Ma tâm

Ma tâm

1/03/2018

GIỚI BỒ TÁT THÂM HIỂM


Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 38 và chú thích số 62 trong
“38.-GIỚI TRÁI THỨ TỰ TÔN TY 62
Nếu Phật tử, phải theo thứ tự đúng pháp mà ngồi: người thọ giới trước thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không luận già, trẻ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Người sang như Quốc Vương, Hoàng tử, nhẫn đến kẻ hèn như huỳnh môn, tôi tớ v.v... tất cả đều theo thứ tự mà ngồi: người thọ giới trưóc thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không được như hàng ngoại đạo, si mê, hoặc già, hoặc trẻ, ngồi trước sau lộn xộn không có thứ tự, không khác cách ngồi của bọn binh nô. Trong Phật pháp của ta, hễ người thọ giới trước thời ngồi trước, còn người thọ giới sau thời ngồi sau. Nếu Phật tử không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi, thời phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 62 (trang 36 trong sách Bồ-tát giới):  “Trong Phật pháp thời Thiên Tửọng đức hạnh, nên y cứ nơi ngày thọ giới trước sau mà phân ngôi thứ, chớ không theo tuổi đời, cũng không theo tước vị. Nếu khi tụng giới có đủ hạng Phật tử, thời nên phân riêng từng đoàn thể mà ngồi; người xuất gia ngồi theo nhóm xuất gia; người tại gia ngồi theo nhóm tại gia. Trong hàng tại gia nếu có ngại, thời nên chia ra nhiều nhóm có quan tước, cùng nhóm bình dân. Rồi từ mỗi nhóm cứ y theo giới đứcmà phân ngôi thứ. 
Phân tích phản biện
Bồ-tát giới cũng như các tam tạng ngụy tạo khác, thường có lối mạt sát khinh chê hồ đồ người ngoại đạo và cả Phật giáo Nguyên Thuỷ.
Ví như kiểu phán xằng ‘Không được như hàng ngoại đạo, si mê, hoặc già, hoặc trẻ, ngồi trước sau lộn xộn không có thứ tự, không khác cách ngồi của bọn binh nô’. Đâu phải tất cả các ngoại đạo đều không biết thứ tự trên dưới, trước sau, Bồ-tát giới vơ đũa cả nắm kiểu này, chửi bừa họ là si mê, binh nô; chẳng khác nào kích động ngoại đạo tức giận triệt tiêu Phật giáo.
Những tổ sư gián điệp vẽ xong điều trên rồi đem sàm tấu lên vua quan kì thị Phật giáo, thử hỏi các Tăng Ni có khốn khổ thêm không? Trong lịch sử, Phật giáo cũng đã có thời kỳ bị vua quan, ngoại đạo tận diệt tàn nhẫn. Trong đó không thể không tính đến nguyên nhân Đại Thừa giáo bị lên án là hống hách, chửi bừa người khác si mê, ngu muội, binh nô.
Riêng chú thích 62 cũng hồ đồ không kém. Vấn đề đức hạnh và tuổi hạ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, không phải cứ xuất gia trước là có đức hạnh tốt hơn người xuất gia sau.
Trong kinh Tăng Chi tập 3, Phẩm Chư Thiên, trang 329; Đức Phật đã dạy cho ngài Xá Lợi PhấtNày Sārīputta, trong Pháp, và Luật này, không có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm”
Cụ thể nếu phân tích theo mối quan hệ giới hạnh và tuổi hạ, có bốn hạng người:
- Giới hạnh cao, tuổi hạ cao.
- Giới hạnh kém, tuổi hạ kém.
- Giới hạnh cao, tuổi hạ kém.
- Giới hạnh kém, tuổi hạ cao.
Theo đây, vị trưởng lão tuổi hạ cao, giới hạnh thanh tịnh là đáng quý nhất. Một tu sĩ trẻ nhưng giới hạnh nghiêm túc cũng đáng trân trọng.
Còn kẻ có tuổi hạ cao, thọ giới trước nhưng phá giới phá hạnh là kẻ gây nhiều tội nhất. Một ông quan tham nhũng, trụy lạc có thời gian tại vị càng lâu càng gây nhiều tội ác. Cũng vậy, một Hòa thượng, A-xà-lê gian trá tà hạnh, tuổi hạ càng cao càng chất chồng tội lỗi, càng gây nhiều tai tiếng cho giáo hội, càng phá mất niềm tin nơi nhiều người.
Nói như vậy để thấy rõ đức hạnh và tuổi hạ không phải đơn thuần là một. Bồ-tát giới và kẻ vẽ ra chú thích ‘chỉ dại’ thiển cận kiểu trên chỉ làm lợi cho những kẻ thích khai gian tuổi hạ và kích thích mọi người hơn thua với nhau về thứ tự, tước vị. Các tu sĩ mải hơn thua nhau tuổi hạ, vị trưởng lão dễ sanh ngã mạn, còn kẻ mới tu chỉ nhắm theo thầy tuổi hạ cao mà quên đi vấn đề đạo hạnh, đây là sự nguy hại cho cá nhân lẫn cho Tăng đoàn.
Càng suy xét kỹ, càng thấy Bồ-tát giới thâm hiểm gian tà.
TẬP SAN LUẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét