Ma tâm

Ma tâm

1/11/2018

ĐỨC PHẬT PALI CHỦ TRƯƠNG BÌNH ĐẲNG GIAI CẤP. BỤT A HÀM BẮT CHƯỚC BÀ LA MÔN, CHỐNG PHẬT CHỦ TRƯƠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIAI CẤP


DẪN: Như được biết, Đức Phật ra đời giúp chúng sanh thoát khổ, trong đó Ngài đã rống tiếng sư tử để thiết lập quyền bình đẳng giai cấp. Đây là điều trái với truyền thống của các Bà La Môn nên họ đã ra sức chống đối và tìm mọi cách tiêu diệt Đạo Phật. Ngày nay, Đạo Phật gần như biến mất tại chính thánh địa của mình đã cho thấy sự khốc liệt của cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo.
So sánh hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm dưới đây sẽ thấy rõ các dịch giả Bà La Môn đã chui vào Phật giáo để cải biến kinh Phật, gieo rắc tà kiến nhằm hủy diệt Phật Pháp tận gốc. Trong Đại Thừa giáo, tạng A Hàm được xem như 'nguyên thủy' nhất, mà còn bị xuyên tạc cải biên nhu vậy. Huống hồ các kinh - luật - luận Bắc Tông xuất hiện sau này.
Mong rằng mọi người con Phật hãy cảnh giác hơn trước các thủ đoạn phá hoại ngầm của các Bà-la-môn thông qua tam tạng cải biến đời sau của họ.
SO SÁNH 

Chánh Kinh "Assalayana" (số 93, Trung Bộ Pali) và 
Tà kinh "A-Nhiếp-Hòa" (số 151 Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “-- Nhưng này Assalayana, các nữ Bà-la-môn, vợ các Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú.
Dầu vậy, các vị Bà-la-môn ấy sanh ra từ nữ căn lại nói: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có Bà-la-môn là màu da trắng, giai cấp khác là màu da đen; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp phi Bà-la-môn không được như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính thống Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự Phạm thiên".
Tà kinh A Hàm: “Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, nếu thân này được thọ sanh vào đâu, thì nó được kể thuộc loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí, nó được kể là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư sĩ hay Công sư, nó được kể là chủng tộc Công sư.
Phân Tích Bình Luận: Kinh “Assalayana” ghi lại cuộc đối đáp của Đức Thế Tôn với 500 Bà-la-môn trong đó có Assalayana đại diện. Trong khi bản Pāli nêu rõ những lập luận sắc bén, hữu lý, xác đáng của Đức Thế Tôn để bảo vệ cho quyền bình đẳng các giai cấp; trái lại bản A Hàm lại mơ hồ, vô lý, bênh vực cho ý niệm phân biệt “chủng tộc” của Bà-la-môn (Phạm chí).
Lại nữa, các dịch giả A Hàm còn biến Cư sĩ và Công sư thành “chủng tộc” và gom tất cả vào chủng tộc “Công sư” khiến cho lập luận của Bụt A Hàm thành ra bảo vệ cho giai cấp và giáo đoàn của mình một cách vô lý. Thâm độc thay, nó lại bị các dịch giả gắn vào miệng của “Đức Thế Tôn A Hàm”.
Chỉ bấy nhiêu cũng đủ biết kẻ cải biến Tà kinh A Hàm là ai.
***
Chánh kinh Pāli: “-- Nhưng chư Tôn giả, chư tôn giả có biết mẹ sanh của họ chỉ giao hợp với các Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?" "-- Thưa không vậy, Tôn giả".
"-- Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết mẹ sanh của họ, cho đến bảy đời tổ mẫu của họ chỉ giao hợp với các Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?" "-- Thưa không vậy, Tôn giả".
"-- Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết cha sanh của họ chỉ giao hợp với các nữ Bà-la-môn, không với phi nữ Bà-la-môn?" "-- Thưa không vậy, Tôn giả".
"-- Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết cha sanh của họ, cho đến bảy đời tổ phụ của họ chỉ giao hợp với các nữ Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?" "-- Không phải vậy, Tôn giả".”
Tà kinh A Hàm: “– Các người có biết rõ cha mình chăng? “Các tiên nhân đáp rằng: “– Biết rõ. Vị Phạm chí ấy lấy vợ là người Phạm chí, chứ không lấy người không Phạm chí. Cha của cha ấy, cho đến bảy đời đều lấy vợ là người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí.
“A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại hỏi các tiên nhân kia rằng: “– Các ông có biết rõ mẹ mình chăng? “Các tiên nhân kia đáp rằng: “– Biết rõ. Vị Phạm chí ấy lấy chồng là người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí. Mẹ của mẹ ấy, cho đến bảy đời mẹ, những vị Phạm chí ấy đều lấy chồng người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí.”
Phân Tích Bình Luận: Trích đoạn Pali nêu trên là lời Đức Thế Tôn kể lại cho các Bà-la-môn và Assalayana nghe về chuyện thời xưa vị ẩn sĩ Asita Devala đã cật vấn bảy vị Bà-la-môn tổ phụ để bác bỏ quan điểm phân chia giai cấp bất bình đẳng của các Bà-la-môn.
Các Bà-la-môn thời xưa đã phải chịu khuất phục trước các lý lẽ xác đáng của ẩn sĩ Asita Devala, thì giờ đây các Bà-la-môn và Assalayana làm sao bảo vệ được ác tà kiến của họ.
Đương nhiên với các lý lẽ xác đáng của Phật,  thanh niên Bà-la-môn Assalayana đã phải khuất phục Đức Thế Tôn và cũng đương nhiên sự kiện này đã không được nói đến trong bản kinh A Hàm.
Những ai muốn bảo vệ cho giai cấp Bà-la-môn của mình sẽ chọn kinh A Hàm làm dẫn chứng. Còn những ai chủ trương các giai cấp bình đẳng thì chọn kinh Pāli. Tùy trí tuệ nhận định của mỗi người!
TẬP SAN NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét