Hai huynh đệ đang ngồi nói chuyện với nhau trong sân chùa. Sư đệ hỏi sư huynh:
_ Thưa sư huynh, có phải tạng Pāli Nam truyền và tạng A Hàm Bắc truyền được xem như tương đương, có cùng một gốc và ‘nguyên thủy’ nhất không ạ?
_ Không sai nhưng chưa đúng lắm!
_ Chưa đúng thế nào, thưa huynh?
_ Tạng A Hàm lưu truyền ở phương Bắc đã bị cải biên cải biến rất nhiều.
_ Vâng, đệ cũng thấy như thế. Điển hình như kinh Niệm Xứ trong Trung A Hàm bị cải biên và lược bớt rất nhiều pháp quan trọng so với kinh Niệm Xứ của Trung Bộ Pāli. Thậm chí trong Trường A Hàm cả bài kinh Đại Niệm Xứ của Trường Bộ Pāli cũng bị xóa bỏ hoàn toàn. Do nguyên nhân gì, huynh biết không?
_ “Do Bốn Niệm Xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do Bốn Niệm Xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài”.
_ Huynh dựa vào đâu nói như thế?
_ Vào kinh Tương Ưng tập 5, bài kinh “Trú” số 172. Nguyên văn đấy!
_ Vậy ai đã xóa bỏ kinh Đại Niệm Xứ trong Trường A Hàm, và cải biến kinh Niệm Xứ trong Trung A-hàm?
_ Tăng, Ni, Phật tử có dám làm chuyện ấy không?
_ Không.
_ Những kẻ ngoại học đứng ngoài đạo Phật có làm được không?
_ Không.
_ Vậy thì ai? Ráng tư duy một chút coi!
_ Chẳng lẽ các yêu quái đóng vai gián điệp?
_ Chứ còn ai vào đây!
_ Với kinh A Hàm ‘nguyên thủy’ mà yêu quái còn dám cải biên xuyên tạc, vậy chúng có dám chế tác các kinh Đại Thừa sau này không, thưa sư huynh?
_ Chúng sợ gì mà không dám?
_ Sợ Diệu Pháp tồn tại lâu dài!
_ Đúng vậy. Hiền đệ biết một, hiểu hai rồi đấy!
Sư Trưởng
(Ảnh Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét