Ma tâm

Ma tâm

12/22/2017

CẢM HỨNG 'KINH ĐẠI THỪA'


@ Đọc đoạn kinh dưới đây trong bài Kinh Hiền Ngu, số 129, Trung Bộ 3, người đọc sẽ hiểu vì sao các luận sư gốc Bà-la-môn lại kết tập một kinh Hiền Ngu khác cho Phật giáo Đại thừa với nhiều thâm ý sai biệt.
“Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".
Ví như các Bà-la-môn chạy đến, ngửi được mùi lễ tế sanh, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Cũng vậy này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".
 Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân là gì? Các loại gà, heo, chó, chó rừng (giả can), hay tất cả các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn phân. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loại hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn phân.”
Cần lưu ý thêm, bài kinh Hiền Ngu trong Pali đã bị đổi tên thành kinh “Si Tuệ Địa” trong A Hàm tương đương. Trong đó các dịch giả đã biến cải từ các Bà-la-môn ăn phân thành “trai, gái” nói chung để các “gái, trai” nào đọc A Hàm dễ thù ghét Phật giáo hơn. Đương nhiên với sự cải biên này,  những người trí sẽ dễ dàng nhận diện các dịch giả A Hàm là ai.
Hãy đọc kỹ đoạn tương đương trong A Hàm sẽ rõ: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào trong súc sanh, là loài súc sanh khi nghe mùi đại tiểu tiện của người ta, liền chạy đến chỗ đó, ăn loại đồ ăn đó. Cũng như trai, gái nghe được mùi ẩm thực liền chạy đến và nói rằng: ‘Đây là đồ ăn, đây là đồ ăn.’
@ Trong chánh kinh Pali, bài kinh “Vô Tránh Phân Biệt”, số 139, Trung Bộ 3, Đức Thế Tôn đã phân tích rõ sự khác biệt giữa các pháp phải tránh né không nên thực hiện và các pháp không nên tránh né cần phải thực hiện, sau đó trong phần kết luận, Ngài đã tán thán Thiện gia nam tử Subhuti (Tu-bồ-đề) vì ông đã biết thực hành đạo phân biệt những điều nên tránh né và không nên tránh né:
“Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu học như sau: "Chúng ta sẽ biết hữu tránh pháp và chúng ta sẽ biết vô tránh pháp. Sau khi biết hữu tránh pháp và sau khi biết vô tránh pháp, chúng ta sẽ hành trì vô tránh đạo". Và này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Subhuti (Tu-bồ-đề) đã hành trì vô tránh pháp”.
Một người tinh ý sẽ hiểu được vì sao trong kinh Kim Cang của Đại thừa, “Bụt Kim Cang” lại dạy ông Tu-bồ-đề “vô phân biệt” một cách hoàn toàn trái ngược, cùng với sự miệt thị người anh em nguyên thủy Tiểu thừa: “…giáo pháp Đại thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại thừa tối thượng…bởi vì những ai ưa pháp Tiểu thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (Đoạn 25).
@ Trích chánh kinh Pali “Phân Biệt Sự Thật”, số 141, Trung Bộ 3: “-- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Bốn Thánh-đế
Ngoài đoạn kinh trên, trong Chánh Kinh Pali, Đức Thế Tôn trước sau như một đều tán dương và chỉ dạy các Phật tử phải thọ trì tu tập BỐN THÁNH ĐẾ: KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO. Chính vì thế, đây là nguồn cảm hứng để hàng trăm năm sau Bồ tát Quán Tự Tại của Đại thừa giáo “dạy” cho “Thằng con Sá…” phủ định sạch trơn BỐN THÁNH CHÂN LÝ của Đạo Phật:
"Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc”.
Cho nên những ai đang hàng ngày tụng niệm BÁT NHÃ KINH TÂM, và các NGỤY KINH ĐẠI THỪA khác của các tổ sư gốc Bà-la-môn là họ đang thọ trì tà kiến, chống lại Đức Phật, xa rời Chánh Pháp, bước gần tới địa ngục mà không biết.
KIM MAO SƯ VƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét