Ma tâm

Ma tâm

3/31/2016

Đối chiếu kinh Khu Rừng Pali và kinh Lâm A Hàm


ĐỐI CHIẾU
Chánh kinh Pāli KINH KHU RỪNg’, số 17, Trung Bộ 1, và
 kinh A Hàm tương đương ‘KINH LÂM’, số 107, Trung A Hàm
***
Chánh kinh Pāli: “- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.”
Tà kinh A Hàm: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo nương vào khu rừng này để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa này được thành tựu đối với ta. Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.”
Phân tíchTrong Chánh kinh Pāli, Đức Thế Tôn nêu ra bốn trường hợp khách quan và dạy các Tỳ-kheo cách suy nghĩ và hành động cho đúng. Tạm tóm lược như sau:
-- Nơi nào không giúp tu tập giải thoát và tứ vật dụng khó khăn à bỏ đi ngay.
-- Nơi nào không giúp tu tập giải thoát dù tứ vật dụng có đầy đủ à cũng nên rời khỏi.
-- Nơi nào giúp tu tập giải thoát nhưng tứ vật dụng có khó khăn à ráng ở lại.
-- Nơi nào giúp tu tập giải thoát và tứ vật dụng không có khó khăn à hãy ở lại suốt đời.
Nhưng trong Tà kinh A Hàm, lời Phật dạy được lập đi lập lại theo hướng các Tỳ-kheo suy nghĩ mong cầu có được “tất cả mọi thứ vật dụng cho đời sống” dễ dàng không khó khăn, hẳn nhiên điều này sẽ gây ra những ngộ nhận nguy hại.
Thật vậy, thế nào là “các vật dụng cần thiết cho đời sống”? Tiền bạc, xe cộ, TV, máy lạnh, máy quay phim… tất cả cũng là các vật dụng cần thiết cho đời sống đấy chứ. Vậy các Tỳ-kheo A Hàm phải suy nghĩ thế nào để “tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn” đây? Phải xin xỏ người khác, hay kinh doanh tôn giáo, hay buôn thần bán thánh, hay tụng niệm kiếm tiền...?
Suy ngẫm cho kỹ sẽ thấy sự thêm thắt khác biệt trong kinh A Hàm đầy thâm ý, khiến gây hại cho cả người nói (Phật) lẫn người tin (Phật tử), đồng thời gây ác cảm với những người ngoài Phật giáo. Gọi A Hàm là tà kinh là vì vậy.
Cula Ananda

-----------------------
+ Kinh "Khu Rừng" theo bản dịch của HT Thích Minh Châu. Kinh "Lâm" A Hàm theo bản dịch của TT Tuệ Sĩ


3/30/2016

Bồ-tát giới xúi dại!


“Nói có sách, mách có chứng”, dưới đây là trích nguyên văn một số giới điều của Bồ-tát giới Đại Thừađể chứng minh Bồ-tát giới xúi dại những người tin theo như thế nào.
Nguyên văn Giới khinh thứ 1 “- GIỚI KHÔNG KÍNH THẦY BẠN
Nếu Phật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc vương, ngôi Chuyễn Luân vương, hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ Giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan. Chư Phật đều hoan hỷ. Ðã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bậc Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, những bậc Ðại đức, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp mà cúng dường, hoặc TỰ BÁN THÂN CHO ĐẾN QUỐC THÀNH CON CÁI, CÙNG BẢY BÁU TRĂM VẬT ĐỂ CUNG CẤP CÁC BẬC ẤY. Nếu Phật tử lại sinh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y theo pháp mà cúng dường, Phật tử này phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Theo luật trên, mọi sự đều phải đúng như giới Bồ-tát quy định: nghĩa làBụt tử phải TỰ BÁN THÂN mà cúng dường cho các Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại đức của Đại Thừa.
Còn nếu bán thân không được thì sao? Thì nếu tín nữ có gặp được ông thầy ma mãnh bảo hiến thân cho thầy là cúng dường, cũng nên hiến thân thôi. Bồ-tát giới dạy thế, cứ thực hành theo như thế mới y theo pháp Đại Thừa.
Còn nếu tín nam tử bán thân không ai mua, gặp mấy ông thầy biến thái bảo hiến dâng thân xác cho thầy để kiếm phước, Bụt tử không chịu y theo pháp hiến dâng cúng dường là phạm ‘khinh cấu tội’, mất giống Bồ-tát cũng nguy.
Còn nếu các ‘bậc ấy’ không biến thái, không đòi hỏi hiến thân, thì tín nam phải bán những thứ khác ‘cho đến quốc thành con cái’ để cúng dường cho các ngài. ‘BÁN QUỐC THÀNH’ là bán cả đất nước như làm gián điệp, hay tay sai cho ngoại bang chẳng hạn. ‘BÁN CON CÁI’ là bán luôn cả con lẫn cái, bán hết, miễn sao đáp ứng y theo pháp của các bậc ấy là giữ tròn giới Bồ-tát.
Còn nếu đại gia trưởng giả không phải bán thân, bán quốc độ, bán con cái thì cúng dường cả ‘BẢY BÁU TRĂM VẬT’ cho các ngài cũng là y theo pháp Đại Thừa, không bị ‘khinh cấu tội’.
Đấy, luật Bồ-tát còn rành rành như thế. Ai nói Bồ-tát giới không xúi dại, nếu không điên nặng cũng thuộc loại khùng nhiều.
Ai không điên, không khùng, không muốn bị xúi dại, muốn là Bậc Hiền trí, Đại tuệ, hãy ghi nhớ kĩ lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn Thích Ca trong kinh điển Nhị Thừa:
“Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ” (Kinh Tăng Chi 2, trang 159)
Theo lời dạy trên có thể hiểu thêm thế này: “Ở đây, này Bồ-tát conBậcÁc trí, Tà tuệ, suy nghĩ tự làm hại mình, nghĩ cách tự làm hại người, nghĩluật tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ không có lợi cho mình, không có lợi cho người, không có lợi cả hai, không có lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Bồ-tát con, là Bậc Ác trí, Tà tuệ”.
Theo giới Bồ-tát, Bụt tử ‘TỰ BÁN THÂN’ có làm hại cho mình không? Lợi cho mình ở chỗ nào?
‘BÁN QUỐC THÀNH, CON CÁI’ có làm hại cho người thân, hại cho đất nước, hại cho cả hai phía không? Lợi cho họ ở chỗ nào? Như vậy mới là từ bi độ tha theo kiểu Đại Thừa ư?
Các Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại Đức nào chấp nhận cúng dường ‘bảy báu trăm vật’ có phải là kẻ giả sư tham lam cùng tận không? Có xứng đáng làm con Phật thiểu dục tri túc không?
Kẻ vẽ ra Bồ-tát giới chế luật làm hại cho người tin theo, hại cho gia đình họ, hại cho đất nước như vậy có phải là ác trí, tà tuệ không?
Những ai còn cố chấp Bồ-tát giới cần ghi nhớ thêm điều này: theo chính văn của bản Bồ-tát giới này, trong phần đầu nơi trang 8 có ghi rõ rành rành: “Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc MỚI THÀNH ĐẠO vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới.”?!
Thế đấy, lúc Phật mới thành đạo còn ngồi dưới cội Bồ Đề, một ông Tỳ-kheo còn chưa có lấy đâu ra có các ông Thượng Tọa, Hòa Thượng, A Xà Lê, Ðại Đức đây? Lúc này hội chúng chưa có một ai, lấy đâu có đệ tử để Bụt Bồ-tát giới xưng ‘Phật tử’ đây? Lúc này Pháp Luân chưa chuyển một ngày lấy đâu ra có Đại Thừa - Tiểu Thừa để Bồ-tát giới bên trọng bên khinh đây?
Rõ ràng chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ biết Bồ-tát giới do kẻ đời sau vẽ ra nhằm phá hoại Phật giáo. Bồ-tát giới không phải tà giới chứ còn là gì nữa. Ai vẫn còn hồ nghi, mời đọc tiếp.
Nguyên văn Giới khinh thứ 6: “- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Nếu Phật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường, TRĂM THỨC UỐNG ĂN, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng BA LƯỢNG VÀNGđều phải cấp hộ cho pháp sư. Mỗi ngày : sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp CHỨ KHÔNG KỂ THÂN. Nếu Phật tử không như thế thời phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
‘Giới không cúng dường thỉnh pháp’ này lại cho thêm một minh chứng rõ ràng cho sự gian ngụy của tổ sư gián điệp chế tác ra Bồ-tát giới.
Các Phật tử Đại Thừa tuy mang danh con Phật Thích Ca, thế nhưng tuân theo giới này chỉ biết cúng dường cho các pháp sư Đại Thừa, cho hội chúng Đại Thừa, và nghe pháp Đại Thừa; còn pháp Nguyên thuỷ, sư Nguyên thuỷ, hội chúng Nguyên thuỷ chánh gốc của Phật Thích Ca thì bị lờ đi, thậm chí phải xem là tà kiến, tà giới không khác gì ngoại đạo (xem thêm giới khinh thứ 8: ‘Cấm trái bỏ Đại Thừa, đi theo Tiểu Thừa’; giới khinh 15: ‘Cấm dạy giáo lý ngoài đại thừa’; giới khinh 24: ‘Giới phải tu theo Đại Thừa, không được tu học theo Nhị Thừa’ v.v...).
Chỉ cần hiểu rõ bấy nhiêu cũng đủ thấy được dã tâm của các tổ sư Bà-la-môn gián điệp muốn phân hoá Đạo Phật, huỷ diệt Nguyên Thuỷ.
Chưa hết, các Bồ-tát con còn phải cúng dường ‘trăm thức uống ăn’ cho những kẻ ăn uống phi thời ngày ba bốn bữa được thỏa mãn đầy đủ, để các ngài được ‘bụng no, bò cưỡi’. Đã vậy, các Bồ-tát con còn phải tuân theo luật ‘tất cả đồ cần dùng giá đáng BA LƯỢNG VÀNG đều phải cấp hộ cho pháp sư’, biến các Pháp sư Đại Thừa trở thành những phú hộ, trưởng giả giàu có, chứ không còn là những người con Phật thiểu dục tri túc.
Nguy hại hơn, các Bồ-tát con ‘chỉ trọng pháp chứ KHÔNG KỂ THÂN’, cho nên các ông thầy Hoà Thượng Thích Dậm Dật, hoặc các ôn A-xà-lê biến thái cứ tha hồ vẽ ra các ‘pháp tà vạy’ rồi bảo các tín nữ hãy hiến thân cho các ngài để được nghe ‘pháp cao siêu’.
Còn tín nam thì tiếc gì thân mạng cứ một lòng làm theo mọi yêu cầu của các ngài để sau khi chết được đến Tây Phương Cực Lạc. Trong lịch sử Phật giáo Đại Thừa không thiếu các trường hợp các Bồ-tát con trở thành thừa sai cho các giả sư xúi bẩy. Các giả sư cũng biết lợi dụng ‘pháp giả’, lôi kéo các tín đồ ‘không kể thân’ cho các mục đích tà vạy của họ.
Rõ ràng Bồ-tát giới đã xúi dại con Phật, tạo điều kiện cho các kẻ xấu lợi dụng để phá hoại Phật giáo. Ai còn bảo Bồ-tát giới là chánh giới mới xứng nói chuyện với ác ma.
Nguyên văn Giới khinh thứ 16 “- GIỚI VÌ LỢI MÀ GIẢNG PHÁP LỘN LẠO
Nếu Phật tử, phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại thừa, thông hiểu nghĩa lý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học kinh luật Đại thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm ý. Nếu Phật tử vì quyền lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo. Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Thử hỏi những ai chấp nhận Bồ-tát giới: các con thiêu thân chúng có dám liều mình ‘hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay cho ‘ánh sáng pháp’ của chúng không? Chúng có thua gì các Bồ-tát xuất gia của Đại Thừa?
Các Bồ-tát xuất gia dám ‘xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói’ có hơn gì những con trâu bò dê ngựa lạc bầy hiến thân cho súc sanh? Thân mạng của Bồ-tát không đáng giá là gì, không hơn loài quỷ đói hay sao lại hiến thân cho ma quỷ?
Rõ ràng chỉ có súc sanh, ma quỷ mới chấp nhận sự hiến thân cúng dường của người khác. Thế nhưng Bồ-tát giới chế luật khiến các Bồ-tát con phải hiến thân cho các pháp sư Đại thừa. Vậy các pháp sư Đại thừa là ai lại chấp nhận Bồ-tát giới và hưởng thọ sự cúng dường như vậy?
Xả thịt hiến thân như vậy liệu có còn sống chăng mà nói Rồi sau mới tuần tự theo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp’. Chánh pháp gì lại xúi dại người ngu như thế?
Bồ-tát giới không xúi dại người tin theo, chứ dạy khôn ở chỗ nào, hỡi những người mê muội? Tinh tấn theo Bồ-tát giới thì sống trong đau khổ, khốn nạn, cho nên Bồ-tát giới chính là pháp luật vụng thuyết của những kẻ giả danh Phật xúi dại đệ tử Phật.
Đức Thích Ca đã dạy rõ trong kinh Nguyên Thuỷ “Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết”? (Kinh Tăng Chi I, trang 73)   
Xuyên suốt trong chánh Kinh và chánh Luật Nguyên thuỷ, Đức Thế Tôn luôn dạy sự hỷ lạc để đi tới giải thoát. Các đệ tử Thanh Văn y theo đây càng tinh tấn càng sống trong an lạc. Rõ ràng Pháp và Luật chính gốc được khéo thuyết. Thế nhưng xuyên suốt Bồ-tát giới và các tam tạng Đại Thừa đều tuyên truyền Nhị Thừa là ‘tiểu thừa, tà kiến, không khác gì ngoại đạo’.
Các tam tạng Đại Thừa đều do các tổ sư gốc Bà-la-môn giới thiệu và tất cả đều coi khinh kinh luật gốc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giống y như các Bà-la-môn thời Phật. Cho nên gọi kinh - luật - luận Đại Thừa là ‘tam tạng Bà-la-môn’ là vì vậy.
Nguyên văn Giới khinh thứ 26 - GIỚI RIÊNG THỌ LỢI DƯỠNG
Nếu Phật tử ở trước trong Tăng phường, lúc sau thấy có khách Bồ Tát Tỳ Kheo đến, hoặc nơi thành ấp nhà cửa của Tăng hay của vua, nhẫn đến chỗ kiết hạ an cư cùng trong đại hội ... chư Tăng ở trước phải rước đến đưa đi, cung cấp cho những đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà, phòng, giường, ghế v.v...
NẾU TỰ MÌNH KHÔNG CÓ, THÌ PHẢI BÁN THÂNBÁN CON CÁI, LÓC THỊT THÂN MÌNH MÀ BÁN, ĐỂ SẮM ĐỒ CUNG CẤP CHO NHỮNG KHÁCH TĂNG ẤY. Nếu có thí chủ thỉnh chúng Tăng thọ trai, khách Tăng có dự phần, vị Tri sự phải theo thứ tự phái khách Tăng đi thọ trai. Nếu chư Tăng ở trước riêng đi thọ trai mà không phái khách Tăng đi, thời vị Tri sự mắc vô lượng tội, không đáng là hàng Sa Môn, không phải dòng Thích Tử, nào khác gì loài súc sinh. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
Phản biện:
Đồng tu tại chỗ còn có thể biết rõ nhau, chứ khách từ nơi khác đến khó lòng biết ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ ấy là thực hay giả. Ấy thế mà Bồ-tát giới lại dạy các Bồ-tát con phải hầu hạ, cúng dường, cung cấp cho khách. E rằng điều này chỉ khiến những kẻ ma mãnh đua nhau làm giả khách tăng để lợi dụng các đệ tử Bụt. Những ai tin theo Bồ-tát giới khốn khổ khốn nạn ở chỗ này.
Không khốn khổ khốn nạn ư? Các Bụt tử ‘Nếu tự mình không có, thì phải bán thân, bán con cái, lóc thịt thân mình mà bán, để sắm đồ cung cấp cho những khách Tăng ấy’ (?), huỷ thân bán tất cả kiểu này không khốn khổ khốn nạn mới kỳ. Một ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ cho dù là thật nhưng chấp nhận thọ hưởng sự hầu hạ cúng dường kiểu này cũng xứng nói chuyện với ác ma. Những người chân chánh làm sao chấp nhận một pháp luật khốn khổ khốn nạn như vậy.
Đức Phật Thích Ca đã dạy trong chánh Kinh Nguyên Thuỷ: “Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh” (Trích ‘Tiểu Kinh Mãn Nguyệt’, số 110, Trung Bộ 3)
Bồ-tát con phải bán thân mình, lóc thịt thân mình mà bán là làm hại mình; bán con cái là làm hại người thân, hại cả hai. Bồ-tát giới dạy những ai tin theo thành những kẻ bất chánh, ngu muội. Ông ‘Bồ-tát Tỳ Kheo’ nào chấp nhận sự thọ hưởng cung dưỡng kiểu này, dù chỉ trên văn tự, cũng thuộc hàng bất chánh tà ma không kém.
Không tà ma ư? Vị tri khách chỉ vì không phái khách tăng (giả?) đi thọ trai mà bị ‘vô lượng tội’, bị chửi không ‘khác gì loại súc sanh’ là sao? Bồ-tát giới coi trọng bao tử của ‘khách tăng’ đến thế ư? Coi khinh tri khách tăng đến thế à? Luật của bậc Trí mà như thế ư! Sàm!
Nguyên văn Giới khinh thứ 44 “- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT
Nếu Phật tử, phải thường nhất tâm thọ trì đọc tụng kinh luật Đại thừa, dùng giấy, vải, hàng, lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho ĐẾN LỘT DA LÀM GIẤY, CHÍCH MÁU LÀM MỰC, LẤY TỦY LÀM NƯỚC, CHẺ XƯƠNG LÀM VIẾT, ĐỂ BIÊN CHÉP KINH LUẬT, dùng vàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội».
Phản biện:
Thứ kinh luật khiến người khác phải lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật’ là kinh luật của Ma vương hay của Chuyển Luân Thánh Vương? Hẳn chỉ có kinh luật của Ác ma mới xúi kẻ khác liều thân như vậy. Sự hy sinh vì giáo lý kiểu này có khác gì những kẻ cuồng tín dám liều thân ôm bom tự sát cho lý tưởng của mình.
Một giáo pháp thực sự cao quý là giáo pháp giúp người giải thoát khỏi mọi khổ đau bằng sự hỷ lạc từ đầu đến cuối, và sự cúng dường tối thượng là thực hành giáo pháp ấy để giải thoát khỏi mọi khổ đau. Chính Đức Thế Tôn đã dạy cho ngài Ananda:
-- Này Ānanda, các cây Sāla song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandārava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột Trời Chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc Trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ānanda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ānanda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ānanda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ānanda, các Người phải học tập như vậy.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, số 16, Trường Bộ)
Bồ-tát giới xúi người khác làm hại mình hại người ‘lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật’ là thứ kinh luật hạ liệt. Bồ-tát giới khiến người khác phải kiếm tìmvàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật là không hiểu sự cúng dường tối thượng, là làm hại cho người tin theo, làm lợi cho những kẻ giả danh Hòa thượng, A-xà-lê.
Ai tin theo kinh luật hạ liệt cũng là người hạ liệt. Ai chấp nhận sự cúng dường hạ liệt cũng là kẻ hạ liệt.
Ai biết cúng dường tối thượng mới chính là đệ tử cao thượng biết đền đáp công ơn vô thượng của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Ai chấp nhận sự cúng dường tối thượng mới là người con Phật chân chánh.
Trong Bồ-tát giới có 10 giới trọng và 48 giới khinh, vì thế còn nhiều các giới tà vạy khác nữa, thế nhưng xét bấy nhiêu thôi cũng đủ cho những người có trí nhận thức thế nào là tà giới Bồ-tát xúi dại.
Hai ngàn năm cả tin mê tín đã quá đủ rồi! Đã đến lúc những người con Phật phải nhận chân thực giả, chánh tà để tự cứu mình và cứu những người thân của mình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Phật Học Khảo Luận
--------------------------
(*) Theo bản dịch Việt của HT Thích Trí Tịnh từ bản chữ Hán của Cưu Ma La Thập. 

3/29/2016

Có linh ứng không?


Hai cư sĩ ngồi thảo luận với nhau. Cư sĩ áo lam đặt vấn đề với cư sĩ áo trắng:
_ Có nhiều người tin rằng nhất tâm cầu nguyện Bụt bà Quan Âm tất sẽ được toại nguyện. Vì “Quán Âm” có nghĩa là lắng nghe tiếng cầu xin của thế gian để cứu giúp. Cậu nghĩ sao?
_ Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng, nếu do nhân cầu xin mà được như ý, thời mọi người đã được hạnh phúc từ lâu rồi. Ông không thấy sao, có lắm đứa trẻ lên ba nói chưa rành nhưng cũng đã biết cầu xin cầu nguyện rồi đấy. Thế nhưng, khốn thay, thế gian có hết những người đau khổ đâu?
_ Đó là do nghiệp của họ.
_ Vậy thì tin vào nghiệp tốt hơn chứ tin vào cầu nguyện liệu có lợi ích gì? Trong kinh điển, Đức Thế Tôn đã nhắc nhở ông Cấp Cô Độc: “Có năm pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là năm? TUỔI THỌ khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời;DUNG SẮC khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; AN LẠC khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; TIẾNG ĐỒN TỐT khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; CÕI TRỜI khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời. Này Gia chủ, năm pháp này, khả lạc, khả ý khó tìm được ở đời. Này Gia chủ, năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này,TA TUYÊN BỐ không phải do nhân CẦU XIN, không phải do nhân ƯỚC VỌNG mà có được. Này Gia chủ, nếu năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời này lại héo mòn vì một lẽ gì? (*)
_ Tuy vậy vẫn có kẻ nói rằng do người ta thiếu chí tâm, chí thành nên lời cầu nguyện không linh ứng.
_ Chuyện đó có khó gì? Ông tưởng chỉ có các ông mới biết thành tâm cầu nguyện chắc? Thử hỏi có bao nhiêu người mua vé số với lòng thiết tha mong cầu Trời, Thần, Tiên, Thánh, Quan Âm Bồ-tát phù hộ cho họ? Thế nhưng, mỗi lần xổ số, hiếm hoi mới có kẻ trúng. Trong khi hàng triệu triệu người khác cũng cầu xin và mong ước, nhưng lại bị quay lưng và đành phải im lặng chấp nhận bán nhà, bán cửa. Ấy vậy mà mọi người vẫn cứ nhắm mắt tin Quan Âm linh thiêng; thánh thần linh ứng. Sao ông không nhận ra sự bất lực của Thần thánh, của Quan Âm nơi vạn triệu người thất bại? Có mê tín không nếu cứ tin vào sự cầu xin ơn trên như vậy?
_ Nhưng trong kinh văn Nguyên thủy, trong 37 Phẩm Trợ Đạo có Năm Căn, Năm Lực với Tín Căn, Tín Lực đi đầu!
_ Đúng vậy, nhưng Tín Căn phải có Tuệ Căn, Tín Lực phải có Tuệ Lực đi kèm, có vậy mới phát sanh Tấn Căn, Tấn Lực tức Chánh Tinh Tấn để giúp mình tu hành giải thoát, chứ không phải mê tín tin xuông cầu danh cầu lợi, thậm chí cầu những việc phi pháp.
_ Thực vậy! Tôi có nghe chuyện một kẻ buôn lậu ma tuý cứ mỗi lần ra đi làm ăn lại thành tâm cầu nguyện Bụt bà Quan Âm phù hộ. Lần nào trót lọt cũng cúng bái linh đình để tạ ơn.
_ Nếu Bụt bà lắng nghe và đáp ứng lời cầu xin, hoá ra bà ta đã nhận hối lộ để thực hiện điều ác! Còn nếu bà ấy không linh ứng, không cứu rỗi, không ‘quán âm’ thì…
_ Cho nên, cuối cùng, kẻ buôn lậu bị vào tù, còn tượng Bụt bà người thân mang đi đâu mất. Tất cả được một bài học: phải tin vào nhân quả, chứ không tin vào những lời dụ dỗ cầu xin vớ vẩn.
_ Nám Mô Quán Thế Âm Bà La Môn!
Phật Giáo Thế Giới
____________________
(*) Kinh Tăng Chi tập 2, chương 4, Phẩm Vua Munda, bài kinh Khả Lạc, trang 379.
-- Trích kinh Đa Giới, Trung Bộ 3, Đức Phật Thích Ca đã dạy một vị thành tựu chánh kiến “biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

3/28/2016

Ngộ nhập tri kiến Phật... giả


Hai cư sĩ đang ngồi thảo luận với nhau trong sân chùa. Cư sĩ thứ nhất vẻ bức xúc:
_ Này huynh, có nhiều kẻ vô đạo đức, phá giới hạnh, thậm chí những đứa con nít miệng còn hôi sữa nhưng đã dám tự xưng “Phật sống” này, “Phật mẫu” kia, vậy mà thiên hạ vẫn cứ nhắm mắt tin theo là sao?
Cư sĩ thứ hai lắc đầu:
_ Đó là do những người ấy tin vào câu nói trong kinh Pháp Hoa – Đại thừa: “Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành”. Họ cũng tin rằng có một Bồ-tát Thường Bất Khinh trong kinh ấy, gặp ai cũng bái lạy xưng tụng “Lạy các ngài tôi không dám khinh thường các ngài, các ngài rồi cũng sẽ thành Phật”. Và họ cũng tin rằng các Bồ-tát có thể hóa thân nhiều hạng người để cứu vớt chúng sanh.
_ Vậy chúng sanh u tối làm sao phân biệt kẻ ‘xấu thật’ với các vị đây? Kẻ ngoại học cứ chỉ bừa mấy kẻ đạo đức giả rồi nói đó là các Bồ-tát thị hiện giúp đời thì sao, có chết người tin theo không? Đức Phật và các Thánh Tăng đâu cần giả làm ai khác nhưng vẫn cứu được người thì sao? Làm như vậy chỉ tổ bắc cầu cho lũ yêu quái mạo xưng Phật. Chẳng lẽ danh hiệu Phật dỏm lắm hay sao mà chúng sanh nào cũng thành được?
Cư sĩ thứ hai đổi giọng nghiêm trang:
_ Chúng sanh gồm những loài nào? Súc sanh, hay ngạ quỷ, hay dạ xoa? Cho nên có người hỏi “Con chó có Phật tánh không?”, một nhà sư phải trả lời lấp liếm lúc ‘có’, lúc ‘không’? Đó là chỗ thấu cáy của bọn phù thủy gián điệp tung ra nhằm hạ thấp danh hiệu cao quý của Đức Thế Tôn, dẫn đường cho lũ ma quỷ giả danh Phật. Trong kinh Nguyên Thủy, Đức Thích Ca Mâu Ni đã tuyên bố rõ ràng: “Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.” [1]
_ Thế đấy, đã là “một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân” thì làm gì có chuyện “chúng sanh đồng Phật tánh”, “chúng sanh là Phật sẽ thành” chứ!
_ Nếu mọi người hiểu điều này, thử hỏi còn con yêu tinh nào dám giả danh Phật, lũng đoạn Phật pháp cho được?
_ Thế ra câu nói của Đại thừa phải sửa lại cho đúng “Ta là Phật đã thành. Các đệ tử là bốn Thánh chúng sẽ thành”.
_ Đúng vậy, đối với con người được làm Thánh thôi đã phước tám mươi đời rồi. Còn các chúng sanh không chân, bốn chân, nhiều chân khác làm sao thành được. Huống hồ ở đây là tánh Phật. Huynh chớ nghe lời xúi dại, xúc phạm đấng Đạo Sư mà mang tội tà kiến.
_ Tôi biết rồi, chỉ có những ông bố điên khùng mới đăng quang cho mọi loài làm cha của con mình, và cũng chỉ có những đứa con ngu dại mới đi nịnh hót mọi người đều làm bố của mình.
_ Đúng lắm! Trong KINH ĐA GIỚI, Số 115, Trung Bộ 3, Đức Thế Tôn đã khẳng định rõ một vị có chánh tri kiến chính là: “Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra’. Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra”.
_ Nếu thế, tin rằng cùng thế giới hiện tại có ngàn vạn Phật là tà kiến ư?
_ Chứ gì nữa, người nào tin kiếp trái đất này có ông Phật thứ hai, thứ ba... là đã rơi vào bẫy của các luận sư gốc Bà-la-môn, vừa vô tình tầm thường hóa danh hiệu Phật, vừa tha hóa chính mình tin theo “Phật giả” mà không biết. Không những thế lại còn tạo cơ hội cho những tên lưu manh lạm xưng làm Phật.
_ Nhưng trong kinh Nguyên Thủy có nói đến sáu vị Phật quá khứ.
_ Đúng vậy, Đức Thế Tôn Tỳ-bà-thi xưa nhất cách nay chín mươi mốt kiếp, Thế Tôn Thi Khí đã cách nay hơn ba mươi mốt kiếp. Khoảng thời gian ba mươi mốt kiếp còn lại là của các vị Phật kế tiếp. Còn trong kiếp hiện tại chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, duy nhất một và chỉ một mà thôi.
_ Tôi hiểu rồi. Thế còn chuyện mấy người tin kinh Pháp hoa của đại thừa hay rêu rao rằng "Các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là vì khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Vấn đề này thực hư thế nào?
_ Chẳng lẽ “tri kiến Phật” tầm thường lắm sao mà chúng sanh nào cũng ngộ nhập được? Huynh nên nhớ, một kế hoạch phá hoại thâm độc trước sau phải ngụy biện cho khéo thì mấy kẻ ngu mới tin. Trong bài kinh “Không Thể Tăng Trưởng”, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã nói rõ từ lâu rồi: “Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba? Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời” [2].
_ Bài kinh ấy có dạy cách diệt tận ba pháp khổ đau già-bệnh-chết không?
_ Không những có mà còn có đầy đủ nữa. Huynh đọc kỹ sẽ biết rõ hơn. Ví dụ đoạn kế tiếp rất cụ thể: “Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận ba pháp thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba? Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết…”.
_ Hiểu và đoạn diệt được tham-sân-si, giải thoát khỏi sanh-già-chết là phước tám mươi mốt đời con người rồi!
_ Pháp nhĩ như thị (Pháp vốn là như thế)!
_ Nhưng có thể những cái lưỡi phù thủy nói rằng họ đã “hội nhập được tri kiến Phật” và cũng biết những điều này thì sao?
_ Thì huynh hãy tặng họ câu hỏi mà các cư sĩ thời Đức Phật như cư sĩ Citta thường hỏi những du sĩ ngoại học khi họ xuyên tạc Phật Pháp.
_ Cư sĩ Citta hỏi thế nào?
“…Thưa Tôn giả, có mười câu hỏi hợp lý này, nếu Tôn giả hiểu ý nghĩa của chúng, thời Tôn giả đấm trả (patihareyyàsi) tôi một đấm cùng với chúng Nigantha. Một câu hỏi, một câu giải thích, một câu trả lời. Hai câu hỏi, hai câu giải thích, hai câu trả lời. Ba câu hỏi, ba câu giải thích, ba câu trả lời. Bốn câu hỏi, bốn câu giải thích, bốn câu trả lời. Năm câu hỏi, năm câu giải thích, năm câu trả lời. Sáu câu hỏi, sáu câu giải thích, sáu câu trả lời. Bảy câu hỏi, bảy câu giải thích, bảy câu trả lời. Tám câu hỏi, tám câu giải thích, tám câu trả lời. Chín câu hỏi, chín câu giải thích, chín câu trả lời. Mười câu hỏi, mười câu giải thích, mười câu trả lời…”[3] Vị nào tin rằng chúng sanh có thể hội nhập “tri kiến Phật” hãy vận dụng kinh văn cải biến, đừng đụng đến kinh Nguyên Thủy xem có trả lời được không?
_ Chắc chắn họ cũng phải im lặng cúi đầu như các Nigantha rồi.
_ Tôi còn hằng trăm câu hỏi khác nữa, nhưng bấy nhiêu cũng đủ để huynh hội nhập kiến tri phân biệt “Phật giả - Phật thật” rồi đấy!
_ Lành thay! Cảm ơn hiền huynh.
Chánh Ngôn
_________________
[1] Kinh Tăng Chi 1, Chương 1, XIII. “PHẨM MỘT NGƯỜI”, trang 47. 
[2] Kinh Tăng Chi 4, Chương 10, bài kinh số 76.
[3] Kinh Nigantha (Ni-kiền-tử) (S.iv,297)


3/27/2016

Ngụ ngôn thế kỷ 21: Cá, Rùa và Cáo


Cá gặp lại rùa mừng vui hớn hở:
_ Chào bác rùa, bác đi đâu bấy lâu không gặp?
_ A Di Đà Phật! Ta đi Tây du hí.
_ Là chỗ nào? Có gì vui?
_ Đó là cõi Tây phương Cực lạc của ngài A Di Đà. Nơi ấy có bảy lớp lưới giăng, có hàng cây, ao, hồ cùng với nhiều thứ châu báu, vàng, bạc, lưu li, xà cừ, trân châu, mã não… Ối thôi, vô lượng vô biên!
_ Có giống “go-tờ gôn” (water world - thế giới nước) ở đây không?
_ Vui hơn nhiều. Đã bảo “cực lạc” có nghĩa là cực kỳ lạc thú cơ mà.
_ Cháu không tin!
_ Hừ! Những kẻ ngu si không thấy, không tin như ngươi suốt đời chỉ ở trong cái vũng nước nhơ nhớp này mà thôi.
_ Cháu có thể đến Tây phương được không?
_ Được chứ!
_ Bằng cách nào?
_ Trước hết cháu phải hoàn toàn tin nơi bác. Sau đó chỉ cần niệm “A mi tò phò” và nhất tâm bám sau đuôi bác là đến liền hè.
Cá tin lời, nhắm một mắt niệm “A mi tò phò”, còn mắt kia mở to cố bơi theo sát rùa. Hấp! Rùa phóng nhanh lên bờ, cá cũng vội vàng cong mình nhảy theo. Phập! Ngay tức khắc cá nằm gọn dưới móng vuốt sắc nhọn của con cáo đứng chực sẵn trên bờ từ lúc nào. Cá cố sức vẫy vùng nhưng vẫn không sao thoát được. Nó chỉ nghe tiếng cáo nói với rùa:
_ Khá lắm rùa, mày là tay sai đắc lực đấy! Hãy kiếm thêm vài con cá ngu dại nữa cho ta!
_ Dạ!
Vừa đáp xong, rùa liền quay đầu lủi nhanh xuống nước mất hút. Cá nhìn theo rùa, nước mắt lưng tròng khóc thương cho sự ngây dại của mình. Trời ơi, ta làm sao báo động cho đồng loại biết đây? “Chớ có tin…” cá cố sức dùng tàn hơi nhép miệng nhưng nó vẫn không sao thốt nổi thành lời.
Cuối cùng cá đành thoi thóp lịm dần trong tiếng cười đắc chí của con cáo già. Nào đã xong chuyện, khổ đau hơn, thần thức của cá còn bị tống thẳng về u minh đọa xứ vì cái tội tà tín, tà kiến.
Thế mới biết: vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ, nhưng cả tin mê tín cũng là cội nguồn của bao nỗi khổ đau.
Thần Biển


3/26/2016

Công đức hộ pháp


Phật dạy: "Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp… Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như Gia chủ Anāthapiṇḍika đã khéo bác bỏ” (Kinh ‘Kiến’, AN X:93)
Ý kiến:
Như bài kinh “Kiến” ghi lại, gia chủ Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) muốn đến yết kiến Thế Tôn nhưng vì còn quá sớm nên ông ghé qua khu vườn của các du sĩ ngoại đạo. Tại đây các du sĩ ngoại đạo đã nêu các kiến chấp sai lầm của mình về thế giới cũng như về Như Lai, và họ đã bị cư sĩ Cấp Cô Độc phản bác một cách xác đáng.
Sau đó ông Cấp Cô Độc trình lại Đức Thế Tôn và được Ngài tán dương, không những thế ông còn được nêu gương trước Tăng chúng. Ngay cả với các vị trưởng lão Tỷ-kheo có đầy đủ 100 năm công đức tu hành, những vị này vẫn cần phải thường thường bác bỏ các ngoại đạo với sự ‘khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp’ để xương minh bảo vệ Đạo Pháp.
Bởi, 100 năm tu hành nghiêm túc cho riêng mình là rất đáng quý, nhưng việc bác bỏ các tà kiến xuyên tạc Chánh Đạo nhằm bảo vệ Chánh Pháp cũng rất quan trọng và cao quý không kém. Đây vừa là trách nhiệm vừa là công đức của người con Phật.
Các Phật tử chân chánh phải biết ‘khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp’, điều này có nghĩa phải dựa vào những lời dạy đích thực của Đức Thế Tôn làm cơ sở, chứ không nói chung chung, vô căn cứ. Bởi những kẻ ngu si thường rất cuồng tín với đức tin của mình, một khi đã tin vào điều gì họ sẽ bám chặt lấy tín ngưỡng ấy cho dù có được nghe lời ngay ý phải.
Thế gian thường mỉa mai ‘đàn gảy tai trâu’ hay ‘nước đổ đầu vịt’ và bảo nhau ‘nói chuyện với đầu gối’ cũng trong ý nghĩa này. Do vậy nếu ‘khéo bác bỏ’ bằng chính lời Phật dạy, người trí sẽ nhận thức được ngay và sẽ ủng hộ, còn người mê tín cũng bớt cãi ngang cãi bướng, tranh luận vô ích. Riêng đối với hạng cuồng tín cố chấp hoặc vô tâm thì… miễn bàn.
Trích kinh ‘Vajjiyamāhita’ kế tiếp. Phật dạy"- Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh Pháp… Phàm Tỷ-kheo nào, đã lâu ngày với trần cấu ít trong Pháp và Luật này, vị ấy hãy như vậy bài bác các du sĩ ngoại đạo với sự khéo bài bác nhờ Chánh Pháp, như Gia chủ Vajjiyamāhita đã làm” (AN X:94)
Ý kiến:
Gia chủ Vajjiyamāhita cũng như gia chủ Anāthapiṇḍika đều thực hành công đức hộ pháp, bác bỏ tà pháp, bảo vệ chánh pháp nên được Đức Thế Tôn khen ngợi và nêu gương.
Cần nói ngay, người Phật tử chân chính rất tôn trọng đức tin và tín ngưỡng của người khác, không gây gổ đả kích vô cớ để gây thù chuốc oán với bất cứ ai. Thế nhưng trước các tà kiến, tà pháp phá hoại Đạo Phật, xuyên tạc Tam Bảo thì mỗi người con Phật phải có trách nhiệm nêu rõ phải trái, trắng đen, chánh tà để gạn đục khơi trong, vàng thau phân định.
Ngay thời Phật các ngoại học luôn tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để phá hoại Đạo Phật, kể cả việc họ giả danh lời Phật hoặc giả dạng Tăng Ni để lũng đoạn từ bên trong. Cho nên sau khi Đức Phật nhập diệt, một chiều tin tưởng tất cả các luận sư Bà-la-môn cùng các ‘tam tạng’ do họ giới thiệu là một sự cả tin ngây thơ đến độ mù quáng.
Qua hàng ngàn năm ‘bóng ma’ của các tổ sư gián điệp gốc Bà-la-môn đã bao trùm và phong tỏa tâm linh của biết bao thế hệ Phật tử. Nhận thức Phật pháp trải qua hàng thế kỷ cũng đã bị các giả sư gốc Bà-la-môn biến thái cải biên quá nhiều. Do vậy việc nhận chân và chỉ rõ ‘bộ mặt thật nham hiểm’ của các tổ sư gián điệp cùng các tà kinh ngụy trá hoàn toàn không đơn giản.
Muốn có tri kiến đúng đắn biết rõ đâu là Chánh đạo, đâu là ngụy đạo giả danh, tức ‘đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh’, phải có ‘đoạn nghi thanh tịnh’. Muốn có đoạn nghi thanh tịnh, phải có ‘tri kiến thanh tịnh’. Muốn có tri kiến thanh tịnh, phải có ‘tâm thanh tịnh’. Muốn có ‘tâm thanh tịnh’, phải có ‘giới thanh tịnh’ (Kinh Trạm Xe, MN24)
Do vậy, chỉ có các Tỷ-kheo ‘đã lâu ngày trần cấu ít’, có giới hạnh thanh tịnh mới có ‘đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh’, mới có đủ tuệ lực để thấy rõ đâu là chánh kinh, đâu là tà kinh, đâu là chân Tăng, đâu là ngụy tổ. Chính các vị này mới đủ sức vượt qua ‘bóng ma’ của các tổ sư gián điệp để nêu rõ phải trái, trắng đen, thắng liệt, chánh tà.
Hơn bao giờ hết các Tăng Ni Phật tử phải trau dồi giới hạnh thanh tịnh, để có tâm thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, nhờ vậy mới có thể phân biệt rõ chánh đạo Phật pháp và tà pháp giả danh, mới tu đúng đường, mới mong giải thoát thực sự.
Đồng thời các Phật tử còn phải khéo dựa vào Chánh Pháp để bác bỏ tà pháp giả danh, bảo vệ xương minh đúng Phật pháp, tạo lập công đức hộ pháp. Trách nhiệm và công đức cao quý này đến cả những vị Trưởng lão có ‘đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này’ còn phải thường xuyên thực hiện, huống hồ với những Thánh cư sĩ như Anāthapiṇḍika, Vajjiyamāhita; huống hồ với tất cả con Phật.
Mỗi Phật tử hãy theo lời Phật dạy, tích cực bác bỏ tà pháp, bảo vệ đúng Chánh Phật Pháp để tự cứu chính mình và cứu cho những người thân của mình! Đây là công đức Từ Bi!
Có cứu lấy Chánh Pháp, mới được Chánh Pháp soi đường cứu thoát; giao duyên với pháp tà, tất sẽ bị pháp tà cuốn trôi. Đây là luật nhân quả!
Cula Dhammapala