Ma tâm

Ma tâm

2/28/2016

Thánh Kinh và kinh dị!


Qua hàng ngàn năm kinh A Hàm và các kinh ngụy tạo khác đã được dễ dãi tin tưởng và truyền thừa. Vì dễ dãi chấp nhận, không thận trọng suy xét, nên không phát hiện được những độc hại chết người của chúng.
Dưới đây chỉ cần nêu một ví dụ điển hình trong hàng ngàn trường hợp cũng đủ thấy rõ sự cực kỳ thâm độc mà các giả sư Bà-la-môn đã  gieo rắc trong các ngụy kinh của họ.
* Kinh Nikaya, ‘Đại Kinh Đoạn Tận Ái’, Trung Bộ 1, trang 582, xb 1992:
-- Phật Thích Ca dạy: “Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, SỮA CỦA BÀ MẸ ĐƯỢC XEM LÀ MÁU” (Bản dịch của HT Minh Châu)
* Kinh A-Hàm tương đương, bài kinh ‘Trà Đế’, số 201, Trung A-hàm tập 4, trang 471, xb 1992:
-- Bụt A Hàm phán: “Thai mẹ kéo dài chín tháng hay mười tháng rồi sanh. Sau rồi được nuôi dưỡng bằng máu. MÁU ĐÓ Ở TRONG THÁNH PHÁP GỌI LÀ SỮA MẸ”. (Bản dịch của TT Tuệ Sĩ)
* Ý KIẾN:
Đúng như chánh kinh Pali đã dạy, người MẸ mang nặng đẻ đau con mình với biết bao lo âu, khó nhọc, khổ sở. Khi đứa con ra đời, người Mẹ còn nuôi con bằng chính nguồn sữa của thân mình.
Với bậc Chân nhân, nguồn sữa từ chính thân người mẹ nuôi mình khôn lớn phải được trân quý như chính máu của mẹ để dành cho mình tồn tại. Những người con chí hiếu, nghe lời dạy chí tình của Phật chỉ muốn khóc vì ơn mẹ, vì ân Phật.
Trong Chánh kinh, hình ảnh so sánh “SỮA MẸ NHƯ MÁU” thiêng liêng, cao quý, chí lý bao nhiêu thì trái lại hình ảnh cải biên thâm hiểm trong A Hàm lại quá kinh tởm, kinh khủng, kinh khiếp bấy nhiêu. Đây đúng là kiểu thế gian gọi là lối “thấu cáy của bọn trí thức đểu”.
Vì nó quá kinh tởm nên phải để cho những vị không chứng không đắc, không dơ không sạch, không trí không thức lãnh thọ giải thích.
Đến đây đã quá đủ để khỏi bình luận gì thêm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét