Ma tâm

Ma tâm

12/25/2017

ĐẠI THỪA DÙ NGUYỆN HAY KHÔNG NGUYỆN CŨNG KHÔNG GIẢI THOÁT!


Vì sao? Vì Đại Thừa giáo cũng giống như các Bà-la-môn thời Phật, không biết đúng PHƯƠNG PHÁP để đi tới giải thoát hoàn toàn.
Những ai muốn giải thoát đúng PHƯƠNG PHÁP, hãy đọc kỹ bài Chánh Kinh "PHÙ DI", số 126, Trung Bộ 3, sẽ thấy rõ. 
Dưới đây là câu hỏi của Vương tử Jayasena và câu trả lời của Tôn giả Bhumija:
“-- Thưa Tôn giả Bhumija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhumija có nói gì, và có lập luận gì?
-- Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau: "Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoni so), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị”
Sau đó Tôn giả Bhumija đến bạch với Đức Thế Tôn và được Ngài dạy thêm:
“-- Thật vậy, này Bhumija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị.
Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Địnhnếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị.
Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.”
Ý kiếnChính Đức Thế Tôn trước sau như một đã định nghĩa rõ ràng Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Tứ Thiền – Tứ Thánh Định. Thế nhưng các nhà Đại Thừa xem thường và không thực hành theo các Chánh Đạo này. 
Vì thế dù họ có ước nguyện hay không có ước nguyện thì họ cũng không thể đạt được quả vị của Chánh đạo. Có chăng họ chỉ đạt được quả vị của tà đạo hoặc của đạo tưởng mà thôi.
Lại nữa, trong bài kinh Katthahàra (S.i,180), Đức Thế Tôn đã nói bài kệ cho Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja:
“(Thế Tôn):
Phàm có ước vọng gì,
Hay những ái lạc gì,
Những gì kẻ phàm phu,
Thường chấp trước các giới,
Các tham ái khởi lên,
Từ gốc rễ vô minh,
Tất cả Ta đoạn tận,
Trừ cả gốc lẫn rễ.
Nay Ta không ước nguyện,
Không tham ái, chấp trước,
Ðối với tất cả pháp,
Ta thấy đều thanh tịnh.
Ðạt được Chánh Ðẳng Giác,
Và mục đích tối thượng,
Ta tu tập Thiền định,
Vắng lặng, không sợ hãi.

TẠP CHÍ HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét