Ma tâm

Ma tâm

4/22/2016

Bụt A Hàm nói đa chiều


Bụt trong kinh A Hàm không những nói 2, 3 chiều mà còn nói quái gở trái ngang rất nhiều so với Đức Phật Thích Ca trong kinh Nguyên Thủy. Bài phân tích so sánh hai bản kinh tương đương giữa Pali và A Hàm góp phần chứng minh cho điều trên.
Phân tích so sánh
** Kinh Ví Dụ Con Rắn, số 22, Trung Bộ (Bản dịch của HT Minh Châu) và 
** Kinh A Lê Tra, số 200, Trung A Hàm (Bản dịch của TT Tuệ Sỹ)
Chánh kinh Pāli: “Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì".”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ, Tỳ-kheo A-lê-tra vốn là một người Già-đà-bà-lê sanh ác kiến như vầy, ‘Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại’.”
Phân tích: Trong cả hai bài kinh tương đương nêu trên, Tỳ-kheo Arittha (Pāli)hay A-lê-tra (A Hàm) đều hiểu sai lời dạy của Đức Thế Tôn, thế nhưng có sự khác nhau. Một đằng Đức Phật dạy có các pháp chướng ngại, nhưng Arittha lại nghĩ rằng không chướng ngại. Còn A-lê-tra nghĩ ‘hành dục không bị chướng ngại’.
Không phải vô cớ A-hàm có sự khác biệt như trên. Người đọc nghiên cứu kỹ cả hai bài kinh và so sánh tiếp các đoạn sau đây sẽ rõ.
***
Chánh kinh Pāli: “Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương…”
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn khiển trách: “Này A-lê-tra, bằng cách nào mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi nghe từ miệng người nào nói Ta thuyết pháp như vậy? Này người ngu si kia, Ta không nói một chiều mà ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi khi ấy phải đúng như pháp mà trả lời. Nay để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã…”
Phân tích: Theo kinh Pāli, chính Đức Thế Tôn đã dạy rõ ràng trước sau như một “dục vui ít, khổ nhiều...”, còn trong A Hàm có nghĩa hoàn toàn khác, Bụt A Hàm nói hai ba chiều (?) Thật vậy, hãy đọc kỹ lại trích đoạn của A Hàm cùng với sự diễn giải dưới đây sẽ rõ thâm ý của kẻ cải biên:
Ta không nói một chiều (có nghĩa là Ta nói hai, ba chiều) mà ngươi lại nói có một chiều sao? Vậy nên khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi phải đúng như pháp mà trả lời (theo hai, ba chiều) chứ. Hãy nghe các Tỳ-kheo trong A-hàm ngoan ngoãn trả lời Ta đây…”
***
Chánh kinh Pāli: “Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ.
Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú.
Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".
Tà kinh A Hàm: “Nếu có ai đánh đập, mạ lỵ, sân hận, trách mắng Như Lai, ý Như Lai thế nào? Như Lai tự nghĩ như vầy, ‘Có hành vi tạo tác nào của Ta trong quá khứ để đưa đến sự kiện này.’
‘Nếu có ai cung kính cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự Như Lai; Như Lai không do đó mà vui thích, không do đó mà hoan hỷ, tâm không do đó mà hoan lạc.’
Nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng thừa sự Như Lai, thì ý Như Lai thế nào? Như Lai tự nghĩ, Ta nay do những gì được biết, do những gì được đoạn trừ mà đưa đến sự kiện này?’”
Phân tích: Trích đoạn thứ nhất và thứ hai của Pāli ở trên quá rõ ràng, không cần diễn giải gì thêm. Ngược lại chi tiết cải biên của A Hàm hết sức tiêu cực và thiếu trí tuệ. Theo A Hàm, nếu có ai đánh đập, mạ lỵ, sân hận, trách mắng Như Lai thì đó là do nghiệp quá khứ của ngài mà thôi, chứ không phải do kẻ khác ác độc, thù hận (?) Theo đây, các đệ tử Bụt A Hàm cứ tiếp tục “đưa đầu chịu báng” rồi suy nghĩ như A Hàm để khổ đau... vẫn hoàn đau khổ.
Theo trích đoạn thứ ba của Pāli, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo khi được những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, không nên vì thế mà tham đắm, thích thú. Vì sao? Vì có vậy mới giúp vị Tỳ-kheo tỉnh trí sáng suốt, gặp kẻ lừa dối phỉnh nịnh không rơi vào bẫy của họ, còn nếu gặp người chân thành thì phải có trách nhiệm dạy bảo, giúp đỡ cho họ biết đường giải thoát.
Ngược lại theo A Hàm, Tỳ-kheo khi được cung kính, cúng dường, lễ bái mà nghĩ rằng “do những gì được biết, do những gì được đoạn trừ mà đưa đến sự kiện này”; như vậy có phải Bụt A Hàm muốn dạy cho các Tỳ-kheo ngã mạn trước thành tựu của mình không?
***
Chánh kinh Pāli: “Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩchăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?
-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.
Tà kinh A Hàm: “Ví như nay đây, ngoài cửa Thắng lâm này có cỏ khô, cây khô, có một người mang đi đốt, tùy ý mà dùng. Ý các ngươi nghĩ sao? Cây cỏ khô kia có nghĩ rằng, ‘Người ấy mang ta đi đốt, tùy ý mà dùng không’? Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.”
Phân tích: Trong Chánh Kinh Pāli câu hỏi và trả lời đều chí lý và rõ ràng. Thật vậy, vì không xem lá cây là mình, là của mình nên khi chúng bị hủy hoại chúng ta không bị đau khổ. Thân năm uẩn cũng cần phải quán như thế đểkhi chúng biến hoại theo quy luật vô thường, chúng ta bớt khổ đau.
Trái lại trong Tà kinh A Hàm người hỏi và trả lời đều rất ngớ ngẩn. Cỏ khô có biết suy nghĩ gì mà hỏi và đáp? Rõ ràng các dịch giả cải biên A Hàm đã gian xảo “gắn” vào miệng Phật và đệ tử những điều các ngài không bao giờ nói để biến thầy trò Gotama trở thành ngây ngô vô lý.
***
Chánh kinh Pāli: “…nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất Lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.”
Tà kinh A Hàm: “…nếu có ai với ba kiết sử đã tận diệt, dâm nộ si đã mỏng, chứng đắc Nhất vãng lai, sau khi qua lại nhân gian thượng một lần nữa, sẽ chứng đắc khổ biên.”
Phân tích: Thật ngớ ngẩn, một đằng diệt tận được khổ đau, một đằng chứng được khổ biên (hay khổ vô biên?). Đời đã quá khổ rồi còn chứng đắc khổ biên làm gì? Có ai đã đắc “Nhất vãng lai” theo kiểu “khổ biên” như A Hàm hãy lên tiếng!
Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học
------------------
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét