Những ai còn ngước nhìn kính trọng các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm v.v.. (những Bà-la-môn hý luận ‘vô Khổ Tập Diệt Đạo’) và còn to mồm nhận xét: “Các tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy", đây chính là những người không thấy như thật Bốn Thánh Đế.
Ngược lại những ai đã thấy như thật Bốn Thánh Đế, những người nàykhông ngước nhìn, không kính trọng các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Phật Âm v.v.. và không to mồm nhận xét: “Các tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy".
Thật vậy, chính Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã dạy như thế trong bài kinh sau đây:
Kinh Cột Trụ (Indakhilo), Tương Ưng tập 5, trang 644-646, xb 1993.
1) ...
2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập”, không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt”, không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ ngước nhìn mặt (ullokenti) một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét: "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy".
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một hột bông hay một hột bông kappàsa bị gió nhẹ thổi lên, rơi xuống đất bằng, và gió phía Ðông thổi nó qua phía Tây; gió phía Tây thổi nó qua phía Ðông; gió phía Bắc thổi nó qua phía Nam; gió phía Nam thổi nó qua phía Bắc. Vì sao? Vì hột bông kappàsa rất nhẹ, này các Tỷ-kheo.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập”, không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt”, không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét: "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy". Vì sao? Vì không chánh kiến Bốn Thánh Đế, này các Tỷ-kheo.
5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật rõ biết : "Ðây là Khổ", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập”, như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt”, như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ không ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét: "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy".
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây cột sắt hay cây cột trụ, bàn tọa được đóng sâu (gambhiiranemo), khéo chôn sâu, bất động, không có lay chuyển; nếu từ phương Ðông có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển...; nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không có rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển. Vì sao? Vì bàn tọa được đóng sâu, khéo chôn sâu, này các Tỷ-kheo.
7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào như thật rõ biết: "Ðây là Khổ", như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập”, như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt”, như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ không ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác và nhận xét: "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy". Vì sao? Vì Bốn Thánh Đế được khéo thấy, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
8) Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.
9) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ", một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập", một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt" (*)
{
Ý kiến:
Mọi người chỉ cần xem lại rất nhiều các diễn giải, định nghĩa về Đạo Đế tức Tám Chánh Đạo của các luận sư, tổ sư, thiền sư với những định nghĩa của Đức Thế Tôn trong kinh tạng Nikāya cấp 1 sẽ thấy chúng khác nhau rất nhiều, như đom đóm với mặt trời vậy.
Điển hình, trong Tám Chánh Đạo có Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. Các cứu cánh Chân lý về Niệm và Định này xem như hoàn toàn biến mất nơi rất nhiều hội chúng Phật giáo. Ngay cả trong Phật giáo Nguyên thủy, Chánh Định là Bốn Thiền - Bốn Thánh Định. cũng không còn được thuyết giảng và tu tập, trái lại chỉ có "phồng xẹp, dở bước đạp", "16 tuệ minh sát" v.v... do các Tổ sư đời sau sáng chế ra.
Không có Chánh Niệm và Chánh Định làm sao có Chánh Tuệ, Chánh Giải Thoát cho được. Có chăng chỉ là tà niệm, tà định, tà tuệ, tà giải thoát mà thôi. Bấy nhiêu cũng đủ chứng minh các Sa-môn, Bà-la-môn ngày nay có như thật rõ biết Bốn Diệu Đế của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni hay không.
Chính vì không thấy như thật Bốn Diệu Đế cho nên người ta mới thi nhau tụng niệm “vô khổ, tập, diệt, đạo”, “vô chứng diệc vô đắc”, “yết đế yết đế ... úm ma ni bát mệ hồng”, “thiền sát minh”, “thiền say, thiền tưởng, thiền ôm, thiền ấp”… và quay lưng với Chánh Tam Bảo; để rồi nhắm mắt thờ lạy, hành trì, cung kính các Bụt giả, pháp giả, tăng giả. Chỉ có điều những thứ giả này đều dẫn xuống địa ngục thật, đọa xứ thật, khổ đau thật.
Cho nên mới nói nhận giặc làm cha, nhận tú bà làm mẹ là vì vậy!
THỪA TỰ PHÁP
______________
(*) Chú thích: Bài kinh trên đã bị các gián điệp Bà-la-môn đánh sai số thứ tự. Thay vì (S.v,443) lại bị ghi là (S.v,433). Căn cứ vào số thứ tự của Tương Ưng Bộ Kinh sẽ thấy nhiều bài kinh quan trọng khác trong Tương Ưng Bộ đã bị xóa bỏ hoặc phá hoại kiểu này.
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét