Ma tâm

Ma tâm

10/11/2017

TỰ CHÔN MÌNH!!!

- Thưa hiền huynh, vì sao một vị Đạo sư lại dạy rằng: “Vội vàng đánh giá người khác là tự đào hố chôn mình”?
- Chứ còn gì nữa! Nếu cậu gặp được một bậc Chân Nhân, liễu Pháp, liễu Đạo nhưng sống ẩn mình, không thích khoa trương; cậu vội cho Ngài là hạng phàm nhân, không biết gì rồi tỏ ra khinh thường, bất kính thì cậu làm sao có duyên may nghe được Chánh Pháp để từ đó được giải thoát! Như vậy là tự chôn mình rồi còn gì!
- Ngược lại, mọi người cứ nhắm mắt tin theo lời đồn, hoặc gặp thứ lừa bịp nhưng khéo khoe khoang, cứ thế tin theo những kẻ lừa đảo, thực hành theo những kẻ phi nhân giả nghĩa thì hậu quả phải lao xuống vực thẳm, đúng không?
- Đúng vậy. Cho nên trong chánh kinh, Đức Phật đã dạy thế này 
“Hãy học các dòng nước / Từ khe núi vực sâu / Nước khe núi chảy ồn / Biển lớn động im lặng
Cái gì trống kêu to
Cái gì đầy yên lặng
Ngu như ghè vơi nước
Bậc trí như ao đầy.”
(Kinh Nalaka, kệ 720-721, Sn131)
Chánh Tri Tâm
-------------
Pháp Trích Lục

Đức Phật dạy cho vua Pasenadi cách biết rõ được người khác:

6) -- Thưa Ðại Vương, khi Ðại Vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị con cái trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, sử dụng vàng và bạc, thời Ðại Vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả.

7) Thưa Ðại Vương, chính phải cọng trú mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không có tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

8) Thưa Ðại Vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sựthanh tịnh của một người; phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

9) Thưa Ðại Vương, chính trong thời gian bất hạnh mới biết được sự trung kiên của một người; phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

10) Thưa Ðại Vương, chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.
(Trích bài kinh “Bện Tóc” (S.i,77))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét