Ma tâm

Ma tâm

2/04/2016

Thêm một minh chứng cho ngụy kinh cải biến



Những ai còn chưa tin trong Phật giáo có tà kinh ngụy tạo hãy đọc kĩ bài so sánh dưới đây giữa hai bài kinh tương đương thuộc tạng Pali Nguyên Thủy và tạng A Hàm cải biến.
SO SÁNH
Kinh “Không Uế Nhiễm” (Số 5, Trung Bộ Pali)
và Kinh “Uế Phẩm” (Số 87, Trung A Hàm)
* CHÁNH KINH PĀLI: (Trích nguyên văn lời ngài Xá Lợi Phất) “Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong HAI HẠNG NGƯỜI có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt.
Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong HAI HẠNG NGƯỜI có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.
Chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong HAI HẠNG NGƯỜI không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt.
Chư Hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Trong HAI HẠNG NGƯỜI không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng’
* TÀ KINH A HÀM: “Nếu một người bên trong thật có ô uế nhưng tự biết như thật, biết như thật bên trong thật có ô uế, thì TRONG LOÀI NGƯỜI, người này là tối thắng.
Nếu có một người bên trong thật không có ô uế mà không tự biết, không biết như thật bên trong thật không có ô uế, thì TRONG LOÀI NGƯỜI, người này là tối hạ tiện.”
* BÌNH: Theo nguyên bản cả hai bài kinh tương đương trên đều do ngài XÁ LỢI PHẤT thuyết giảng. Thế nhưng so sánh kỹ hai bài kinh sẽ thấy bài kinh ‘Uế Phẩm’ của A Hàm có những cải biên thêm vào hết sức vô lý và thô lậu.
Cụ thể, trong bài kinh ‘Không Uế Nhiễm’ của Pāli, ngài Xá Lợi Phất nêu rõ sự so sánh giữa HAI HẠNG NGƯỜI có cấu uế và không có cấu uế THEO TỪNG CẶP ĐÔI MỘT VỚI NHAU. Điển hình như hai trường hợp đầu:
Trong HAI HẠNG NGƯỜI CÓ CẤU UẾ, người không biết mình có cấu uế hạ liệt hơn người biết mình có cấu uế, ngược lại người biết mình có cấu uế tốt hơn người không biết mình cấu uế.
Vì sao như vậy? Vì người biết mình có cấu uế nên mới cố tâm tẩy trừ cấu uế để trở nên tốt hơn, còn người không thấy mình cấu uế nên cứ cấu uế mãi. Giống như hai người có mặt bị dơ, người thứ nhất biết mặt mình bị dơ nên tìm cách rửa sạch, còn người thứ hai không biết mặt mình dơ nên cứ để dơ mãi.
Cũng vậy, giữa hai kẻ tà dâm thì kẻ tà dâm biết tà dâm là việc xấu xa nguy hại, nhờ vậy mới có cơ hội từ bỏ nó để trở nên tốt hơn. Còn kẻ tà dâm nhưng không thấy tà dâm là cấu uế, nên cứ tiếp tục tà dâm hoài.
Xin nhấn mạnh: ở đây chỉ so sánh GIỮA HAI NGƯỜI cùng phạm tà hạnh thôi, thì người thấy tà dâm là cấu uế có ưu thắng hơn người không thấy, chứ không phải so với trong loài người được.
-- Trong khi đó kinh ‘Uế Phẩm’ của A Hàm đã cải biên một cách hết sức vô lý và thô thiển khi so sánh kẻ cấu uế với CẢ LOÀI NGƯỜI. Cụ thể cứ theo lời phán truyền trong A Hàm, xét các ví dụ sau sẽ thấy rõ hơn sự phi lý của ngụy kinh cải biến:
“Nếu một người bên trong thật có sát sanh, trộm cướp, tà dâm, biết như thật bên trong mình có sát sanh, trộm cướp, tà dâm; thì TRONG LOÀI NGƯỜI, người này là tối thắng ư?" - Vô lý!
“Nếu một người bên trong thật không có sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm nhưng không tự biết mình không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm; thì TRONG LOÀI NGƯỜI, người này là tối hạ tiện sao?" - Tà lý!
Rõ ràng chỉ dựa vào đoạn cải biên vô lý nêu trên cũng đủ để những người có trí phải xem A Hàm như một tạng tà kinh ngụy tạo cần phải cảnh giác. Thế nhưng khốn thay, qua hàng ngàn năm nó vẫn không bị phát giác cảnh báo. Bấy nhiêu cũng đủ thấy sự cả tin ngây thơ trong tôn giáo nguy hiểm như thế nào.
Riêng bài kinh A Hàm này bị các dịch giả Bà-la-môn gọi xách mé là “Kinh Uế Phẩm” kể cũng đúng thôi! Ai vẽ ra và tin theo các kinh ô uế mới chính là những kẻ tối hạ liệt trong loài người!
Theo Kinh Sư Chánh Tư Duy
-----------------------------------
Ghi chú: Kinh Trung Bộ theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, kinh Trung A Hàm theo bản dịch của TT Thích Tuệ Sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét