Ma tâm

Ma tâm

4/26/2016

Araka Maya, sơ tổ Bà-la-môn và Đại Thừa - Mật Tông


Trong lớp Siêu cấp Tỷ giáo (So sánh tôn giáo), một sinh viên hỏi vị Giáo sư:
_ Thưa Giáo sư, trong kinh Kim Cang của Đại Thừa giáo có câu: “Nhất thiết hữu vi pháp / Như mộng, huyễn, bào, ảnh / Như lộ diệc như điện / Ưng tác như thị quán. Nghĩa là gì ạ?
Giáo sư gật gù:
_ Câu ấy đã được một vị Thiền sư dịch như thế này: “Tất cả pháp hữu vi / Như mộng, huyễn, bọt, bóng / Như sương cũng như điện / Nên khởi quán như thế”.
Ngưng một lát, vị Giáo sư bình luận:
_ Thực vậy, đời người như giọt sương trên cành, như bong bóng nước mong manh, ngắn ngủi vô cùng…
Nói chưa dứt câu, thầy giáo đã nheo mắt cười mỉm chi đầy ý nghĩa. Dường như lĩnh ngộ được ý thầy, một học viên khác liền đặt vấn đề:
_ Thưa Giáo sư, quán đời người ít oi nhỏ bé, có rồi lại không như vậy và các kinh Đại Thừa thường nhắc đến pháp môn niệm chú như một phương tiện để đi tới giải thoát. Ví dụ Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn: “… Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối. Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.
Một giọng khác vang lên:
_ Lại nữa, thần chú Thủ Lăng Nghiêm được rất nhiều tu sĩ Đại Thừa ê a thuộc nằm lòng: "Án A Na Lệ. Tỳ Xá Đề. Bệ Ra Bạt Xà Ra Đà Rị. Bàn Đà Bàn Đà Nễ. Bạt Xà Ra, Bàn Ni Phấn, Hổ Hồng Độ Rô Ung Phấn, Tóa Bà Ha”.
Có tiếng bên cạnh:
_ Hoặc thần chú Kinh Dược Sư: “Án lam sa ha”, “Án sa phạ bà phạ thuật đà, sa phạ đạt ma sa phạ, bà phạ thuật độ hám”. Có đệ tử Mật Tông nào lại không biết “Um ma ni bát mệ hồng”...
Sinh viên đầu tiên lại hỏi:
_ Thế nhưng, thưa Giáo sư, Bà-la-môn giáo cũng có pháp môn thần chú. Vậy, thần chú của Đại Thừa, Mật Tông và Bà-la-môn khác nhau như thế nào ạ?
Vị Giáo sư hào hứng:
_ À… tất cả cũng cùng một gốc mà thôi. Nghiên cứu kỹ lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn trong kinh Nikaya, chúng ta sẽ biết Đạo sư Araka chính là tổ sư của cả hai tôn giáo, Bà-la-môn giáo và Đại Thừa - Mật Tông giáo: “Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có Ðạo sư tên là Araka thuộc ngoại đạo đã ly tham đối với các dục. Này các Tỷ-kheo, Ðạo sư Araka có đến hàng trăm đệ tử. Ðạo sư Araka thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Này Bà-la-môn, ít oi là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ!Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử.
Ví như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như giọt sương là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu nãoVới bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử.
Ví như, này Bà-la-môn, khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử..” (*)
Em sinh viên nữ như được hoát nhiên đại ngộ liền buột miệng:
_ Thì ra là thế! Chỉ một đoạn chánh kinh Nikaya nêu trên cũng đã thâu nhiếp tất cả các kinh Vệ Đà, Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, Thủ Lăng Nghiêm, Di Đà, Lăng Già, Dược Sư, Đại Bi
Sinh viên ngồi bàn đầu liền giơ cao cuốn kinh Pali, giọng hồ hởi:
_ Thưa thầy, một bài kinh trong này còn ghi rõ một Ác ma cũng biết ví thân người như bong bóng, như huyễn hóa nữa đấy.
Cả lớp nhao nhao:
_ Xin đọc lớn cho mọi người cùng nghe!
Sinh viên đầu bàn cao giọng:
_ Kinh Sela, Tương Ưng Tỳ-kheo-ni, số 134: “Ở tại Sāvatthi. Tỷ-kheo-ni Selā vào buổi sáng đắp y... ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày. Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Selā run sợ... nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Selā: Bởi vì bong bóng này / Ðược tạo tác làm ra / Ai là người sáng tạo / Bong bóng như huyễn này? / Từ đâu bong bóng sanh? / Ði đâu bong bóng diệt?...”
Các học viên nhìn nhau mỉm cười tủm tỉm. Từ cuối lớp có tiếng dội lên:
_ Như vậy các tu sĩ Đại Thừa và Mật Tông phải niệm “Nam mô bổn sư Bà-la-môn Araka” mới đúng!
Cả lớp vỗ tay hoan hô nhiệt tình, còn thầy giáo cười vui rạng rỡ không thua gì các em học sinh. Đố những ai niệm chú hiểu được vì sao?
Phó Giảng Sư
________________
(*) Kinh Araka, số 70, Tăng chi tập 3, Chương 7, VII. Đại Phẩm.


-----------------------------------

Xem thêm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét