Ma tâm

Ma tâm

12/15/2017

PHẬT TỬ ĐẠI THỪA KHÔNG PHẢI CON PHẬT THÍCH CA


Thật vậy, mọi người đọc kỹ đoạn Chánh Kinh sau đây và suy ngẫm cho kỹ sẽ thấy có rất nhiều Bụt tử Dại thừa nhưng không phải là con của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ là con của Bụt Bà-la-môn và Bồ-tát ngoại giáo.
Chánh kinh “Cundī, Con Gái Vua”, Tăng Chi 5 Pháp
“1. Một thời, Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Cundī, con gái vua, với năm trăm thiếu nữ hộ tống trên năm trăm cỗ xe đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Cundī, con gái vua bạch Thế Tôn:
2. - Anh của chúng con, bạch Thế Tôn, hoàng tử Cunda nói như sau: "Nếu có người đàn bà hay người đàn ông quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ". Nhưng bạch Thế Tôn, con xin hỏi Thế Tôn: Với lòng tin bậc Ðạo Sư như thế nào, bạch Thế Tôn, sau khi thân hoại mạng chung: nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Với lòng tin Phápnhư thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Với lòng tin chúng Tăng như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ? Làm cho đầy đủ các giới như thế nào, sau khi thân loại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Một câu hỏi cực kỳ thông minh, đầy tính trí tuệ và mang nhiều ý nghĩa. Công chúa cư sĩ Cundī xứng đáng là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hãy nghe Đức Thế Tôn A-la-hán Chánh Đẳng Giác trả lời:
“3. - Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundī, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Các Bụt tử Dại thừa có xem Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là tối thượng tối tôn không? Có đặt lòng tin vào Đức Phật Thích Ca A-la-hán Chánh Đẳng Giác không? Hoàn toàn không! Trái lại là đằng khác, họ đua nhau vừa quỳ lạy, vừa vinh danh tụng niệm kinh Vạn Phật. Vì họ tin rằng có tới hằng hà sa số Bụt Như Lai giống như kinh Kim Cang, đoạn 28 đã tính đếm “tám trăm bốn ngàn vạn ức trăm triệu chư Phật như lai”
Hầu hết các Bụt tử Dại thừa chỉ có niệm tên các Bụt và Bồ tát do các luận sư Bà-la-môn giới thiệu, như 'nam mô A Di Đà", "nam mô Quan Thế Âm Bồ-tá", hoặc "nam mô Di Lặc (phanh ngực hở bụng)" v.v...
Đã thế họ còn bắt chước Bồ-tát gián điệp tôn vinh nhau: ‘Lạy các ông, tôi không dám khinh thường các ông. Các chúng sanh rồi cũng sẽ thành Phật’. Rõ ràng, họ không khinh thường nhau nhưng coi thường danh hiệu Phật nên mới dám kéo Ngài xuống ngang hàng với mọi chúng sanh. Tội bất kính Phật cùng tận kiểu như thế làm sao không tránh khỏi nghiệp dữ.
Có rất nhiều Bụt tử Dại thừa từng nghe danh, từng kính bái, từng thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Bồ-tát Phổ Hiền. Vị Bồ-tát này đã phát nguyện thấu cáy khuyên dạy các Bụt tử tôn thờ các loài khác “không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân” như cha mẹ, như A La Hán, như Như Lai “đồng đẳng không có gì khác cả”. Hãy nghe Phổ-giả-hiền phát dại nguyện thứ chín của ông ta:
“…cho đến tất cả tám bộ thiên long, nhân loại và loài khác, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, có hình sắc, không hình sắc, có tư tưởng, không tư tưởng, không phải có tư tưởng, không phải không tư tưởng; tất cả chủng loại như vậy, đối với họ tôi đều tùy thuận cả: tôi phụng sự đủ cách, cung dưỡng đủ cách, kính như kính cha mẹ, thờ như thờ sư trưởng, thờ La hán cho đến như thờ Như lai, đồng đẳng không có gì khác cả.” (Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền)
Chưa hết, không ít các tu sĩ Dại thừa qua hàng ngàn năm đã truyền dạy nhau cuốn kinh Bốn Mươi Hai Chương, trong đó Chương 11 có câu:“Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”! Kinh Bốn Mươi Hai Chương của Dại thừa quả là kinh… khủng, kinh… hoàng, kinh… khiếp! Không đúng ư? Đức Phật còn gì là tối thượng, tối tôn khi cho “một ngàn vị Phật ba đời” ăn không bằng cho một “Vị” ngoài đồng vô tư gặm cỏ. Có vị nào trong số đó có niệm, có trụ, có tu, có chứng; hỡi các Bụt tử Dại thừa? Ai tin theo tà giáo này có bị đọa địa ngục không?
Nói các vị không phải là con của Phật Thích Ca, mà là con cháu các Bồ-tát Dại thừa Bà-la-môn ngoại giáo là đúng quá rồi còn gì! Các vị cả tin mê tín nhắm mắt theo các tổ sư gián điệp, dám xúc phạm Bậc Đạo Sư tối thượng, sau khi thân hoại mạng chung làm sao được sanh lên cõi lành, làm sao không đọa vào cõi dữ. Bởi lẽ, chính vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ!
Hãy lắng nghe Phật Thích Ca dạy tiếp: “4. Dầu cho loại pháp nào, này Cundī, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, (tức là) sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khao khát, sự nhổ lên dục ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này Cundī, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Tất cả các tu sĩ, cư sĩ Dại thừa đều tin theo “Pháp” của các Bụt và Bồ-tát Dại thừa. Nhiều người bắt chước các Bụt, Bồ-tát Dại thừa cũng vênh váo quay lưng với Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca. Tất nhiên các Bụt, Bồ-tát Dại thừa không ngu dại thẳng thừng chống lại Đức Phật Thích Ca và Pháp của ngài, mà họ lươn lẹo ngụy biện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như những kiểu “đại từ, đại bi, độ tha cao cả”…
Dại nguyện thứ bảy của Bồ-tát Phổ Hiền là một trong số đó:
“…đối với chư vị Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác, còn tu học, hết tu học, cho đến hết thảy các bậc Thiện tri thức, tôi đều khuyên mời đừng nhập Niết-bàn, hãy sống với những thời kỳ nhiều bằng số lượng cực vi của tất cả thế giới, để lợi ích yên vui cho tất cả chúng sinh.” (Sđd)
Hoặc có khi lại hùng hổ hung hăng con bọ xít như gián điệp Duy Ma Cật “Không phải là thiền định trong sự yên lặng của rừng thẳm, nhưng ở lại trong cơn xoáy lốc của luân hồi, và dùng trí tuệ và những phương tiện thiện xảo để độ chúng sinh và đưa tới giải thoát. Không phải là tự tại trong Niết Bàn, nhưng dùng hết nghị lực để tất cả chúng sinh tràn đầy Phật Pháp". (Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Vimalakirtinirdesa)
Các Bồ-tát, Bụt tử Dại thừa cãi lại lời Phật Thích Ca, lao vào xoáy lốc luân hồi để “độ chúng sanh”, chẳng khác nào như những con thiêu thân hung hăng đâm đầu vào lửa vì nghĩ rằng để cứu giúp các con thiêu thân khác (?!)
Với lòng tin tà pháp như rứa, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định không được sanh lên cõi lành, mà phải đọa vào cõi dữ, chứ chạy đâu cho thoát, hỡi các Bụt tử Dại thừa?
Chính vì thế, trước khi vội tin các “kinh-luật-luận” đời mới cải biến, các vị hãy khắc cốt ghi tâm lời của chính Đức Phật Thích Ca sau đây may ra còn có thể cứu độ chính mình: “Kẻ ôm tà kiến chỉ có hai sanh thú: địa ngục hoặc súc sanh” (S.iv,306)!
Phật Thích Ca dạy tiếp“5. Dầu cho loại chúng Tăng hay Hội chúng nào, này Cundī, chúng Tăng đệ tử của Như Lai, được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử của Như Lai đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng đường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này Cundī, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Chúng Tăng đích thực đệ tử của Như Lai A-la-hán Chánh Đẳng Giác chính là “Bốn đôi tám vị”. “Bốn đôi” tức là bốn đôi hạng Thánh đạo và Thánh quả, bao gồm Tư-đà-hoàn đạo và Tư-đà-hoàn quả (Dự Lưu), Tư-đà-hoàn đạo và Tư-đà-hoàn quả (Nhất Lai),  A-na-hàm đạo và A-na-hàm quả (Bất Lai), A La Hán đạo và A La Hán quả. Như vậy tổng cộng có Bốn đôi Thánh vị với tám đạo và quả tu tập chứng đắc.
Thế nhưng, các Bụt tử tin theo các tổ sư gốc Bà-la-môn cùng các kinh-luật-luận cải biến của họ, quay lại coi thường các Bậc Thánh Thanh Văn Nguyên Thủy. Các dại tử xem các ngài chỉ là thứ “chồi khô mộng lép”, “tiêu nha bại chủng”, ích kỷ, tiểu thừa, thiểu phước, thiểu trí, sơ khai thấp kém, thích hợp cho buổi đầu khai đạo v.v.. và v.v…
Đã thế, các Bụt tử Dại thừa còn tin theo các tổ sư gián điệp, cúc cung bái lạy các Bụt, Bồ-tát, Duyên giác đời mới, số đông vô kể nhiều hơn cát sông Hằng, cùng với tám vạn bốn ngàn pháp môn riêng của họ. Cứ thế khiến Phật giáo bị phân hóa thành ngàn mảnh với các hội chúng riêng, kinh văn riêng, chùa riêng, tổ sư riêng. Đây là tội “phá hòa hợp Tăng”, tất phải đọa vào địa ngục Vô gián.
Các Bụt tử Dại thừa với tà tín tin vào các ngụy đạo sư, các tà tổ sư gián điệp, như vậy họ đặt lòng tin vào tối hạ liệt. Với những ai đặt lòng tin vào tối hạ liệt, họ bị quả dị thục tối hạ liệt.
Phật Thích Ca dạy“6. Dầu cho loại giới nào, này Cundī, các giới được bậc Thánh ái kính được gọi là tối thượng trong các giới ấy, tức là giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Chánh định. Với những ai làm cho đầy đủ trong các giới luật được các bậc Thánh ái kính, họ làm cho đầy đủ những gì tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Dại thừa không tuân theo Thánh Luật Pātimokkha do chính Đức Thế Tôn ban đặt, mà có bộ luật riêng của mình, đó là giới Bồ-tát. Vì được vẽ ra nhằm mục đích ngấm ngầm chống lại Phật giáo cho nên số lượng các điều khoản phải nhiều hơn và không thể “được các bậc Thánh ái kính”.
Ví dụ trong các điều khoản về khinh cấu tội có luật cấm các Bồ-tát con đọc các kinh văn Nguyên thủy, xem chúng chẳng khác nào thứ kinh văn ngoại lai của hàng ngoại đạo (sic). Đọc kỹ các điều khoản trong Bồ-tát giới sẽ thấy chúng phạm rất nhiều điều trong 18 điều gây chia rẽ chúng Tăng mà Đức Thế Tôn đã trả lời khi Tôn giả Upāli thưa hỏi dưới đây:
“[405] Bạch Ngài, có điều nói rằng: “Sự chia rẽ hội chúng, sự chia rẽ hội chúng.” Bạch Ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng bị chia rẽ?
- Ở đây, này Upāli, các Tỳ-khưu tuyên bố
1. phi Pháp là “Pháp;”
2. tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp;”
3. tuyên bố phi Luật là: “Luật;”
4. tuyên bố Luật là: “Phi Luật;”
5. tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;”
6. tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;”
7. tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;”
8. tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;”
9. tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;”
10. tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;”
11. tuyên bố vô tội là: “Phạm tội;”
12. tuyên bố phạm tội là: “Vô tội;”
13. tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ;”
14. tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng;”
15. tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội không còn dư sót;”
16. tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót;”
17. tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa;”
18. tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.”
Do mười tám sự việc này, các vị ấy tách ra và tách rời hẳn, chúng thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, chúng thực hiện lễ Pavāraṇa riêng rẽ, chúng thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng bị chia rẽ”. (Luật Tạng, Tiểu Phẩm, Chương VII. Chia Rẽ Chúng Tăng. Theo bản dịch của TK Nguyệt Thiên)
Tội “Chia rẽ chúng Tăng” là tội nặng phải đọa địa ngục trọn kiếp. Ai tin và thực hành theo luật mới khiến chia rẽ chúng Tăng, tất cũng phải chịu quả dị thục tương tợ. Chính ngài Upāli đã hỏi và Đức Thế Tôn đã trả lời:
“[407] - Bạch Ngài, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên điều gì?
- Này Upāli, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên tội lỗitồn tại trọn kiếp và sẽ bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp” (Sđd).
Sau hết Phật Thích Ca đã dạy bài kệ:
“7. Tin tưởng vào tối thượng,
Biết được Pháp tối thượng,
Tin tưởng Phật tối thượng,
Ðáng tôn trọng, vô thượng.
Tin tưởng Pháp tối thượng,
Ly tham, an tịnh lạc,
Tin tưởng Tăng tối thượng,
Là ruộng phước vô thượng,
Bố thí Bậc tối thượng,
Phước tối thượng tăng trưởng,
Tối thượng về thọ mạng,
Dung sắc và danh văn,
Tối thượng về an lạc,
Tối thượng về sức mạnh.
Bậc trí thí tối thượng,
Pháp tối thượng Chánh định,
Chư Thiên hay loài Người
Ðạt được hỷ tối thượng.”
Ghi chú của con Phật Thích Ca: Hỡi các Bụt tử Dại thừa! Mong các vị hãy tỉnh táo phán suy cho kỹ, chớ có nhắm mắt tin bừa vào tà nhân gián điệp cùng các Bụt giả, pháp giả, tăng giả, giới giả của họ.
Có vậy các vị mới không rơi vào tà kiến quay lưng xem thường Chánh Phật – Chánh Pháp – Chánh Tăng – Chánh Giới tối thượng để khỏi phải bị khổ đau muôn kiếp.
Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm trước đức tin và nghiệp quả của chính mình. Vậy nên hãy tỉnh mau kẻo trễ!!!
THÍCH CHÁNH TÔNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét