Ma tâm

Ma tâm

4/02/2016

Niệm thần chú sanh thú về đâu?


Hỏi: Thưa, người bạn của con đây chuyên tâm trì niệm chú đã nhiều năm, sanh thú sẽ như thế nào?
Thanh Văn Chính Thống (TVCT): Thôi, xin đừng hỏi như thế!
Hỏi(Lần thứ 2) Thưa, người bạn của con đây chuyên tâm trì chú đã nhiều năm, sanh thú sẽ như thế nào?
TVCT: (Lần thứ 2) Thôi, xin đừng hỏi như thế!
Hỏi: (Lần thứ 3) Người bạn của con đây chuyên tâm trì niệm chú đã nhiều năm, sẽ có sanh thú như thế nào? Dù có gì cũng xin chấp nhận.
TVCTVậy, hãy chú tâm và suy ngẫm cho kỹ, ta sẽ nói. Theo 12 Chi Phần Nhân Duyên, chi phần “Hành” có ba loại: thân hành, khẩu hành và ý hành. Những người trì niệm chú, trong khi tu tập, mặc dù không có thân hành sát sanh, trộm cắp, tà dâm; không có khẩu hành nói dối, nói hai lưỡi, nói ác ngữ, nhưng có khẩu hành nói lời phù phiếm, nói những lời không liên hệ đến ý nghĩa, chính mình cũng không hiểu.
Trong lúc hành trì, tuy họ không có ý hành tham, ý hành sân; nhưng lại có ý hành si vì khi họ trì niệm chú trí tuệ suy tư, phân tích, lý giải, quán sát vắng mặt.
Căn cứ vào pháp Duyên Khởi: Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc có thể thấy rõ tiến trình như sau:
Với khẩu hành phù phiếm, ý hành si mê sẽ là nhân duyên tạo nên mộthành nghiệp phù phiếm – si mê. Hành nghiệp này lưu giữ dưới dạng nghiệp thức. Khi chết nghiệp thức sẽ chuyển hoá thành thai thức tái sanh tạo ra danh sắc mới dưới bất kỳ dạng sanh vật nào. Nếu người trì chú có duyên lớn, tạo nhiều phước báu được tái sanh làm người, thì với hành nghiệp nói lời phù phiếm và tâm hành si mê, họ sẽ trở thành những người suốt ngày nói năng lảm nhảm những câu vô nghĩa, ý hành trì độn liệt tuệ, không biết suy tư, phân tích, lý giải... Đó chính là những người bị bệnh tâm thần bẩm sinh.
Có những người tâm thần nhưng hiền lành không làm hại người khác. Đó là vì kiếp trước họ niệm chú với ý hành si, chứ không có ý hành tham, ý hành sân. Tuy nhiên, cũng có những người bị tâm thần nhưng nói năng hung dữ, hoặc gây hại cho người khác. Vì kiếp trước họ trì niệm chú nhưng vẫn còn ý hành sân và khẩu hành ác ngữ đi kèm. Nói chung vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ.
(Có tiếng khóc rống) …
TVCT: Ta không muốn trả lời là vì vậy!
Hỏi: Thưa, chúng con khóc không phải vì đau khổ mà vì bấy lâu bị lừa dối. Nhưng thưa ngài, có người nói rằng thần chú có một năng lực thần bí siêu nhiên, không thể nghĩ bàn?
TVCT: Dù thần lực siêu phàm đến đâu cũng không vượt khỏi Thánh Lý 12 Chi Phần Nhân Duyên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
HỏiTuy vậy, tâm của người niệm thần chú cũng được an ổn?
TVCT: Có bao giờ những kẻ đang phê thuốc phiện lại đấm ngực khóc than vì bất an, đau khổ đâu? Lúc ngấm xì-ke các con nghiện cũng thấy an ổn, sung sướng đấy chứ! Hơn nữa, trong một sát-na (khoảng thời gian ngắn nhất), tâm chỉ có một niệm, do đó khi tâm tập trung vào cái này thì sẽ tạm thời quên đi cái khác. Chỉ tạm thời thôi, sau đó đâu vẫn lại hoàn đấy. Cho nên trong bài kinh “Một Pháp Môn Quyết Trạch” Tăng Chi tập 3, trang 220, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy“Do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú để đoạn diệt khổ này”.
HỏiCon nghe nói, Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tuỳ theo căn cơ chủng nghiệp của từng chúng sanh hữu duyên mà cho thuốc cứu chữa. Niệm chú là phương thuốc thần diệu.
TVCT: Trong thời Phật, mấy ông Bà-la-môn cũng đã biết thần chú và cũng nói như thế. Thật vậy, trong Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 6, Phẩm Dhamika, trang 138 Đức Phật dạy rõ chú thuật là điểm tựa của Bà-la-môn giáo: “Ðối với Bà-la-môn, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, chú thuật là điểm tựa, tế tự là xu hướng, cứu cánh là Phạm thiên giới”. Trong khi đó điểm tựa của một Sa-môn đệ tử Phật là giới hạnh: “Ðối với Sa-môn, này Bà-la-môn, nhẫn nhục nhu hòa là mong muốn, trí tuệ là cận hành, giới hạnh là điểm tựa, không có sở hữu là xu hướng, Niết-bàn là cứu cánh”. Cho nên trong Kinh Tương Ưng I, trang 365, Đức Thế Tôn xem chú thuật như chiếc dép rách, đáng bị quăng bỏ,“Đối vị có tri kiến, Chư Phật đã loại bỏ, tụng hát các kệ chú. Chân thật niệm Chánh Pháp”. Còn trong Kinh Phạm Võng, Trường Bộ 1, trang 19 Đức Thế Tôn xem việc tụng chú cũng giống như múa, hát, nhạc, ngâm vịnh, nhịp tay, mãi võ, đấu bò, đá gà v.v… là những trò “du hí không chơn chánh” và Ngài đã từ bỏ từ lâu.
Bậc Như Lai Chánh Đẳng Giác không thể nói hai lời! Do đó, thật dễ hiểu vì sao trong kinh điển gốc Nikaya, qua hàng ngàn bài kinh nhưng không hề có một dòng niệm chú, một câu chú thuật vô nghĩa lý nào. Trong khi đó, các kinh văn xuất hiện sau này do các tổ sư gốc Bà-la-môn kết tập lại có rất nhiều pháp môn này. Rõ ràng chỉ có con nít ba tuổi mới không biết nguyên nhân. 
HỏiNếu Phật không dạy thần chú, vậy ai là tác giả?
TVCT: Hơn hai ngàn năm trăm năm trước thanh niên Bà-la-môn Kapathika cũng đã hỏi Phật câu này. Thật vậy, trong Kinh Canki, bài kinh số 95, Trung Bộ II, còn ghi rõ anh ta bạch Phật: “Thưa Tôn giả Gotama,câu chú thuật (mantapadam) của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các vị Bà-la-môn chắc chắn đi đến kết luận: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Ở đây, Tôn giả Gotama đã nói gì?”
Đức Phật đã hỏi lại, “Nhưng này Bharadvaja, có một Bà-la-môn nào giữa các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"?
Bà-la-môn Kapathika thừa nhận, “Thưa không, Tôn giả Gotama”.
Sau đó Đức Phật đã chỉ rõ (nguyên văn), “Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú và nay,những Bà-la-môn hiện tại cũng đã hát lên, nói lên giống như các vị trước đã làm…Ví như này, Bharadvaja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Cũng vậy, này Bharadvaja, Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Này Bharadvaja, Ông nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà-la-môn trở thành không có căn cứ?”
Đến đây bấy nhiêu cũng đã quá đủ cho một người có trí tuệ xác định niềm tin chân chính cho mình để không phải trở thành những kẻ mù lòa ôm lưng những người đui mắt. Thiết nghĩ không cần bình luận gì thêm.
Thích Thanh Văn
_________________________
Pháp Trích Lục
] Trích kinh Kẻ Bần Tiện (Sn 21, Kinh Tập, Tiểu Bộ)
… 140. Có những Bà-la-môn,
Sanh gia đình Ðạo sư,
Hay sanh những gia đình
Quyến thuộc với bùa chú,

Họ vẫn thường được thấy,
Làm các điều ác nghiệp,
141. Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,

Thọ sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng khinh
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Có Bà-la-môn đời sau,
Tuy mang danh thích Phật,
Nhưng theo La-môn giáo
Quyến thuộc với bùa chú,

Họ vẫn thường được thấy,
Làm các điều bất thiện,
Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,

Tái sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng khinh.

] Trích kinh “Cày Ruộng” (S.i,72)

Đức Thế Tôn dạy cho Bà-la-môn Kasi Bhāradvāja, vị muốn cúng dường Đức Phật:

-- Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ,
Tụng hát các kệ chú,
Chơn thật đối với Pháp,
Sở hành là như vậy.
Bậc Ðại Sĩ vẹn toàn,
Cúng dường phải khác biệt,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Trạo hối được lắng dịu,
Với những bậc như vậy,
Cơm nước phải cúng dường.
Thật chính là phước điền,
Cho những ai cầu phước.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Chánh Pháp không niệm chú
Bà-la-môn tu hú,
Dù có muốn cúng dường,
Đức Thế Tôn không nhận.
Cúng dường phải thanh tịnh
Đúng pháp đạt công đức.
] Trích kinh Tướng Quân Sīha, Tăng Chi Chương 8 Pháp:
“Và này Sīha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thaithuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy"?
Này Sīha, với ai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Ta tuyên bố người ấy là người chủ trương không nhập thai.
Này Sīha, Như Lai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: "Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy".
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trương không nhập thai, giải thoát hoàn toàn; thế nhưng có những người mang danh tu theo Phật giáo, nhưngtin theo các tổ sư gián điệp, chủ trương trái ngược “tái sanh để cứu đời”. Họ có chủ động tái sanh được không, có cứu đời thực không, chưa chắc; nhưng chắc một điều họ đã trái với lời Phật dạy, làm hại mình và làm khổ mẹ mình.
Họ đã quên một điều Đức Phật và các vị Thánh Tăng tuy đã nhập Niết Bàn nhưng những lời dạy đích thực của các Ngài vẫn giúp bao người trí giải thoát an vui. Đó là do các Ngài thực hành truyền thống tự mình giải thoát và đào tạo thế hệ theo sau tự đảm trách công việc của mình. Truyền thống này chỉ có những người trí mới thực hành được.
] Trích kinh Udaya (S.i,173)
4) (Thế Tôn):
… Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu nhập bào thai.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lại sanh rồi lại chết.
Nhiều lần và nhiều lần,
Họ mang đến nghĩa địa.


Họ được đường giải thoát,
Không đưa đến tái sanh.
Bậc đại trí, đại tuệ,
Không sanh đi, sanh lại
{ Thừa tự Pháp trích lục:
… Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu vào hầm phân.
Nhiều lần và nhiều lần,
Trồi lên rồi lại xuống.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ lặn ngụp hố phân.

Những người được giải thoát,
Không nhảy xuống hầm phân.
Vẫn cứu được người khác
Bậc thực trí, thực tuệ,
Không đắm mình hôi tanh…
] Trích kinh Channa (S.iv,55)
Đức Phật dạy ngài Sāriputta: “... Này Sāriputta, ai bỏ thân này và chấp thủ thân khác; người ấy, Ta nói là có lỗi...”
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Cũng vậy, này các Dại thừa sinh, ai bỏ thân này lại nguyện tái sanh chấp thủ thân khác là kẻ có lỗi với Đức Thế Tôn, có lỗi với chính mình, có lỗi với đệ tử tin theo mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét