Ma tâm

Ma tâm

12/25/2017

NGUYỆN HAY VÔ NGUYỆN?


Hai nhà sư ngồi thảo luận với nhau. Nhà sư thứ nhất hỏi:
_ Vì sao các vị “Phật và Bồ-tát phát triển” xuất hiện sau này, ai cũng thích phát đại nguyện thế nhỉ? Phổ Hiền Bồ-tát phát mười nguyện. Dược Vương Lưu Ly Quang xổ 12 đại nguyện. Ngài A-di-đà tuôn luôn một hơi 48 đại nguyện…
Nhà sư thứ hai nheo mắt, mỉm cười:
_ Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rõ: Không định, vô tướng định, vô nguyện định. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ tham, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân... từ bỏ si... từ bỏ phẫn nộ... từ bỏ hận... từ bỏ giả dối... từ bỏ não hại... từ bỏ tật đố... từ bỏ xan lẫn... từ bỏ man trá... từ bỏ phản bội... từ bỏ ngoan cố... từ bỏ bồng bột nông nổi... từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn... từ bỏ kiêu... từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập (Tăng Chi tập 1, trang 547)
Sư thứ nhất ngạc nhiên, hỏi dồn:
_ Đức Phật Thích Ca dạy Định Vô nguyện để thắng tri các ác – bất thiện pháp, còn các “Bồ-tát” đời sau lại làm ngược lại, họ phát nguyện tràn lan. Không lẽ các ngài cũng muốn “pháp mới nới cũ”?
_ Nếu đích thực là Chánh Phật Pháp thì không có chuyện  hay mới.
Sư thứ nhất nhíu mày:
_ Vì sao?
_ Vì Chân lý đúng cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Còn tà lý, ngụy lý phải ngược lại, phải biến cải để dễ dụ chúng sanh, phải biến chất theo dục tham thời đại.
_ Nhưng Không Định là gì? Và vì sao định này thắng tri đoạn diệt được tham – sân – si?
_ Là nhất tâm trong trạng thái không tham, không sân, không si, không phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố… Chứng và trú được định này mới thắng tri các bất thiện pháp thực sự gây khổ đau, vì thế mới đoạn diệt được các bất thiện pháp. Giống như người được ra ngoài trời thoáng đãng thoải mái, không còn muốn quay lại sống trong ngục tù tối tăm, nhỏ hẹp, hôi hám. 
Vô Tướng Định là gì? Và vì sao định này thắng tri đoạn diệt được tham – sân – si?
_ Là nhất tâm trong trạng thái không có tướng tham, tướng sân, tướng si, tướng phẫn nộ… nên cũng trừ diệt được các bất thiện pháp.
Vô Nguyện Định là gì? Vì sao Vô nguyện định lại thắng tri từ bỏ được các pháp ác bất thiện?
_ Là nhất tâm trong trạng thái không nguyện cầu gì cả. Vì có vô nguyện thì mới trú trong Không định và Vô tướng định được và nhờ vậy mới đoạn diệt được các bất thiện pháp. Nói rõ hơn Không định, Vô tướng định, Vô nguyện định là các trạng thái dẫn đến Nhị Thiền. Lúc này tầm tứ còn không có, lấy đâu có các tướng và các tầm cầu mà không phải vô tướng và vô nguyện.
Sư thứ nhất hào hứng hỏi dồn:
_ Nhưng tại sao trong Trung Bộ 1, Đức Phật Thích Ca lại dạy bài kinh “Ước Nguyện”?
_ Ở trạng thái Sơ thiền vẫn có tầm tứ. Có tầm tứ thì có ước nguyện, có tầm cầu. Xin đọc kỹ lại bài kinh để thấy các ước nguyện đều chân chánh, hữu lý, thiết thực, cụ thể và hoàn toàn khả thi với điều kiện: Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịch”.
_ Như vậy vấn đề là ước nguyện có chánh đáng không? Có hợp thời không? Có thỏa các yêu cầu hợp lý không?
Sư thứ hai tán thành:
_ Đúng vậy! Chính vì thế đến giai đoạn Nhị Thiền thì tất cả các niệm và cả các ước nguyện dù chánh đáng, hợp lý và thuộc Chánh Pháp, nhưng không còn đúng thời vì thế chúng cũng cần phải an trú vượt qua mới chứng nhập được Định Không tầm không tứ.
Sư thứ nhất tỏ vẻ vui mừng liễu tri:
_ À, đệ hiểu rồi, cho nên trong bài kinh Ví Dụ Con Rắn, số 22, Trung Bộ 2, Đức Thế Tôn đã dạy “Ta thuyết pháp như chiếc bè đ vượt qua, không phđ nm gi ly. Chư T-kheo, cáÔng cn hiu ví d cái bèChánh pháp còn phi b đi, hung na là phi pháp”.
_ Theo ví dụ ấy: dòng sông tượng trưng cho các ác bất thiện pháp, các tà niệm, tà dục, tà tư duy... Còn chiếc bè là niệm thiện thuộc Chánh Pháp. Phải dùng chiếc bè Chánh Pháp mới vượt qua được con sông tà pháp, tà niệm, tà dục, tà mạng, tà tư duy…
_ Đây cũng là giai đoạn Sơ Thiền tức phải dùng các tầm tứ thiện để tiêu diệt đoạn trừ các tầm tứ ác bất thiện, nhờ vậy mới ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
_ Lành thay! Huynh đã nhớ những điều cần phải nhớ theo đúng Chánh Kinh. Và một khi đã qua được sông, các ác bất thiện pháp không còn; chính lúc này “chiếc bè” cần phải để lại bên bờ sông để đi tiếp. Nhờ vậy mới có thể bước vào giai đoạn Nhị Thiềnthuộc Định Không tầm không tứ.
Sư thứ nhất hoan hỷ tiếp lời:
_ Lúc này “chiếc bè” dù rất quý giá với toàn tầm tứ thiện, và các niệm, các nguyện dù là Chánh Pháp cũng phải biết an trú bỏ qua, có vậy mới nhập và trú Thiền Thứ Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
_ Rõ ràng là như thế, cho nên mới có chuyện “Chánh Pháp còn phi bỏ đi, hung na là phi pháp”. “Bỏ đi” ở đây có nghĩa là để lại, an trú, không suy tầm cũng không tác ý Chánh Pháp; chứ không phải vất bỏ, dục bỏ, tẩy chay, xem thường Chánh Pháp Nguyên Thủy.
Sư thứ nhất lắc đầu ngao ngán:
_ Vậy mà nhiều người đã nghĩ như thế và nói rằng Đức Phật Đại Thừa dạy pháp cao siêu hơn, không nên chấp thủ vào kinh văn Tiểu Thừa, phải bỏ pháp thấp kém ấy đi, phải đạt được kinh “vô tự”, phải “vô chấp”, “vô Khổ Tập Diệt Đạo, vô chứng diệc vô đắc”, vô v.v.. và v.v…
_ Chỉ có điều họ không biết “Vô nguyện định”. Họ là những người chưa qua sông đã vội bỏ bè, là những kẻ không thiện xảo nên nắm rắn đằng đuôi. Họ chẳng bao giờ đến được bờ kia chứ đừng nói gì đến bến cuối cùng.
_ Hẳn là các vị Phật và Bồ-tát “hậu sinh” cũng thừa biết các điều này, nhưng các “ngài” vẫn phát tâm đại nguyện?
_ Các ngài phát đại nguyện hay nguyện đại thành dại nguyện. Huynh không tin, hãy nghiên cứu kỹ các nguyện đại ấy sẽ thấy các “ngài” đã nêu gương phát nguyện đại chống lại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhiều nguyện còn gây kỳ thị tông phái, xương minh Đại Thừa, tiêu trừ Tiểu Thừa, chống lại luật nhân quả và Niết Bàn nữa đấy!
Sư thứ nhất trợn mắt:
_ Chẳng lẽ, đó là các “Phật giả” và “Bồ-tát dỏm” hay sao?
_ Còn một vị nữa.
_ Ai?
Gián điệp!
SƯ VÔ NGUYỆN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét