hòa tan: họ tự biến chất nguồn gốc của mình để tan theo sự cải hóa. Trong kinh Song Tầm, Đức Thế Tôn gọi đây là những đàn nai ngây thơ chạy theo rối rẽ khác để rồi bị hủy diệt.
_ Tôi thấy có phái cũng phát triển đông lắm.
Cư sĩ áo trắng lắc đầu:
_ Không phải lúc nào số đông cũng là chân lý. Cho nên số người đi lên ít như hai sừng bò, còn số phải trở lui đọa xứ thì nhiều như lông bò rừng.
_ Thế ra phải gọi họ là Phật giáo nguyên thủy Bà-la-môn mới đúng.
_ Chính xác là như vậy!
THÍCH THANH VĂN
-----------------------------------------------
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét