Ma tâm

Ma tâm

12/23/2017

VÌ SAO LÀ "TIỂU THỪA"?


DẪN: Danh từ ĐẠI THỪA - TIỂU THỪA xuất hiện từ khi các luận sư Bà La Môn xâm nhập vào Phật giáo cùng các kinh - luật - luận ngụy tạo của họ. Một mặt họ lôi kéo các con Phật theo một mê lộ mới, quay lại khinh miệt Chánh Phật Pháp; mặt khác chúng gây phân hóa chia rẽ Tăng đoàn.

Thế nhưng không phải bao giờ TRÍ TUỆ cũng thuộc về số đông, và CHÂN LÝ lại càng không phải. Chính vì thế nếu quả thật số người theo Chánh Đạo Phật Pháp có là số ít cũng phải thôi. Bài Chánh Kinh dưới đây nói lên điều này.

 Kinh Tại Ðền Sàrandada, Tăng Chi, Chương 5 pháp

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Ðại Lâm, chỗ giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vesàlì để khất thực.

2. Lúc bấy giờ, khoảng 500 người Licchavì đang ngồi tụ họp tại đền Sàrandada, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

"Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Thế nào là năm? Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời".

3. Rồi các người Licchavì ấy đặt một người ở trên đường và nói:

- Này Bạn, khi nào Bạn thấy Thế Tôn đi đến, hãy báo cho chúng tôi biết.

Người ấy thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy, liền đi đến các người Licchavì và nói:

- Thưa Quý vị, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy đã đến. Nay Quý vị hãy làm những gì Quý vị nghĩ là hợp thời!

4. Rồi các người Licchavì ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, các người Licchavì ấy bạch Thế Tôn:

- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến đền Sàrandada vì lòng thương tưởng chúng con!

5. Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến đền Sàrandada, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các người Licchavì ấy:

- Này các Licchavì, hôm nay các Ông ngồi tụ họp, nói đến vấn đề gì? Và vấn đề gì giữa các Ông đã bị gián đoạn?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đang ngồi tụ họp, vấn đề này được khởi lên: "Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm? Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời!".

6. - Ðối với các Ông, người Licchavì đang thiên nặng về dục, cuộc nói chuyện y cứ trên dục được khởi lên. Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm?

* Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời.
* Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
* Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
* Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
* Người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời.
Sự hiện hữu của năm châu báu này, này các Licchavì, khó tìm được ở đời." 

Ý KIẾN CON PHẬT:
Quả đúng như Đấng Như Lai A La Hán Chánh Đẳng Giác đã dạy: thật khó tìm được ở đời hạng người thuyết giảng được Pháp và Luật của Đức Phật Thích Ca, thật khó tìm được người hiểu được lời thuyết giảng rồi đem thực hành. Chính vìhiếm hoi khó tìm được, cho nên số người theo Đạo Phật chính thống có là số ít cũng phải thôi.
Thậm chí ngay trong Phật giáo, không phải tất cả đều hiểu, thuyết giảng và thực hành đúng theo Chánh Pháp - Chánh Luật của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Cho nên số Phật tử chính thống, thực sự sanh ra từ miệng của Phật Thích Ca càng hiếm hoi hơn nữa. Do vậy, số người cực kỳ hy hữu hiếm hoi này có là “tiểu thừa” số ít cũng phải thôi!
Trong khi đó phần lớn do không hiểu, không thực hành đúng theo Chánh Pháp và Chánh Luật của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cho nên rơi vào tà đạo, hoặc mang lấy tà kiến, bị mê hoặc bởi các “kinh giả - luật giả - luận dởm” của các ngoại học thâm hiểm chui vào Đạo Phật phá hoại ngầm Phật Pháp. Nếu số này có đông hơn, âu cũng là điều dễ hiểu.
Khốn thay nhiều “Phật tử” cứ mang ảo tưởng mình vẫn là con của Đức Phật!!! Chính vì thế số người biết ơn và nhớ ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ít lại càng ít hơn nữa.
Người ta đua nhau đảnh lễ tri ơn các tổ sư gốc Bà-la-môn gián điệp cùng các tam tạng dỏm và các hình tượng giả do họ dựng nên. Ai không tin cứ vào nhiều ngôi chùa thì rõ, thậm chí có chùa tuy mang danh Phật giáo nhưng tìm không ra Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, trái lại chỉ toàn những hình tượng mới do các tổ sư gốc Bà-la-môn dựng nên.
Số chúng sanh “vô ơn, không biết ơn” đúng Phật Thích Ca Mâu Ni này đông lắm, họ phải đi trên những cỗ xe lớn mới chở hết. Cho nên số Phật tử chính thống biết ơn và nhớ ơn đúng Phật Thích Ca Mâu Ni có trở nên càng ít hơn cũng là lẽ đương nhiên.
Những người trí biết rõ như vậy, các vị muốn ở bên “số ít - Tiểu Thừa” hay “số đông - Đại Thừa”?
THÍCH TIỂU PHÁI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét