Ma tâm

Ma tâm

10/04/2017

TÀ GIỚI BAN LUẬT PHI PHÁP


Ai còn hồ nghi hãy đọc kỹ nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 12 và phần phân tích phản biện dưới đây sẽ rõ
Nguyên văn “12.-GIỚI BUÔN BÁN PHI PHÁP 41
Nếu Phật tử, cố bán người lành, tôi trai tớ gái, lục súc, buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết, còn không được tự mình buôn bán các thứ ấy, huống lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán, hay bảo người buôn bán các thứ ấy, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 41 (tr.34): Người bán quan tài, bán đồ đụng thây chết, v.v… ắt muốn bán được chạy, được nhiều, không khỏi có quan niệm trông cho nhiều người chết nên thành tội. Trái lại, nếu bố thí quan tài, v.v… thời được phước rất lớn.”
Phản bác
Như đã nói ở trước, thông thường chỉ khi nào một hành vi tội lỗi có nguy cơ tái hiện hoặc trở thành phổ biến, lúc ấy các điều luật mới cần phải ban đặt để ngăn chặn không cho sự tác hại tiếp tục phát triển.
Theo đây các công việc phi pháp ‘cố bán người lành, tôi trai tớ gái’ là chuyện rất khó có thể xảy ra đối với vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ngoại trừ là Tăng Ni giả. Còn đối với cư sĩ tại gia chân chánh việc này cũng gần như rất hãn hữu. Có thể nói, đây là việc gần như rất hy hữu trong hàng con Phật, cho nên ghép chuyện ‘cố bán người lành, tôi trai tớ gái’ trong Phật giáo, e oan cho con Phật quá.
Đã vậy, ‘Cố bán người lành’ tội phải nặng chứ, tại sao Bồ-tát giới lại ban cho ‘tội khinh’. Nếu vậy, chẳng lẽ ‘cố bán tù binh, kẻ ác’ tội phải nhẹ hơn nữa, Bồ-tát giới ban cho vô tội ư?
Còn chuyện ‘buôn bán quan tài’, 'ván cây',đồ đựng thây chết’ là công việc cần thiết chứ có gì phi pháp. Có nước nào trên thế gian cấm bán quan tài, ván cây, hũ cốt cho người chết đâu. Nếu tất cả các nơi đều không cho bán quan tài, ván cây, hũ cốt cho người chết, vậy phải làm sao đây? Không lẽ ném xác xuống sông, xuống giếng, quăng vào rừng cho muôn thú?
Lại nữa, đâu phải người bán quan tài nào, hay người bán đồ dụng thây người chết nào cũng mong người chết nhiều để mua may bán đắt đâu. Người viết chú thích áp đặt ‘vơ đũa cả nắm’ kiểu này oan cho các chủ trại hòm, cho nhà đòn đám ma quá!   
Với lại, không phải ai cũng làm được quan tài. Người muốn bố thí quan tài để được ‘phước rất lớn’ thì phải mua, mà việc bán quan tài lại bị cho là phi pháp nghĩa là sao? Bồ-tát giới và chú thích mâu thuẫn với nhau quá rồi!
Bồ-tát giới và chú thích hở trên sót dưới, trái trước ngược sau kiểu này, hẳn là do có kẻ phàm phu chọc tay phá hoại rồi, luật thật của Phật làm gì vớ vẩn như vậy. Ai không tin đọc Luật Patimokkha và phần phân tích sẽ rõ, tất cả đều chặt chẽ, chuẩn xác, không mâu thuẫn trước sau như vậy.
TẬP SAN LUẬT HỌC
-----------------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét