Ma tâm

Ma tâm

1/13/2018

TĂNG NI TỤNG KINH NGÂN NGA PHẠM TỘI "TÁC ÁC"


DẪN: Ngày nay hầu hết các hội chúng Phật giáo, kể cả Bắc Tông, Mật Tông lẫn Nam Tông, đều tụng kinh theo kiểu ngân nga ê a. Đây là tội dukkaṭa (tác ác), chiếu theo Chánh Luật PATIMOKKHA.
Ngay từ thời Phật, các Lục Sư đã gieo rắc sự phá hoại này. Sự kiện và lý do Phật ban luật cấm tụng Pháp ngân nga vẫn còn được ghi trong TIỂU PHẨM, chương TIỂU SỰ. Mời những ai quan tâm đọc lại để tự cứu lấy mình.
 Trích Tạng Luật, Tiểu Phẩm, Chương Tiểu Sự
“[20] Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - Các sa-môn Thích tử này ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài giống y như chúng ta ca hát vậy.
Các Tỳ-khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài?
Sau đó, các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn. …(như trên)…
- Này các Tỳ-khưu, nghe nói …(như trên)…, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
…(như trên)… Sau khi thuyết Pháp thoại, Ngài đã bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài:
Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu,
luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu,
hàng tại gia phàn nàn,
trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán,
điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái.
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các Tỳ-khưu, không nên ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).”
] Thừa tự Luật trích lục
Như Kinh Nikaya và Luật Patimokkha ghi lại, đương thời Phật có nhóm Lục Sư ngoại đạo luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, vu khống, phá hoại Tam Bảo, kể cả việc họ cho người giả danh Tỳ-kheo, theo dõi, quấy rối Tăng Đoàn.
Đức Phật  và các vị Thánh Tăng biết rõ, nhưng với tâm Từ Bi và trí tuệ siêu việt, các ngài đã thu phục và cải hóa họ. Nhiều người về sau đã thú nhận âm mưu của các giáo chủ nhóm Lục Sư ngoại đạo. Tất nhiên mỗi người đều theo nghiệp nhân quả của mình để thọ nhận quả báo về những hành nghiệp thiện ác một cách công bằng.
Theo suy luận của cá nhân, không loại trừ khả năng “Tỳ-khưu nhóm Lục Sư” là những Tỳ-kheo giả danh của nhóm Lục Sư ngoại đạo cài vào để phá hoại Đạo Phật. Tất nhiên Đức Phật vì lòng từ bi muốn họ được gieo duyên giải thoát, cho nên nếu họ không vi phạm tội triệt khai, Đức Thế Tôn vẫn không nỡ đuổi. Họ quấy phá thế nào, Đức Phật ban đặt các điều Luật để chế phục tới đó, đồng thời kiên trì dạy dỗ cải hóa. Đoạn luật nêu trên phản ảnh một trong rất nhiều sự quấy phá của các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư.
Trong đoạn Luật trên, Đức Thế Tôn đã dạy rõ năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát, vị tu sĩ nào vi phạm sẽ bị tội tác ác. Khốn thay, nhiều vị tu sĩ ngày nay theo chân nhóm Lục Sư phá rối ngày xưa, họ không những ca hát mà lại còn múa nhảy, viết nhạc, diễn văn nghệ chẳng khác nào các nghệ sĩ nửa mùa ngoài đời.
Họ say đắm theo âm điệu lại còn lôi kéo người khác say đắm theo. Những người trí phàn nàn vì biết rõ sự say đắm này khiến thiền định bị phá hoại, có chăng chỉ là tà thiền hoặc dối trá. Nguy hại thay nhiều người không nhận thức được tác hại này nên hùa theo lối thực hành phi pháp.
TẬP SAN LUẬT HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét