Ma tâm

Ma tâm

1/14/2018

THI HÓA KINH PHẬT PHẠM TỘI "TÁC ÁC" VÀ LÝ DO PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY PHÁT TRIỂN CHẬM


DẪN: Ngay trong thời Phật vấn đề thi hóa LỜI PHẬT đã bị Đức Phật nghiêm cấm và khép tội "TÁC ÁC". Bên cạnh đó Đức Thế Tôn khuyến khích phát triển đạo pháp bằng NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG.

Đáng tiếc thay, sau này một vài Phật tử không nghe lời Ngài, vẽ vời thi hóa kinh Phật mà không biết rằng chính việc làm này đang phá hủy Phật Pháp.

Nguy hại hơn, tuy mang danh "Nguyên Thủy" nhưng phái Nam Tông lại theo lời các tổ sư gốc Bà La Môn đàng mình, cụ thể là Bà La Môn Phật Âm - Buddhaghosa, tất cả quá xem trọng ngôn ngữ cổ Pali, đến độ xem nó như một chuẩn mực trong đạo.

Truyền thống phi pháp, trái lời Phật này khiến cho việc phát triển Phật Pháp bị chậm lại. Mọi người thi nhau học tụng đọc leo lẻo Pali mà quên đi ý nghĩa quan trọng nhất là phải HIỂU và THỰC HÀNH theo lời Phật dạy. Muốn vậy người nói và người nghe phải sử dụng ngôn ngữ địa phương, đúng như lời Phật dạy, thì việc truyền bá Đạo Phật mới khả dĩ phát triển được. Trích đoạn Chánh Luật dưới đây sẽ nêu rõ thêm vấn đề này.
Chánh Luật PATIMOKKHA: “… [180] Vào lúc bấy giờ, hai Tỳ-khưu tên Meṭṭhakokuṭṭha là hai anh em xuất thân dòng dõi Bà-la-môn có lời nói nhã nhặn với âm điệu ngọt ngào. Họ đã đi đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, các Tỳ-khưu ấy đã nói với Đức Thế Tôn điều này:
- Bạch Ngài, hiện nay các Tỳ-khưu có tên gọi khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có giai cấp khác nhau, có gia tộc khác nhau đã xuất gia. Các vị ấy đang làm hỏng lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ. Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật (chandaso).
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: …(như trên)…
- Này những kẻ rồ dại kia, vì sao các ngươi lại nói như vầy: “Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật”? Này những kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…
Sau khi khiển trách, Ngài đã thuyết Pháp thoại  rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā).” (Trích Tạng Luật, Tiểu Phẩm, Chương Tiểu Sự, bản dịch của TK Nguyệt Thiên Indacanda)
] Ý KIẾN PHẬT TỬ
Có nhiều lý do để giải thích vì sao Đức Thế Tôn không đồng ý hoán chuyển lời Phật dạy sang dạng có niêm luật. Có thể nêu vài lý do:
-         Vì tuân theo niêm luật nên câu chữ phải thay đổi theo âm vận và niêm luật, chính vì thế khó giữ được ý nghĩa ban đầu của lời Phật dạy.
-         Trong chánh Kinh đã có các bài kệ do chính Đức Thế Tôn tuyên đọc, phù hợp với đối tượng, với từng trường hợp cụ thể, không cần phải hoán chuyển tất cả, nhất là khi hoán chuyển theo niêm luật theo ý chủ quan của người khác sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của Chánh Pháp.
-         Việc tụng đọc, truyền bá, phổ biến chánh Pháp theo niêm luật vần điệu sẽ dễ rơi vào năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm vận. Hiện nay trong rất nhiều hội chúng Phật giáo đều phạm tác ác vì “tụng kinh” theo âm điệu ngân nga, đã thế còn vận dụng để tụng đám ma, cầu siêu, cầu an… với giá cả rạch ròi. Xét theo đây cũng đủ thấy lời tiên tri của Đức Thế Tôn “Diệu Pháp chỉ tồn tại năm trăm năm” là hoàn toàn chính xác.
Cũng trong chánh Kinh Nikaya và chánh Luật Patimokkha, Đức Thế Tôn cũng chỉ rõ nhiều nguyên nhân khiến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất. Riêng ở đây, xét cụ thể điều Luật Đức Phật cho phép “học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân” thì những người con chính tông lại không nghe lời, thậm chí làm ngược lại.
Trong nhiều hội chúng được gọi là “Nguyên thủy”, việc đọc và tụng vẹt tiếng Pāli rất phổ biến và được xem như “ấn chứng” của truyền thống. Có nơi còn thực hành lễ Bố-tát bằng việc tuyên đọc leo lẻo bằng tiếng Pali, trong khi cả người đọc lẫn người nghe không hiểu gì cả. Lễ Bố-tát chỉ còn là hình thức.
Khi Đức Thế Tôn cho phép “học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân”, điều này có ý nghĩa nhiều mặt.
Đối với bản thân người thọ trì, nhờ có nghe và hiểu Pháp và Luật của Đức Phật bằng tiếng mẹ đẻ mới thâm nhập được, mới thực hành được. Ngược lại suốt đời chỉ biết leo lẻo tụng đọc những câu chữ, dù là tiếng Pali, nhưng chính mình không hiểu thì đây chính là khẩu hành phù phiếm cùng với ý hành si mê. Kết quả mang lại là nghiệp thức phù phiếm si mê chứ làm sao khác được.
Đối với việc truyền bá giáo pháp bằng chính tiếng địa phương sẽ có hiệu quả hơn. Xét các tôn giáo khác cũng thấy, chính nhờ đi đến đâu các nhà truyền giáo đều chuyển ngữ “kinh gốc” của họ sang tiếng địa phương cho nên việc phổ biến, truyền giáo mới phát triển mạnh mẽ.
Ngược lại, truyền dạy nhau một ngôn ngữ cổ, mà chính người nói và nghe không hiểu, đây chính là một tôn giáo chết, một giáo phái sơ cứng, hoặc “nguyên thủy vẹt” chứ không còn ý nghĩa của một giáo pháp trí tuệ.
Riêng tại Việt Nam so sánh số tu sĩ giữa “Phật giáo Nguyên thủy” và các nhóm Phật giáo khác sẽ thấy rất rõ tỷ lệ cách biệt này. Một trong những lý do chính là các nghi thức, trì tụng của Phật giáo Nguyên thủy vẫn theo truyền thống trái với lời Phật dạy, chấp chặt một cách máy móc và cứng ngắc vào cổ ngữ Pali.
Xin nhắc lại lời Đấng Thiên Nhân Sư: "Chớ có tin cho dù đó là truyền thống", tất nhiên ở đây là truyền thống phi pháp, trái lời Phật dạy, đua nhau tụng đọc Pali.

LUẬT HỌC ỨNG DỤNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét